Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 32 - 35)

8. Kết cấu của luận vă n

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Tây Ninh

Những kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng mà Agribank Tây Ninh cần phải học hỏi:

Phân cấp khách hàng: Các NHTM đã thực hiện chính sách này từ rất lâu và mang lại nhiều kết quả khả quan, thông qua đó có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Đây chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi một ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng tùy theo mục đích huy động mà mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách khác biệt với các ngân hàng khác. Phân cấp khách hàng tại Agribank Tây Ninh tuy có triển khai nhưng còn nhiều thiếu xót nguyên nhân là do nguồn kinh phí trong chính sách quà tặng đến những khách hàng truyền thống, khách hàng Vip… còn hạn chế và việc sử dụng nguồn kinh phí này còn chưa phù hợp, cần đẩy mạnh nghiệp vụ này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong huy động vốn. Phân cấp khách hàng giúp chiến lược marketing hiệu quả và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn từđó phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ.

Bên cạnh phân cấp khách hàng, Agribank Tây Ninh cần đa dạng hóa sản phẩm để đưa ra các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách

21

tượng khách hàng hơn và phục vụ được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Để giữ chân được khách hàng cũ và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới hơn nữa thì việc đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng. Đa dạng hóa sản phẩm là xu hướng tất yếu, giúp Agribank Tây Ninh nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần, tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình.

Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Phần lớn đối tượng phục vụ của ngân hàng là cá nhân nên việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tại Agribank Tây Ninh công tác tiếp thị còn yếu kém là do chưa có đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp và chưa có bộ phận nào được phân công cụ thể trong việc chăm sóc nắm bắt nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, vì vậy hoạt động này tại Agribank Tây Ninh không mang lại hiệu quả như mong đợi. Cần tăng cường chuyển tải thông tin tới khách hàng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công nghệ là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không thể phát triển được. Cùng sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, những nhà quản lý và nhân viên sẽ giảm những công việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ phương thức thanh toán truyền thống (tiền mặt), sang các phương thức giao dịch hiện đại (không dùng tiền mặt) thì công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Các ngân hàng Việt Nam đã sớm tận dụng các lợi thế của các thiết bị di động, cùng với hệ thống máy ATM, POS… để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như Mobile Banking, dịch vụ thanh toán trên di động, chuyển tiền… không phụ thuộc vào không gian và thời gian, đồng thời đẩy mạnh quảng bá, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này ngày càng nhiều hơn.

Như vậy, với những mục tiêu chính mà các NHTM đã và đang hướng tới sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho Agribank Tây Ninh học tập và có định hướng

22

đúng đắn hơn trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng tại chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Như vậy, chương 1 đã nêu tổng quan về các dịch vụ tiền gửi tại NHTM. Đồng thời đã đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng huy động vốn tiền gửi, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng chất lượng huy động tiền gửi ở chương 2 và thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng huy động vốn tại Agribank Tây Ninh. Phần cuối chương 1 đã nêu lên kinh nghiệm huy động vốn ở một số NHTM. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank Tây Ninh.

23

CHƯƠNG 2

THC TRNG V CHT LƯỢNG DCH V HUY ĐỘNG VN TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY NINH

2.1 Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh tại Agribank Tây Ninh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Agribank Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 32 - 35)