Thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại (Trang 64 - 78)

đoạn 2014– 2017

2.4.2.1. Mức độ an toàn vốn:

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của các ngân hàng chính là mức độ an toàn vốn đƣợc thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều rủi ro, để đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động của mình cũng nhƣ bù đắp đƣợc tổn thất tiềm năng.

Là một trong những NHTMCP hàng đầu của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín luôn chú trọng đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động nhằm phát triển bền vững trong tƣơng lai. Một trong những minh chứng cho định hƣớng đó là việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín luôn tuân thủ quy định về hệ số CAR.

Biểu đồ 2.1: Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Sacombank giai đoạn 2014 - 2017

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2014, 2015, 2016, 2017

Mặc dù luôn tuân thủ quy định về hệ số CAR lớn hơn 9% nhƣng có thể thấy rõ sự tác động của thƣơng vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã làm cho chỉ tiêu này của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín biến động mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Trƣớc khi sáp nhập, hệ số CAR của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đạt mức 11% nhƣng sau khi sáp nhập giảm mạnh xuống chỉ còn 9.51%. Thƣơng vụ sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam làm cho vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên, mức tăng của vốn không bù đủ cho mức tăng của tài sản đã điều chỉnh rủi ro. Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trƣớc khi sáp nhập là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong ngành ngân hàng với số liệu trong báo cáo thƣờng niên 2014 là 5.92% và đây là một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam nằm trong nhóm ngân hàng bị sáp nhập theo định hƣớng của NHNN. Dựa trên hệ số CAR có thể thấy việc sáp nhập giữa Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín do chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Sau khi sáp nhập, bản thân Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín cũng thấy đƣợc vấn đề về chất lƣợng tài sản nên trong đề án tái cơ cấu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã chỉ rõ ƣu tiên trong việc cải thiện chất lƣợng tài sản, đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề, hạn chế cấp tín dụng ở một số lĩnh vực ngành nghề có dƣ nợ cao và rủi ro cao nhƣ các khoản cho vay liên quan đến bất động sản, tập trung xử lý các khoản nợ có vấn đề dƣới dạng bán cho VAMC hoặc xử lý thông qua công ty Quản lý tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Với định hƣớng đó, hệ số CAR của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín dần đƣợc cải thiện khi tăng nhẹ từ 9.51% năm 2015 lên 9.61% năm 2016 và đạt đƣợc mức ấn tƣợng 11.3% năm 2017. Đây có thể xem nhƣ là kết quả khả quan bƣớc đầu mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã đạt đƣợc trong đề án tái cơ cấu sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

2.4.2.2. Chất lượng tài sản

Ngân hàng thƣơng mại là một trong những trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Mặc dù theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nhƣng ngân hàng thƣơng mại luôn phải cân đối với yếu tố rủi ro nhằm hạn chế trƣờng hợp đổ vỡ. Vì vậy, việc đánh giá chất lƣợng tài sản là một nội dung quan trọng trong đánh giá hoạt động của ngân hàng. Khi phân tích hệ số CAR của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong nội dung về mức độ an toàn vốn, phần nào cũng phản ánh chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trƣớc và sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam có nhiều biến động.

Bảng 2.1: Tình hình dƣ nợ cho vay, tổng tài sản và tỷ trọng dƣ nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2014 – 2017

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Dƣ nợ cho vay 124,576 180,593 193,098 222,947 44.97 6.92 15.46 Tổng tài sản 188,678 290,364 329,187 368,469 53.89 13.37 11.93 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay (%) 66.03 62.20 58.66 60.51 -5.80 -5.69 3.15

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2014, 2015, 2016, 2017

Theo bảng 2.1, cho thấy: tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín năm 2015 đạt 290,364 tỷ đồng, tăng 53.89% so với năm 2014. Nguyên nhân đầu tiên làm cho tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng đột biến là do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam với giá trị tài sản sáp nhập theo báo cáo tài chính cuối năm 2014 là 82,068 tỷ đồng. Nguyên nhân tiếp theo, mặc dù trong giai đoạn sáp nhập nhƣng với nguyên tắc tiếp tục duy trì hoạt động, bản thân Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đạt mức tăng tổng tài sản 18.2% và đạt 133.1% so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy bản thân Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau khi sáp nhập vẫn tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô từ tiềm lực hiện tại và kết hợp với sáp nhập để tạo ra một ngân hàng lớn mạnh hơn.

Trong tổng tài sản, khoản mục chiếm tỷ trọng cao của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là dƣ nợ cho vay. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, có thể thấy Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đang đẩy mạnh các hoạt động khác thay vì quá phụ thuộc vào hoạt động cho vay điều này đƣợc thể hiện qua sự biến động của tỷ trọng dƣ nợ cho vay và tốc độ tăng trƣởng cho vay trong giai đoạn 2014 – 2017. Năm 2015, dƣ nợ cho vay đang chếm 62.2% tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong khi trƣớc khi sáp nhập tỷ lệ này ở mức 66%. Trái ngƣợc với tỷ trọng dƣ nợ cho vay giảm xuống sau khi sáp nhập năm 2015, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay năm 2015 ở mức khá cao lên đến 44.97%. Nguyên nhân là do sáp nhập toàn bộ giá trị dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam vào dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, đồng thời, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín vẫn tiếp tục duy trì hoạt động cho vay với mức tăng 17.4%. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng tỷ lệ dƣ nợ cho vay thấp là bởi vì trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, dƣ nợ cho vay chỉ chiếm 52.5% tổng tài sản. Sau khi sáp nhập, với định hƣớng tái cơ cấu ngân hàng theo hƣớng tập trung nâng cao chất lƣợng tài sản, phát triển bền vững, ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã tiến hành bán một lƣợng lớn các khoản nợ xấu, đồng thời, tập trung thu hồi nợ, chỉ phát triển cho vay ở những lĩnh vực ít rủi ro hoặc theo chính sách khuyến khích hỗ trợ vốn của Nhà nƣớc nhƣ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ… Điều này làm cho tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín năm 2016 ở mức thấp, chỉ đạt 6.92%, tƣơng ứng với giá trị khoản mục dƣ nợ cho vay vào thời điểm cuối năm là 193,098 tỷ đồng. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay cuối năm 2016 giảm mạnh xuống chỉ còn lại 58.66%, giảm 5.69% so với năm 2015. Mặc dù tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, nhƣng đến năm 2017 cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế cùng với việc đƣa ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng mục tiêu, dƣ nợ cho vay đạt 222,946 tỷ đồng, tăng ấn tƣợng 15.46% so với năm 2016. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản cũng tăng 60.51% trong năm 2017. Điều này cho thấy hoạt động cho vay đang dần trở lại quỹ đạo với quy mô tăng lên có kế hoạch, tỷ trọng dƣ nợ cho vay ở mức phù hợp với chính sách phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, từ đó, góp

phần không nhỏ cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau khi sáp nhập.

Biểu đồ 2.2 cho thấy chất lƣợng tài sản của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong giai đoạn 2014 – 2017 dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu. Trong giai đoạn 2014 – 2017, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có nhiều biến động, đặc biệt tăng cao từ sau khi sáp nhập. Trƣớc khi sáp nhập, năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ở mức thấp, đạt 1.57% dƣ nợ cho vay thấp hơn 5% so với quy định của NHNN. Trong bối cảnh nợ xấu là nỗi ám ảnh của phần lớn các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín luôn duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, trong đó, năm 2014, tỷ lệ này chỉ ở mức 1.18%, thấp hơn 3% mức quy định của NHNN. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trƣớc khi sáp nhập rất quan tâm đến việc đảm bảo chất lƣợng tài sản, từ đó đảm bảo cho việc phát triển bền vững của ngân hàng. Không chỉ tuân thủ quy định đảm bảo an toàn tài sản theo NHNN, ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trƣớc khi sáp nhập cũng đã xem xét việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel 2 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sụt giảm nghiêm trọng sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Cụ thể, cuối năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng lên đến 6.41% và tỷ lệ nợ xấu lên đến 6%. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao đột ngột là chủ yếu là do gộp chung với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Theo báo cáo trong đề án sáp nhập đƣợc NHNN thông qua, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam cuối năm 2014 lên đến 5.92% - con số cao hơn nhiều so với mức quy định 3% của NHNN. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng về nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong thực tế có khi còn cao hơn trên báo cáo bởi trong Đại hội đồng cổ đông đƣợc tổ chức đầu năm 2016, Chủ tích HĐQT phải thừa nhận sau khi sáp nhập, đánh giá lại tài sản mới thấy mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ xấu, nợ quá hạn mà Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam

để lại. Đây cũng chính là lý do làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín năm 2016 tiếp tục tăng lên, lần lƣợt là 7.97% và 6.68% mặc dù ngay sau khi sáp nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã quán triệt đề án tái cơ cấu ngân hàng với mục tiêu hàng đầu là xử lý nợ xấu, nợ quá hạn. Sang năm 2017, một trong những thuận lợi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong việc xử lý nợ xấu đó chính là sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu mà trong đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là ngân hàng đƣợc lựa chọn để áp dụng thí điểm. Nghị quyết này đã tạo ra hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản cấn trừ nợ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã xử lý đƣợc 19.665 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm 2017 mà 15.365 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách, quy trình và cơ chế quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế đã giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này đã giúp giảm tỷ lệ nợ quá hạn về còn 4.99% và tỷ lệ nợ xấu là 4.5% trong năm 2017. Nhƣ vậy, có thể nói, mặc dù đã đƣợc cảnh báo trƣớc thông qua quá trình xây dựng đề án sáp nhập nhƣng rõ ràng chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam là một thách thức cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong thời kỳ hậu sáp nhập. Nếu không nhờ có sự thông thoáng về hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng cũng nhƣ không có sự quán triệt trong đề án tái cơ cấu hậu sáp nhập và những thay đổi cần thiết trong hoạt động thì chắc chắn chất lƣợng tài sản sẽ là vấn đề hết sức nghiêm trọng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín hậu sáp nhập.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 - 2017

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2014, 2015, 2016, 2017

2.4.2.3. Năng lực quản lý

Con ngƣời trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực quản lý của ngân hàng. Sau khi thƣơng vụ sáp nhập hoàn thành, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chứng kiến sự thay máu HĐQT cũng nhƣ Ban lãnh đạo ngân hàng. Trong đề án sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, nội dung về nhân sự cao cấp đƣợc trình bày chi tiết, cụ thể. Theo đó, cơ cấu nhân sự cao cấp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc giữ nguyên, bổ sung thêm các cá nhân có năng lực quản trị và chuyên môn cao từ Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Đối với HĐQT, thành phần nòng cốt là từ HĐQT của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nhiệm kỳ 2011 – 2015. Đồng thời, nếu có nhu cầu, dự trên tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông và theo quy định của pháp luật, có thể chọn thêm hai thành viên tham gia HĐQT. Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc cũng nhƣ Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc giữ nguyên sau khi sáp nhập. Riêng đối với Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam sẽ đƣợc phân công bổ sung khi có nhu cầu thực tế. Theo đề án này, nhân sự cao cấp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín năm 2014 và 2015 về cơ bản đƣợc giữ nguyên. Đây có thể xem là nguyên tắc phù hợp nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sau sáp nhập. Giữa năm 2017 là năm đánh

dấu mốc quan trọng khi phần lớn các vị trí quan trọng ở HĐQT, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có sự thay đổi. Ông Kiểu Hữu Dũng – Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2014 đến giữa năm 2017 đƣợc thay bởi ông Dƣơng Công Minh. Cũng vào giữa năm 2017, vị trí Tổng Giám đốc do bà Nguyễn Đức Thạch Diễm phụ trách thay cho ông Phan Huy Khang trƣớc đó. Những thay đổi nhân sự cao cấp cho thấy sự thay đổi toàn diện trong quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Đề án tái cơ cấu ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín hậu sáp nhập, mặc dù chƣa đi đƣợc nửa chặng đƣờng, nhƣng kết quả hoạt động bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại trong năm 2017 sau giai đoạn trầm lắng 2015, 2016 cho thấy đội ngũ lãnh đạo mới đã đề ra đƣợc chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức theo hƣớng quản lý tập trung, điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)