Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 55 - 57)

8. Kết cấu của luận vă n

2.2.3 Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động

Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Chúng chỉ ra năng lực của Ban giám đốc và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng của chi phí như chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ.

Giữa tháng 3 năm 2014, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 6%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ cao xuống còn 8%/năm. Trên quy mô toàn hệ thống Agribank năm 2014, lãi suất huy động bình quân là 5,51%/ năm, còn lãi suất cho vay bình quân là 9,97%/năm, chênh lệch lãi suất là 4,46%/năm (nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Agribank Việt Nam). Tại Agribank Tây Ninh, đơn vị ảnh hưởng trực tiếp từ cơ chếđiều hành lãi suất của Agribank, lãi suất bình quân huy động là 6,6%/năm, lãi suất bình quân cho vay là 11,88%/năm. Như vậy, Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động bình quân tại chi nhánh (5,28%/năm) cao hơn so với chênh lệch lãi suất bình quân của toàn hệ thống Agribank (4,46%/năm) điều này chứng tỏ năm 2014 là năm Agribank Tây Ninh khá thành công trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Sang năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì tương đối ổn định ở mức thấp giúp tín dụng toàn hệ thống Agribank tăng trưởng tốt (+16%), tăng trưởng huy động vốn (+16,3%). Trần lãi suất huy động được giữ cố định trong cả năm 2015 (lãi suất trần là 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng). Sau lần điều chỉnh gần nhất ngày 29/10/2014, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục được các NHTM chủ động giảm nhẹ 0,2-0,5%/năm, duy trì ổn định trong hầu hết năm 2015 trước khi chịu áp lực tăng trở lại sát mức trần ở một số ngân hàng vào thời điểm cuối năm. Một sự kiện đáng chú ý là lãi suất tiền gửi đồng USD được NHNN điều chỉnh giảm hai lần trong nửa cuối 2015 để đối phó với các biến động tỷ giá nhằm giữ được sức hấp dẫn của việc gửi tiền bằng VND. Ngày 18/12/2015 lãi suất tiền gửi USD giảm về mức 0% đối với cả tổ chức và cá nhân (trước đó là 0,25% với tổ chức và 0,75% với cá nhân).

44

Bảng 2.9: Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động

Đơn vị tính: %/năm

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Agribank Tây Ninh Agribank Việt Nam Agribank Tây Ninh Agribank Việt Nam Agribank Tây Ninh Agribank Việt Nam Lãi suất bình quân cho vay 11,88 9,97 10,05 8,55 9,00 8,69 Lãi suất bình quân huy động 6,60 5,51 5,37 4,31 5,64 4,56 Chênh lệch LSBQ cho vay và LSBQ huy động 5,28 4,46 4,68 4,24 3,36 4,13

Nguồn: Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn – Agribank Tây Ninh

Trên quy mô toàn hệ thống Agribank năm 2015, lãi suất huy động bình quân là 4,31%/ năm, còn lãi suất cho vay bình quân là 8,55%/năm, chênh lệch lãi suất là 4,24%/năm (nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 của Agribank Việt Nam) Tại Agribank Tây Ninh, đơn vị ảnh hưởng trực tiếp từ cơ chế điều hành lãi suất của Agribank, lãi suất bình quân huy động là 5,37%/năm, lãi suất bình quân cho vay là 10,05%/năm. Như vậy, Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động bình quân tại chi nhánh (4,68%/năm) cao hơn so với chênh lệch lãi suất bình quân của toàn hệ thống Agribank (4,24%/năm), với kết quả này ghi nhận thêm sự thành công của Agribank Tây Ninh trong hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận và vị thế cho hệ thống Agribank.

Năm 2016, mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ so với năm 2015 khoảng 0,5-1%/năm, chủ yếu là các kỳ hạn dài trên 12 tháng, trong đó có hai đợt điều chỉnh tương đối rõ vào quý I và cuối quý IV. Đến cuối năm 2016, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,5-5,4%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,4-6,5%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5-7%/năm. Cơ chế điều hành lãi suất tự do hơn, chỉ còn khống chế trần lãi suất tiền gửi 5,5%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, còn các kỳ hạn trên 6 tháng do các ngân hàng tự cân đối nguồn vốn và chi phí huy động. Lãi suất cho vay trong năm 2016

45

khá ổn định, thậm chí giảm nhẹ đối với nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm, đối với ngắn hạn và 9-10%/năm, đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Trên quy mô toàn hệ thống Agribank năm 2016, lãi suất huy động bình quân là 4,56%/ năm, còn lãi suất cho vay bình quân là 8,69%/năm, chênh lệch lãi suất là 4,13%/năm. Tại Agribank Tây Ninh, lãi suất bình quân huy động là 5,64%/năm, lãi suất bình quân cho vay là 9%/năm. Như vậy, Chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động bình quân tại chi nhánh (3,36%/năm) thấp hơn so với chênh lệch lãi suất bình quân của toàn hệ thống Agribank (4,13%/năm), nguyên nhân của sự giảm chênh lệch lãi suất còn 3,36%/năm là do trong năm 2016 chi nhánh đã tăng cường cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất thấp, (khoảng 7-8%/năm). Mặt khác, sự cạnh tranh về huy động nguồn vốn ngày càng cao trên địa bàn làm cho việc giữ khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới gặp nhiều khó khăn, vì thế tăng lãi suất huy động là việc không tránh khỏi,…Từđó làm cho chênh lệch lãi suất cho vay và huy động còn 3,36%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)