Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, cùng với định hƣớng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng của khu vực, môi trƣờng làm việc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc đánh giá là chuyên nghiệp, luôn đề cao hiệu quả công việc. Kết quả khảo sát cho thấy có 74% đánh giá Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp và rất chuyên nghiệp, 20% đánh giá mức bình thƣờng. Trong đó, nhóm nhân viên làm cho Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam có mức độ đánh giá chuyên nghiệp, rất chuyên nghiệp khá cao. Trong phần ý kiến khác, nhóm nhân viên này cũng chỉ ra việc xây dựng quy trình chuẩn hóa ở các bƣớc, ý thức tuân thủ quy trình quy định cao là một trong những điểm làm cho họ thấy ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chuyên nghiệp hơn so với môi trƣờng làm việc trƣớc đây. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ là 6% vẫn cảm thấy môi trƣờng làm việc thiếu chuyên nghiệp. Trong bảng khảo sát có câu hỏi dành cho nhóm nhân viên của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam về việc khi bƣớc vào môi trƣờng làm việc mới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, nhân viên có cảm thấy bị ngợp không. 82% nhân viên đƣợc khảo sát trả lời là không. Đạt đƣợc điều này là nhờ trong giai đoạn chuẩn bị sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã chú trọng công tác đào tạo nhân sự nhằm hạn chế mâu thuẫn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sau khi sáp nhập. Chƣơng trình “Hợp nhất để phát triển” đã đƣợc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tổ chức nhằm tập huấn cho nhân viên của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam về thay đổi hệ thống kế toán, hệ thống nghiệp vụ cũng nhƣ đảm bảo cho quá trình tƣơng tác giữa nhân viên mới và cũ nhằm xây dựng môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp, cởi mở. Về mức độ hài lòng, có đến 76% nhân viên đƣợc khảo sát cho ý kiến từ hài lòng trở lên. Điều này cho thấy xét về tổng thể, môi trƣờng làm việc mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín xây dựng đƣợc nhân viên đánh giá cao. Đây
là một trong những yếu tố quan trọng giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp đặc trƣng, thu hút và giữ đƣợc chân nhiều nhân viên giỏi, có tiềm năng gắn bó lâu dài.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có sự phân định rõ ràng trong các mối quan hệ ứng xử giữa đồng nghiệp, giữa cán bộ quản lý với nhân viên và giữa nhân viên với khách hàng. Trong đó, mối quan hệ đồng nghiệp với nhau về cơ bản đƣợc các nhân viên đánh giá là hài lòng trở lên, khi tỷ lệ này ở mức 66%. Một số nhân viên làm ở các vị trí chạy theo doanh số, có tính cạnh tranh cao thƣờng chọn mối quan hệ này ở mức độ bình thƣờng, thậm chí không hài lòng. Văn hóa ứng xử giữa cấp trên và cấp dƣới ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc đánh giá là cởi mở, thân thiện. Mặc dù vậy, phong cách làm việc giữa cấp trên và cấp dƣới vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những chi nhánh có sự thay đổi lãnh đạo từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sang chi nhánh của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trƣớc đây. Đây cũng chính là vấn đề mà bản thân các chi nhánh trong quá trình hoạt động phải tự khắc phục và cũng là yếu tố để đánh giá tầm của ngƣời lãnh đạo. Điều này làm cho chỉ có 52% nhân viên đƣợc khảo sát cảm thấy hài lòng về mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên. Một bộ phận không nhỏ nhân viên từ Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam chuyển qua cảm thấy khó gần gũi với lãnh đạo mới từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chuyển qua. Đôi khi nhân viên vẫn còn cảm thấy khó xử khi có mâu thuẩn trong chỉ đạo giữa lãnh đạo mới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chuyển qua và lãnh đạo cũ của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam giữ lại. Văn hóa giao tiếp với khách hàng đƣợc cụ thể hóa qua mô hình 5T mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín xây dựng. Mô hình 5T bao gồm 5 yếu tố sau: (1) thƣơng hiệu thân thiện, (2) tác phong chỉnh chu, (3) thái độ tận tâm, (4) tri thức đầy đủ và (5) thao tác chuyên nghiệp. Đây là mô hình mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín triển khai và đƣợc xem nhƣ là một trong những tiêu chí dể đánh giá nhân viên.
Chính sách lƣơng thƣởng, chính sách đào tạo cũng nhƣ định hƣớng phát triển cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc nhân viên đánh giá khá
cao khi tỷ lệ nhân viên hài lòng trở lên chiếm đến 80% tổng số nhân viên thực hiện khảo sát. Đặc biệt nhóm nhân viên từ Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam chuyển qua phần lớn cảm thấy rất hài lòng. Nguyên nhân làm cho họ hài lòng về chính sách lƣơng thƣởng vì qua đây họ đƣợc hƣởng chính sách lƣơng thƣởng tốt hơn so với ngân hàng cũ, hoạt động đào tạo cũng đƣợc chú trọng với chƣơng trình “Hợp nhất để phát triển” cũng nhƣ phần lớn nhân viên đều đƣợc định hƣớng phát triển lâu dài gắn bó với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận nhân viên cảm thấy không hài lòng về chính sách lƣơng thƣởng với tỷ lệ tƣơng ứng là 5%. Nguyên nhân là do họ cảm thấy các chỉ tiêu công việc đƣợc đặt ra quá cao trong khi mức lƣơng đƣợc trả chƣa tƣơng xứng, bên cạnh đó, tính đào thải của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là khá lớn bởi khi không đạt đƣợc chỉ tiêu trong khoảng thời gian xác định thì có thể bị sa thải hoặc đề nghị xin nghỉ việc.