Các hoạt động kinh doanh chính của Agribank Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 36)

8. Kết cấu của luận vă n

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của Agribank Tây Ninh

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Đó là khoản hình thành nên tài sản của ngân hàng, chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Tại Agribank Tây Ninh khách hàng có đến 10 hình thức lựa chọn khi gửi tiết kiệm khác nhau như gửi tiền có kì hạn, không kì hạn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm an sinh và nhiều hình thức khác.

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây chính là tiền gửi thanh toán, với hình thức này khách hàng được cung cấp tài khoản thanh toán, có thể gửi hay rút tiền ở bất cứ chi nhánh Agribank nào hoặc có thể phát hành thẻ ATM để rút tiền ở tất cả các máy ATM thuộc Banknet và hàng nghìn EDC/POS tại quầy giao dịch của Agribank. Thanh toán tiền hàng hoá,

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH LOẠI II PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG GIAO DỊCH -P. Kế hoạch kinh doanh -P. Kế toán ngân quỹ -Tổ tín dụng -Tổ kế toán -Phòng giao dịch -Tổ tín dụng -Tổ kế toán -P. Tín dụng -P. Kế toán ngân quỹ -P. Tổng hợp -P. Kế hoạch nguồn vốn -P. Dịch vụ & Marketing -P. Kinh doanh ngoại hối -P. Điện toán

-P. Kiểm tra kiểm soát nội bộ

25

Tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là một trong những dịch vụ mà khách hàng không đăng kí kỳ hạn và sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Ưu điểm của loại dịch vụ này là khách hàng có thể bổ sung khoản tiền gửi hay rút tiền khi có nhu cầu. Khác với tiền gửi không kỳ hạn khách hàng được cung cấp sổ tiền gửi ngay khi hoàn tất thủ tục gửi tiền

Tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Agribank Tây Ninh là một phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả cho nguồn tiền nhàn rỗi. Khách hàng có thể lựa chọn gửi bằng VNĐ hoặc USD, được đảm bảo an toàn, bí mật khi gửi tiền, được Agribank Tây Ninh mua Bảo hiểm tiền gửi theo luật định. Khi gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó.Trường hợp gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận bằng tiền VNĐ sẽđược quy đổi với tỷ giá do Agribank Tây Ninh công bố theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm đó. Ngay khi gửi tiền khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi định kỳ hoặc nhận lãi sau khi kết thúc kỳ hạn.

Tiết kiệm linh hoạt

Hình thức này khách hàng gửi tiền một lần nhưng có thể rút từng phần hoặc toàn bộ. Số tiền rút trước hạn khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn, phần gốc còn lại khách hàng được bảo toàn và hưởng lãi theo thỏa thuận.

Tiết kiệm an sinh

Khách hàng có thể gửi tiền nhiều lần vào tài khoản dưới nhiều hình thức và tại mọi thời điểm trong kỳ hạn (trực tiếp tại quầy giao dịch, chuyển khoản), khách hàng có thể chủđộng số tiền gửi và không giới hạn số lần. Được nhận lãi suất có kỳ hạn và lãi suất điều chỉnh ngay khi thị trường thay đổi lãi suất nhưng lần gửi cuối cách ngày đến hạn tối thiểu 1 tháng.

Tiết kiệm gửi góp hàng tháng

Hình thức này được sử dụng khi khách hàng có thu nhập đều hàng tháng, tức mỗi tháng khách hàng gửi góp vào tài khoản cùng 1 số tiền cố định và sẽ được rút tiền một lần khi đến hạn. Tiện ích của dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản tiền lớn trong tương lai.

26

Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ

Khách hàng có thể gửi tiền nhiều lần trong thời gian sử dụng dịch vụ và khi có nhu cầu sẽ được rút tiền một lần khi đến hạn. Với các ưu điểm như: khách hàng có thể chủ động số tiền gửi, có thể gửi tiền nhiều lần khác nhau vào tài khoản của mình.

Tiết kiệm học đường

Đây là một hình thức tiết kiệm gửi góp hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn phục vụ cho nhu cầu học tập trong tương lai. Khách hàng tiết kiệm một số tiền cố định vào tài khoản theo định kỳ để có được số tiền lớn hơn khi đáo hạn. Ưu điểm của dịch vụ này là khách hàng được hưởng lãi suất cao, được tự động điều chỉnh tăng, giảm lãi suất khi thay đổi lãi suất, được nhận lãi suất cộng thêm theo kỳ hạn khách hàng đăng ký.

Bảng 2.1: Các sản phẩm huy động đến 31/12/2016 của Agribank Tây Ninh.

Đối tươ ̣ng khách hàng Sản phẩm huy đông̣

Khách hàng cá nhân

Tiền gửi không kỳ hạn cá nhân Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tích lũy

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ Tiết kiêm linh hoạ ṭ

Tiết kiêm an sinḥ

Tiết kiệm gửi góp hàng tháng

Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ Tiết kiệm học đường

Khách hàng tổ chức Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán) Tiền gửi có kỳ hạn tổ chức

Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp - Agribank Tây Ninh

2.1.2.2 Nghiệp vụ cho vay

Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh

27

trưng nhất của NHTM. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Thông qua nghiệp vụ cho vay, Agribank Tây Ninh cung cấp các hình thức cho vay phù hợp qui định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng; trong đó, cho vay theo nghị định 55 của thủ tướng chính phủ do Agribank thực hiện bước đầu đã có những kết quả tốt đẹp.

Các sản phẩm cho vay chủ yếu:

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệđối với các tổ chức kinh tế pháp nhân và cá nhân.

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên.

2.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian

Thực hiện nghiệp vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và tạo cho ngân hàng những nguồn thu dưới hình thức hoa hồng, lệ phí… Dịch vụ này chủ yếu là dịch vụ thanh toán gồm chi trả lương, chuyển tiền, thu chi hộ, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ATM, thu bảo hiểm Prudential, thu tiền nước, thu tiền điện, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ chi trả kiều hối, thanh toán L/C, kinh doanh mua bán ngoại tệ,….

Theo truyền thống, nguồn thu từ nghiệp vụ này chưa được quan tâm đúng mức, vì nó mang lại nguồn thu nhỏ. Nhưng trong tương lai, theo xu hướng chung của hệ thống ngân hàng thế giới, các NHTM cần tăng tỷ trọng nguồn thu từ nghiệp vụ này, vì đây là nghiệp vụ ít rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Ninh giai đoan ṭ ừ năm 2014 đến năm 2016

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Agribank Tây Ninh luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động trên địa bàn; với mục tiêu đó việc phát triển ngày càng đa dạng

28

các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới, đổi mới phong cách làm việc nhằm tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng để từđó có thể gia tăng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao nhất.

Đa số các chi nhánh, phòng giao dịch Agribank Tây Ninh được đặt tại trung tâm tỉnh, huyện nơi người dân có thu nhập ổn định, mức sống cao, có tiền nhàn rỗi đã góp phần vào sự thành công trong công tác huy động vốn của chi nhánh, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, Agribank Tây Ninh có một số Phòng giao dịch ở vùng sâu vùng xa nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng nơi đây, đặc biệt là tận dụng tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tạo sự yên tâm và thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua chi nhánh luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, luôn là đơn vị thừa vốn so với kế hoạch Agribank Việt Nam giao và chưa sử dụng đến nguồn vốn điều hòa. Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động tiền gửi của Agribank Tây Ninh Năm Nguồn vốn huy

động (tỷđồng)

Tăng trưởng so với năm trước Tuyệt đối (tỷđồng) Tương đối(%)

2013 8.697 2014 9.227 530 6,09 % 2015 10.339 1.112 12,05 % 2016 11.483 1.144 11,06 %

29

Dựa vào bảng 2.2, ta thấy rằng trong các năm qua nguồn vốn của Agribank Tây Ninh huy động được ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2014 ngân hàng huy động được 9.227 tỷ đồng. Sang đến năm 2015 nguồn vốn huy động là 10.339 tỷ đồng, tăng 12,05% so với năm 2014, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1.112 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2014 nguyên nhân do trong năm 2015 kinh tế phát triển nóng, nhu cầu về vốn tăng cao từđó đẩy lãi suất huy động cũng tăng cao, đại đa số nguồn tiền nhàn rỗi trong dân được huy động dẫn đến nguồn vốn huy động được trong năm 2015 tăng vọt. Sau 27 năm thành lập từ 1988 đến 2015, nguồn vốn huy động Agribank Tây Ninh đạt vượt mốc 10.000 tỷ đồng. Sang năm 2016, tình hình huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì đạt mức 11.483 tỷđồng, tăng 11.06%, tuy chỉ số tăng trưởng của chi nhánh vẫn ở mức ổn định nhưng so với tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016 là 15% thì mức tăng của Agribank Tây Ninh vẫn còn chưa đạt (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 - Agribank Tây Ninh)

Mặc dù, nguồn vốn huy động của Agribank Tây Ninh vẫn tăng qua các năm nhưng so với qui mô ngày càng mở rộng thì tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước vẫn không có gì nổi bật chỉ xoay quanh 11% hay 12% thấp hơn so với mức tăng 15% của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tây Ninh.

Bên cạnh đó, thị phần của Agribank Tây Ninh cũng đang mất dần đi từ chỗ nắm giữ trên 60% trên địa bàn (năm 2004) thì đến năm 2014 chỉ còn 38,3%, đến năm 2015 con số này lại tiếp tục giảm còn 36,7% và năm 2016 còn 34%, mặc dù ngân hàng đã tổ chức, triển khai thêm nhiều biện pháp huy động vốn như: huy động tiết kiệm dự thưởng với nhiều giải thưởng lớn, tuyên truyền, quảng cáo để người dân biết, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng, trên báo đài, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi và thanh toán giao dịch qua ngân hàng nhưng thị phần của Agribank Tây Ninh vẫn giảm đều qua các năm.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, chi nhánh cũng coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn.

30

Mức dư nợ cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng sẽ tạo điều kiện cho mức dư nợ gia tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, muốn hoạt động tốt không chỉ cần nâng cao nguồn vốn huy động mà còn phải nâng cao dư nợ. Chi nhánh cũng như các ngân hàng khác, luôn mở rộng hoạt động tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế, tuy nhiên chi nhánh vẫn lấy phương châm “an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng” làm mục tiêu hoạt động. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Tây Ninh qua các năm gần đây như sau:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank Tây Ninh

Đơn vị tính: tỷđồng Năm Tổng dư nợ Tăng trưởng so với năm trước Tuyệt đối Tương đối 2013 7.548 2014 7.990 442 5,9% 2015 9.166 1.176 14,72% 2016 10.522 1.356 14,79%

Nguồn: Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn – Agribank Tây Ninh

Biểu đồ 2.2: Dư nợ của Agribank Tây Ninh

31

2013, tương ứng với tốc độ tăng 5,9%. Đến năm 2015 con số này đạt 9.166 tỷđồng, tăng 1.176 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng 14,72% là do chi nhánh đã mở rộng chính sách tín dụng, tăng cường các khoản tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng, vừa để tăng trưởng về hoạt động tín dụng, vừa khuyến khích các khách hàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nghị định 55 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bước đầu đã có tác dụng đáng kể, làm tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của Agribank Tây Ninh tăng gấp đôi so với năm 2014, cơ chế chính sách được cải thiện tốt hơn, cụ thể khách hàng được vay tín chấp lên đến 500 triệu đồng, lãi suất rất thấp, thủ tục đơn giản,…

Sang năm 2016, Agribank Tây Ninh đã ký kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh với nguồn vốn ưu tiên là 200 tỷđồng nhằm hỗ trợ nông dân mạnh dạn đầu tư hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ hiện đại, công nghệ cao nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay trong năm tương đối ổn định và có xu hướng giảm đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và thị trường tiền tệ. Để có thể gia tăng dư nợ Agribank Tây Ninh đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất cho vay, đơn giản thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian đi lại,… để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2016, dư nợ tại Agribank Tây Ninh 10.522 tỷ đồng, tăng 1.356 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 14,79%.

2.1.3.3 Tình hình lợi nhuận của Agribank Tây Ninh

Việc phân tích chi phí và thu nhập của ngân hàng nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động từ đó Ban giám đốc có thể đưa ra các biện pháp nhằm tăng thu, giảm chi, nâng cao lợi nhuận, đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ ngân hàng nào cũng theo đuổi. Tăng trưởng về qui mô tín dụng chiếm thị phần cao chưa hẳn là tốt nếu như lãi suất cho vay bình quân thấp, công tác quản trị điều hành kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng cao có nguy cơ mất vốn, đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)