HÀNG TẠI VIỆT NAM
Hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và M&A ngân hàng thƣơng mại nói riêng tại Việt Nam chƣa có văn bản pháp lý riêng quy định cụ thể mà chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Hiện nay, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tƣ đều có điều khoản quy định về hoạt động M&A doanh nghiệp. Trong đó:
Bộ luật Dân sự năm 2015, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017 có điều khoản quy định về hoạt động hợp nhất, sáp nhập pháp nhân. Tại điều 88 Bộ luật Dân sự 2015, hợp nhất pháp nhân là các pháp nhân có thể hợp nhất thành pháp nhân mới. Kể từ khi pháp nhân mới thành lập, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các pháp nhân cũ sẽ đƣợc chuyển giao cho pháp nhân mới. Cũng tại Bộ luật này, điều 89 quy định về hoạt động sáp nhập pháp nhân. Theo đó, một pháp nhân có thể đƣợc sáp nhập và một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân đƣợc sáp nhập chấm dứt tồn tại, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân dƣợc sáp nhập đều đƣợc chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. Những quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 đã tạo ra khung pháp lý mở hơn cho hoạt động hợp nhất, sáp nhập khi bỏ đi quy định bắt buộc hoạt động hợp nhất, sáp nhập phải đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân cùng loại.
Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014 đề cập đến sáp nhập doanh nghiệp nhƣ là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”, xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Các công ty cùng loại hoặc khác loại có thể sáp nhập lại với nhau. Các vấn đề về quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông cũng đƣợc quy định rõ trong Luật này. Khoản 2, điều 194 và khoản 2, điều 195 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ về thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Quy định nào tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động nắm đƣợc thủ tục pháp lý để thực hiện hoạt động M&A. Ngoài ra, để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trƣờng, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định về hành vi tập trung kinh tế sau khi hợp nhất, sáp nhập. Tại khoản 2, điều 194 và khoản 3 điều 195, Luật này cấm các trƣờng hợp các công ty hợp nhất, nhận sáp nhập có thị phần trên 50%.
Luật Cạnh tranh 2004 đƣa ra các quy định liên quan đến sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp trong nội dung về tập trung kinh tế. Điều 17 của Luật Cạnh tranh 2004 quy định rõ các khái niệm liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp. Trong đó, sáp nhập doanh nghiệp là “việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. Khoản 2 điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định “hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. Tại khoản 3, điều 17 của Luật Cạnh tranh 2004, “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Luật Cạnh tranh 2004 đề cập đến hoạt động mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp trong nội dung tập trung kinh tế để kiểm soát việc hình thành nên các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thao túng thị trƣờng, gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông qua việc đánh giá thị phần, luật này cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất chiếm trên 50% thị trƣờng liên quan, trừ trƣờng hợp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp, thị phần kết hợp trên thị trƣờng của các doanh nghiệp tham gia hành vi tập trung kinh tế dƣới 30% hoặc vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định thì các doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc cho Cục Quản lý cạnh tranh. Đồng thời, Luật cũng quy định bắt buộc đại diện hợp pháp của các doanh
nghiệp sau tham gia tập trung kinh tế chiếm thị phần 30 – 50% thị trƣờng liên quan phải thực hiện thủ tục thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh trƣớc khi tiến hành tập trung kinh tế.
Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN là văn bản pháp luật duy nhất quy định về hoạt động M&A đối với các ngân hàng thƣơng mại. Đƣợc ban hành vào ngày 11/02/2010, thông tƣ này đƣợc xem nhƣ là cơ sở pháp lý, hƣớng dẫn thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Thông tƣ này quy định rõ các nội dung liên quan đến điều kiện để các tổ chức tín dụng đƣợc tham gia M&A. Bên cạnh đó, thông tƣ này cũng quy định rõ về trình tự và thủ tục xử lý, hồ sơ đề nghị M&A cũng nhƣ đề án M&A để giúp các tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng thƣơng mại hiểu và nắm đƣợc các thủ tục pháp lý nhằm thực hiện hoạt động M&A. Sự ra đời của Thông tƣ vào năm 2010 cơ bản đã tạo ra đƣợc hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, hiện nay thông tƣ này đƣợc xem là khá cũ chƣa còn phù hợp với xu hƣớng M&A của các ngân hàng thƣơng mại trong thời gian tới.
Nhƣ vậy, việc có nhiều văn bản pháp lý khác nhau đƣa ra các quy định về hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thƣơng mại nói riêng chƣa thực sự tạo ra hành lang thuận lợi cho hoạt động M&A phát triển. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động M&A ngân hàng thƣơng mại không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thƣơng mại mà còn có thể diễn ra với các tổ chức khác trong và ngoài nƣớc, vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện các thƣơng vụ M&A trong thời gian tới.
2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2017
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” đƣợc ra đời với một trong những mục tiêu đƣợc đề ra là xử lý các ngân hàng thƣơng mại yếu kém thông qua hoạt động hợp nhất, sáp nhập. Sau khi thực hiện thành công 7 thƣơng vụ M&A với sự tham gia của 16 ngân hàng thƣơng mại, hệ thống ngân hàng đã giảm bớt 10 ngân hàng thƣơng mại (PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn & ctg, 2017).
Điều này góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các ngân hàng thƣơng mại nhỏ, hoạt động yếu kém, từ đó nâng cao tính ổn định của hệ thống, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.
Trong giai đoạn 2014 - 2017, chỉ có 03 thƣơng vụ đƣợc thực hiện thành công vào năm 2015. Đầu tiên là thƣơng vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 5/2015. Đến tháng 8 năm 2015, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đã nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kong. Sau đó 2 tháng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chính thức đƣợc NHNN phê duyệt thông qua việc nhận sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Về cơ bản, hoạt động M&A ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2017 thông qua việc xử lý các ngân hàng yếu kém bằng biện pháp M&A đã góp phần nâng cao “sức khỏe” hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng tham gia vào các thƣơng vụ M&A cũng đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan khi tăng trƣởng thần tốc về quy mô tài sản, vốn, nhân sự và mạng lƣới hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong đó, chủ yếu về mặt quy mô, các ngân hàng sau khi nhận sáp nhập thƣờng phải trải qua thời gian dài để ổn định do những hạn chế của quá trình sáp nhập mang lại nhƣ biến động nhân sự, sức khỏe ngân hàng bị sáp nhập kém…Trong 03 thƣơng vụ sáp nhập diễn ra năm 2015, thƣơng vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân Hàng TMCP Phƣơng Nam đƣợc xem nhƣ là một thƣơng vụ điển hình về những hậu quả của việc sáp nhập. Nguyên nhân là do sau 2 năm sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín vẫn còn có quá nhiều vấn đề tồn tại nhƣ lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng, nợ xấu tăng cao, bị đƣa vào diện phải tái cơ cấu…
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu trƣờng hợp sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân Hàng TMCP Phƣơng Nam nhằm đánh giá về hoạt động hậu sáp nhập của các ngân hàng thƣơng mại, trong đó, tập trung về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng theo mô hình CAMEL cũng nhƣ những yếu tố liên quan đến văn hóa doanh nghiệp và nhân sự. Từ đây, đề tài sẽ đƣa ra những giải pháp, đề xuất,
kiến nghị giúp các ngân hàng thƣơng mại hạn chế, khắc phục những tác hại của việc sáp nhập đến hoạt động ngân hàng.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI SÀI GÒN THƢƠNG TÍN VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM
2.3.1. Giới thiệu NHTMCP Sài Gòn thƣơng tín và NHTMCP Phƣơng Nam trƣớc khi sáp nhập trƣớc khi sáp nhập
2.3.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
Tên gọi: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
Tên tiếng Anh: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
Trụ sở: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Website: https://www.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín.com.vn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc thành lập vào ngày 05/12/1991 theo Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc cấp. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc chuyển thể từ Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập với Hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Hợp tác xã Thành Công, Hợp tác xã Lữ Gia với mức vốn ban đầu chƣa đến 3 tỷ đồng. Sau 10 năm kể từ này thành lập, khi quy mô nguồn vốn đƣợc tăng dần lên 190 tỷ vào năm 2001, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã có những thay đổi mạnh mẽ nhƣ mở rộng mạng lƣới chi nhánh đến 20 tỉnh thành cả nƣớc, xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng trên khắp thế giới… Ngày 12/07/2006 đƣợc xem là dấu mốc lịch sử đáng nhớ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín khi trở thành ngân hàng thƣơng mại đầu tiên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín còn trở thành ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đầu tiên khai trƣơng chi nhánh ở nƣớc ngoài Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Lào và một năm sau là chi nhánh mới ở Campuchia, hoàn thành chiến lƣợc phát triển toàn bán đảo Đông Dƣơng. Đây là một trong những
bƣớc đi để Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín vƣơn mình trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng theo định hƣớng đặt ra.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trƣớc khi sáp nhập có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản trị, năng lực chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trƣớc khi sáp nhập là 9 ngƣời, ban kiểm soát là 3 ngƣời và Ban điều hành là 20 ngƣời. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có 12.608 ngƣời lao động, làm việc tại 428 điểm giao dịch trong nƣớc và 11 điểm giao dịch nƣớc ngoài. Hệ thống cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín phù hợp với quy mô hoạt động, có tính chuyên môn hóa cao, đảm bảo tách bạch chức năng và giảm xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín luôn đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân hàng đầu Việt Nam xét về quy mô hoạt động cũng nhƣ vốn và mạng lƣới hoạt động. Cuối năm 2014, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là 12.425 tỷ đồng, thuộc khối NHTMCP lớn của hệ thống. Mạng lƣới chi nhánh giao dịch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín lên đến 428 điểm giao dịch, trong đó, tại việt Nam là 418 điểm giao dịch và 11 điểm giao dịch ở nƣớc ngoài. Đồng thời, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín cũng liên tục nhận đƣợc các giải thƣởng danh giá liên tục hàng năm nhƣ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam…
2.3.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
Tên gọi: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM Tên tiếng Anh: SOUTHERN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SOUTHERN BANK
Trụ sở: 279 Lý Thƣờng Kiệt, phƣơng 15, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 1993 với số vốn khiêm tốn ban đầu 10 tỷ đồng. Vào năm 1997, trƣớc chủ trƣơng xây dựng hệ thống ngân hàng thƣơng mại vững mạnh, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã xác định định hƣớng phát triển trở thành ngân hàng đa sở hữu lớn mạnh theo mô hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Do đó, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã thực hiện
hàng loạt các thƣơng vụ sáp nhập với các ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003: (1) Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đồng Tháp (1997), (2) sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam (1999), (3) mua lại Quỹ tín dụng nhân dân Định Công, Thanh Trì, Hà Nội (2000), (4) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông thôn Châu Phú (2001) và (5) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông thôn Cái Sắn, Cần Thơ (2003). Cùng với quá trình phát triển không ngừng nghỉ, từ một ngân hàng với số vốn 10 tỷ và chỉ có 1 Hội sở và 1 chi nhánh thì đến năm 2013, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã đạt vốn điều lệ hơn 4,000 tỷ đồng và đã có 141 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nƣớc. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đƣợc xây dựng đầy đủ các chức năng, bộ phận theo yêu cầu luật định cũng nhƣ phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng. Nhân sự cao cấp của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam gồm 3 ngƣời thuộc HĐQT, 3 ngƣời thuộc Ban kiểm soát và 11 ngƣời nằm trong Ban điều hành. Đội ngũ lao động của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trƣớc khi sáp nhập là 2,902 ngƣời. Đến 01/10/2015, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín.
2.3.2. Quá trình sáp nhập giữa NHTMCP Sài Gòn thƣơng tín và NHTMCP Phƣơng Nam Phƣơng Nam
2.3.2.1. Giới thiệu về đề án sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân Hàng TMCP Phương Nam
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm hoạt động của hệ thống các TCTD an toàn, tuân thủ theo các quy định pháp luật. Tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, phấn đấu về cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo của NHNN. Trƣớc tính hình đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín với