Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín cũng là một trong những ngân hàng tiên phong liên quan đến các hoạt động gắn kết với xã hội. Các hoạt động xã hội luôn đƣợc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chú trọng triển khai trong giai đoạn 2014 – 2017. Một số chƣơng trình tiêu biểu nhƣ: (1) “Ấm tình mùa xuân” đƣợc thực hiện vào tháng 1/2017 dành tặng quà cho các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi khuyết tật ở các trung tâm, mái ấm, nhà mở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; (2) Chƣơng trình “Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chia sẻ từ trái tim” là chƣơng trình hiến máu nhân đạo do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tổ chức từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh; (3) Chƣơng trình học bổng thƣờng niên “Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Ƣơm mầm cho những ƣớc mơ” đƣợc triển khai đến các tỉnh thành trên toàn quốc nhằm trao những cơ hội cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đạt đƣợc thành tích cao trong học tập…
Qua những phân tích trên có thể thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín về cơ bản đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong việc dung hòa văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng
Nam, đã tạo dựng đƣợc giá trị văn hóa đầy đủ cả ba tầng tạo cơ sở cho việc phát triển thƣơng hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Đạt đƣợc kết quả đó là nhờ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị chu đáo với chƣơng trình đào tạo “Hợp nhất để phát triển” cùng với việc tạo ra, duy trì môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo, cởi mở và văn hóa giao tiếp phù hợp với các chủ thể khác nhau cũng nhƣ gắn kết trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín vẫn cần phải xử lý một số hạn chế về mối quan hệ giữa nhân viên với cấp trên để đảm bảo dung hòa đƣợc mối quan hệ này, hạn chế tình trạng xung đột văn hóa lãnh đạo giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.
2.6 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
2.6.1. Kết quả đạt đƣợc
Quá trình đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong giai đoạn 2014 – 2017 cũng nhƣ những yếu tố liên quan đến văn hóa doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau sáp nhập cho thấy hoạt động sáp nhập có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Xét về tổng thể, việc nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã làm cho quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng lên nhanh chóng đƣợc thể hiện qua việc tăng vốn, tăng tài sản và mạng lƣới hoạt động, đội ngũ lao động. Tuy nhiên, tăng quy mô nhƣng không đi kèm với chất lƣợng đã làm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín thực sự gặp nhiều khó khăn sau khi nhận sáp nhập. Nhìn nhận lại quá trình sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, có thể thấy rõ đƣợc một số các kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
Thứ nhất, thƣơng vụ sáp nhập đƣợc thực hiện thành công theo đúng kế hoạch đã đề ra. Theo lộ trình đề án sáp nhập, thƣơng vụ sáp nhập chính thức diễn ra vào quý III năm 2015 và trong thực tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã chính thức sáp nhập vào tháng 10 năm 2015. Kết quả
này có đƣợc là do cả hai bên đều tự nguyện trong quá trình sáp nhập, có sự chuẩn bị chu đáo, chi tiết trong đề án sáp nhập cũng nhƣ có đƣợc sự tƣ vấn của công ty giàu kinh nghiệm.
Thứ hai, cơ bản dung hòa đƣợc văn hóa doanh nghiệp sau sáp nhập. Với vị trí là ngân hàng lớn hơn, hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, cùng với kế hoạch hoạt động đƣợc xây dựng chi tiết trƣớc và sau khi sáp nhập đã giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nhanh chóng gần nhƣ xóa bỏ văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, gần nhƣ chỉ còn duy nhất một văn hóa doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau sáp nhập. Với việc giữ đội ngũ nhân sự lãnh đạo cao cấp trong giai đoạn đầu sáp nhập đã giúp cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín hoạt động ổn định, không bị nhiều xáo trộn. Đây là điều kiện quan trọng giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín duy trì hoạt động ổn định của mình trƣớc và sau khi sáp nhập cũng nhƣ thực hiện đƣợc đúng chiến lƣợc hoạt động trong đề án sáp nhập đã xây dựng.
Thứ ba, quy mô hoạt động không ngừng tăng lên. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tận dụng tốt các lợi ích mà sáp nhập mang lại nhƣ lợi thế về quy mô, về đội ngũ nhân sự giỏi, mạng lƣới hoạt động, hệ thống khách hàng của ngân hàng tham gia sáp nhập. Điều này đƣợc thể hiện thông qua quy mô hoạt động của ngân hàng không ngừng tăng lên, lƣợng vốn huy động tăng trƣởng ấn tƣợng, vƣợt kế hoạch đề ra, tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động không ngừng cao do tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng của nguồn thu ngoài lãi. Chỉ tiêu này tăng lên còn cho thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đang dần trở thành ngân hàng hiện đại, phân tán đƣợc rủi ro khi không còn quá phụ thuộc vào hoạt động cho vay truyền thống. Để đạt đƣợc kết quả ấn tƣợng đó phải kể đến sự tác động của mạng lƣới giao dịch rộng lớn, lợi thế về dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trƣớc khi sáp nhập, cũng nhƣ lợi thế thƣơng hiệu khi trở thành ngân hàng Top 5 của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đội ngũ nhân sự đƣợc củng cố từ nguồn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam là một trong những yếu tố giúp cho việc nâng cao chất
lƣợng phục vụ và mở rộng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau giai đoạn sáp nhập.
Thứ tƣ, phần lớn các chỉ tiêu an toàn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đều đƣợc đảm bảo theo quy định của NHNN nhƣ chỉ tiêu về an toàn vốn, chỉ tiêu về đảm bảo thanh khoản. Trong quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đặt rõ mục tiêu tái cơ cấu tài sản nợ - có, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn vốn trong hoạt động. Các chỉ tiêu an toàn khác cũng đƣợc ngân hàng chú trọng thực hiện nhằm đảm bảo không những tăng trƣởng về quy mô mà còn đảm bảo về chất lƣợng.
Thứ năm, chất lƣợng tài sản và khả năng sinh lời đang dần đƣợc cải thiện là kết quả khả quan của quá trình tái cơ cấu hậu sáp nhập. Do đánh giá có sai sót trong quá trình nhận sáp nhập về chất lƣợng tài sản nên sau khi sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín phải mất khoảng thời gian dài để tiếp tục cải thiện chất lƣợng tài sản nhằm đảm bảo an toàn cho việc phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Quán triệt mục tiêu nâng cao chất lƣợng tài sản cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chấp nhận mất đi một nguồn thu lớn đến từ lãi. Mặc dù thu nhập từ lãi thuần giảm nhƣng khả năng sinh lời đƣợc cải thiện do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng thu từ hoạt động dịch vụ.
Thứ sáu, năng lực quản lý của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín luôn đƣợc đánh giá cao trong hệ thống ngân hàng cả trƣớc và sau khi sáp nhập. Đội ngũ lãnh đạo với những ngƣời tâm huyết, giàu kinh nghiệm đã dẫn lãi cho con tàu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín vững bƣớc trong quá trình tái cơ cấu cũng nhƣ phát triển sau này để trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng trong khu vực.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1. Hạn chế
Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả quan trọng nhƣng quá trình sáp nhập giữa hai ngân hàng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục, bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau sáp nhập còn nhiều hạn chế, trong đó, đáng quan tâm nhất là vấn đề về chất lƣợng tài sản. Việc xác định thiếu chính xác chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong giai đoạn chuẩn bị sáp nhập đã thực sự làm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín phải gánh chịu khá nhiều thiệt hại sau khi sáp nhập. Nguyên nhân là do thông tin thiếu minh bạch. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua tình hình nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau khi sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng mạnh lên trong năm 2015, 2016 thay vì giảm xuống nhƣ trong đề án tái cơ cấu hậu sáp nhập của ngân hàng. Nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín tăng lên đột ngột sau sáp nhập là do chất lƣợng tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trƣớc khi sáp nhập cao hơn so với con số 5.92% trong báo cáo tài chính đƣợc công bố. Kiểm toán Nhà nƣớc sau khi kiểm tra đã kết luận tình trạng nợ xấu thực sự của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam cao hơn nhiều so với con số báo cáo.
Thứ hai, mặc dù có dấu hiệu cải thiện nhƣng khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ở mức thấp là một hạn chế lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín hậu sáp nhập. Thực tế hoạt động sau hai năm sáp nhập đều không đạt đƣợc phần lớn các chỉ tiêu đề ra trong đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng, đặc biệt là nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời càng giảm sút. Sau khi sáp nhập, khả năng sinh lời trên tài sản, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín giảm mạnh, xuống mức cực thấp ROA là 0.02% và ROE chỉ còn lại 0.35%. Nguyên nhân là do ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro quá lớn cho chất lƣợng các khoản tín dụng sau khi thực hiện sáp nhập. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần có kế hoạch cụ thể hơn, quyết liệt hơn nhằm xử lý tốt vấn đề về nợ xấu nhằm giảm chi phí trích lập dự phòng, bên cạnh đó, tìm cách tăng thêm nguồn thu để làm cho hiệu quả khai thác tài sản, hiệu quả sử dụng vốn đƣợc tốt hơn. Hiệu quả hoạt động giảm, khả năng sinh lời thấp là những yếu tố làm giảm uy tín, thƣơng hiệu, vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng.
Thứ ba, chƣa đảm bảo đƣợc quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là nhóm cổ đông nhỏ. Việc hiệu quả hoạt động sau sáp nhập thấp, không đạt đƣợc chỉ tiêu kế hoạch, bên cạnh đó, phải tuân thủ đề án tái cơ cấu sau sáp nhập làm cho các cổ đông của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong nhiều năm liền không nhận đƣợc cổ tức.
Thứ tƣ, mặc dù về cơ bản đã đảm bảo đƣợc sự thống nhất trong văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau khi sáp nhập nhƣng ở cấp quản lý tầm trung cấp chi nhánh, phòng giao dịch vẫn còn mâu thuẫn trong văn hóa lãnh đạo giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn có khoảng cách giữa đội ngũ lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín với các nhân viên của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong quá trình hoạt động sau sáp nhập.
2.6.2.2. Những nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, thƣơng vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và Southerbank vẫn chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng đã đề ra, còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong thƣơng vụ sáp nhập này là:
Thứ nhất, thông tin thiếu minh bạch, chính xác trong quá trình lựa chọn đối tác sáp nhập, thực hiện sáp nhập chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lƣợng tài sản, hiệu quả hoạt động sinh lời của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín sau sáp nhập không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng, dẫn đến không đảm bảo đƣợc quyền lợi của cổ đông đặc biệt là cổ đông nhỏ. Mặc dù các báo cáo tài chính của các bên đã đƣợc kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán hàng đầu, đã có đội ngũ tƣ vấn từ công ty giàu kinh nghiệm cũng nhƣ có sự tham gia chỉ đạo của NHNN trong thƣơng vụ sáp nhập nhƣng vẫn xảy ra sai sót trong nội dung đánh giá thực trạng hoạt động của Southerbank. Do đó, việc đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác đóng vai trò quan trọng trong các thƣơng vụ M&A. Để đảm bảo đƣợc chất lƣợng thông tin không những là vai trò của các ngân hàng tham gia thƣơng vụ M&A mà còn là trách nhiệm của các bên tham gia tƣ vấn, NHNN…
Thứ hai, thiếu chế tài xử phạt ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia thƣơng vụ M&A. Việc đánh giá Southerbank chƣa chính xác đã làm cho kế hoạch hoạt động hậu sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có nhiều thay đổi theo hƣớng bất lợi, tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín không có bất kỳ chế tài nào để xử phạt các bên tham gia khi cung cấp, phân tích thông tin thiếu chính xác. Nếu có chế tài xử phạt nghiêm minh, các bên tham gia sẽ hạn chế cung cấp thông tin sai lệch cũng nhƣ các bên tham gia khác sẽ phải có trách nhiệm cao hơn trong vấn đề cung cấp, sử dụng, kiểm chứng thông tin.
Thứ ba, xuất phát từ nguyên nhân thông tin thiếu minh bạch đã làm cho kế hoạch hậu sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có nhiều thay đổi do phải tập trung xử lý các khoản nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao. Trong giai đoạn nghiên cứu, những khó khăn trong hoạt động xử lý nợ xấu không chỉ tồn tại đối với riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín mà là khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng thƣơng mại khi thủ tục pháp lý vẫn còn nhiều vƣớng mắc. Do đó, trong thời gian tới, nếu muốn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và các ngân hàng thƣơng mại khác giải quyết đƣợc vấn đề nợ xấu thì NHNN và các ban ngành có liên quan cần tạo cơ chế thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu.
Thứ tƣ, những thay đổi trong hoạt động hậu sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín cho thấy mặc dù đã lên kế hoạch rất cụ thể, chi tiết trong đề án tái cơ cấu với các mục tiêu rõ ràng nhƣng thực tế triển khai lại không đƣợc nhƣ kỳ vọng. Nguyên nhân một phần ngoài do thông tin thiếu minh bạch, còn do kế hoạch chỉ xây dựng theo một kịch bản nhất định mà thiếu sự đa dạng trong các kịch bản, tình huống có thể phát sinh. Điều này đã làm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý hậu sáp nhập.
Thứ năm, sau khi sáp nhập, việc các cổ đông, đặc biệt là nhóm cổ đông nhỏ thực sự bức xúc do nhiều năm liền không nhận đƣợc cổ tức. Vấn đề về cổ tức mặc dù nằm trong đề án tái cơ cấu nhƣng lại chƣa đƣợc công bố công khai trong đề án
sáp nhập, dẫn đến các cổ đông không nắm đƣợc thông tin. Điều này một lần nữa đề cập đến vấn đề minh bạch thông tin.
Thứ sáu, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong văn hóa doanh nghiệp ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là do trong đề án xây dựng cơ cấu nhân sự mới chỉ tập trung vào nhân sự cao cấp. Đội ngũ nhân sự cấp trung của Ngân hàng