Thang đo và mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam001 (Trang 68)

 Thang đo

Thang đo năng lực cạnh tranh đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo Likert gồm 5 mức độ với quy ƣớc (1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý). Thang đo gồm 25 biến quan sát với 4 nhóm biến phụ thuộc và 1 biến độc lập đƣợc mô tả cụ thể nhƣ sau:

Ký hiệu biến Câu hỏi

Năng lực tài chính

TC1 VietinBank thuộc nhóm ngân hàng có quy mô vốn lớn TC2 VietinBank có thanh khoản tốt

TC3 VietinBank có khả năng huy động vốn tốt TC4 VietinBank có lợi nhuận cao

Năng lực hoạt động

+ Năng lực cạnh tranh thương hiệu

TH1 VietinBank là ngân hàng có uy tín cao, đáng tin cậy

TH2 VietinBank đƣợc tổ chức tài chính quốc tế uy tín đánh giá cao TH3 VietinBank đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng

TH4 Thƣơng hiệu VietinBank đƣợc nhiều ngƣời biết đến

+ Năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ

SP1 VietinBank có sản phẩm đa dạng, phong phú SP2 Giá cả sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh

SP3 Thời gian thực hiện giao dịch nhanh SP4 Thủ tục sử dụng đơn giản

SP5 Chất lƣợng dịch vụ của VietinBank tốt

+ Năng lực Marketing

MA1 VietinBank chăm sóc khách hàng tốt

MA2 VietinBank luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng MA3 VietinBank có nhiều điểm giao dịch thuận tiện

MA4 VietinBank có nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn

MA5 VietinBank thƣờng xuyên quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ tivi, báo, đài…

Năng lực công nghệ

CN1 Sản phẩm, dịch vụ VietinBank thuận tiện nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến

CN2 Sản phẩm, dịch vụ VietinBank có độ bảo mật giúp khách hàng an tâm CN3 Sản phẩm dịch vụ hiện đại của VietinBank nhƣ iPay, SMS Banking,

Momo, Mobile BankPlus có nhiều tiện ích nổi trội hơn NHTM khác Nguồn nhân lực

NL1 Nhân viên VietinBank có tác phong chuyên nghiệp

NL2 Nhân viên giỏi nghiệp vụ, tƣ vấn hiệu quả cho khách hàng NL3 Nhân viên nhiệt tình, ân cần, niềm nở, thân thiện với khách hàng Năng lực cạnh tranh tổng thể của VietinBank

NLCT Năng lực cạnh tranh tổng thể của VietinBank

 Mẫu nghiên cứu:

Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu theo xác xuất. Kích thƣớc mẫu theo tiêu chuẩn là 5:1 (tức là 5 mẫu cho 1 biến quan sát). Nghiên cứu này gồm 25 biến quan sát nên kích thƣớc mẫu xác định tối thiểu là 25 x 5 = 125. Kích thƣớc mẫu đề ra cho nghiên cứu này là 250, do đó 275 bảng câu hỏi đã đƣợc phát ra. Sau khi thu thập và kiểm tra có 14 bảng câu hỏi không hợp lệ vì có nhiều câu hỏi bị bỏ trống. Nhƣ vậy, 261 bảng câu hỏi hoàn tất hợp lệ và đƣợc sử dụng để phân tích. Một số thông tin về mẫu nghiên cứu: Về giới tính, có 139 ngƣời là nữ (chiếm 53,3% trong tổng mẫu) và 122 ngƣời là nam (chiếm 46,7%); Về học vấn, có 28 ngƣời có trình độ trên đại học (chiếm 10,7%), 210 ngƣời có trình độ đại học (chiếm 80,5%), 23 ngƣời có trình độ dƣới đại học (chiếm 8,8%); Về độ tuổi, có 135 ngƣời dƣới 30 tuổi (chiếm 51,7%), có 98 ngƣời từ 30 đến 40 tuổi (chiếm 37,6%), có 22 ngƣời từ 40 đến 50 tuổi (chiếm 8,4%) và có 6 ngƣời trên 50 tuổi (chiếm 2,3%).

Đây là bƣớc xác định giá trị tin cậy của các thành phần trong thang đo nhằm loại các biến không phù hợp. Tiêu chuẩn để đánh giá thang đo8 là:

(1) 0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,95.

(2) Tương quan biến và tổng (Corrected item – Total correlation) > 0,3.

Bảng 2.24: Kết quả phân tích Cronbach alpha của các thang đo

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Tƣơng quan biến tổng

Alpha nếu loại biến Năng lực tài chính (NLTC), alpha = 0,875

TC1 13.38 1.489 0.343 0.596 TC2 13.58 1.421 0.328 0.607 TC3 13.62 1.190 0.438 0.529 TC4 13.67 1.159 0.517 0.464

Năng lực cạnh tranh thƣơng hiệu (TH), alpha = 0,761

TH1 10.92 3.867 0.754 0.722 TH2 10.85 4.692 0.626 0.785 TH3 10.69 5.190 0.490 0.842 TH4 10.74 4.572 0.737 0.738

Năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ (SP), alpha = 0,844

SP1 13.57 3.630 0.465 0.679 SP2 13.60 3.510 0.418 0.695 SP3 13.52 3.081 0.566 0.634 SP4 13.41 3.204 0.404 0.712 SP5 13.64 3.369 0.579 0.637

Năng lực marketing (MA), alpha = 0,888

MA1 12.12 4.051 0.696 0.773 MA2 12.26 5.168 0.498 0.826 MA3 11.80 4.483 0.587 0.807 MA4 11.62 5.074 0.733 0.780 MA5 11.91 4.507 0.684 0.776

Năng lực công nghệ (CN), alpha = 0,814

CN1 5.87 2.042 0.794 0.585 CN2 6.44 2.471 0.544 0.835 CN3 5.88 2.005 0.636 0.755

Nguồn nhân lực (NL), alpha = 0,842

NL1 7.23 2.070 0.615 0.562 NL2 7.14 2.330 0.520 0.677 NL3 7.08 2.240 0.520 0.679

Kết quả phân tích Cronbach alpha của các thang đo sáu thành phần riêng biệt của năng lực cạnh tranh. Các thang đo thể hiện bằng 24 biến quan sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt yêu cầu và đều từ 0,7 trở lên. Hơn nữa,

hệ số tƣơng quan biến tổng đều cao, đa phần lớn hơn 0,5. Các biến đo lƣờng của các thang đo đều đạt yêu cầu nên các biến đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA kế tiếp.

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố này sử dụng phƣơng pháp trích hệ số Principal Components với phép quay Varimax.

Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lƣờng là:

(1) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1

(2) Mức nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tƣơng quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

(3) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0,4 đƣợc xem là quan trọng và ≥ 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại.

(4) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%;

(5) Hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998).

Eigenvalue thể hiện phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ. Nếu phần biến thiên đƣợc giải thích này lớn (eigenvalue > 1) thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt.

Bảng 2.25: Kết quả phân tích EFA của các thành phần năng lực cạnh tranh Biến

quan sát

Hệ số tải nhân tố của các thành phần

1 2 3 4 5 6 Năng lực marketing Năng lực tài chính NLCT sản phẩm dịch vụ Nguồn nhân lực NLCT

Thƣơng hiệu công nghệ Năng lực

MA4 0,849 MA5 0,824 MA1 0,823 MA3 0,707 MA2 0,644 TH1 0,877 TH4 0,867 TH2 0,781 TH3 0,654 SP5 0,820 SP3 0,751 SP1 0,708 SP4 0,573 SP2 0,519 CN1 0,917 CN3 0,838 CN2 0,764 NL1 0,819 NL3 0,786 NL2 0,747 TC4 0,783 TC3 0,729 TC1 0,613 TC2 0,589 Eigenvalue 3,874 2,726 2,187 2,125 1,913 1,734 Cumulative % 16,142 11,359 9,111 8,853 7,972 7,223

Kết quả phân tích EFA cho thấy:

- Hệ số KMO = 0,697  thỏa yêu cầu (1).

- Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0  thỏa yêu cầu (2)

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn 0,5  thỏa yêu cầu (3) - Tổng phƣơng sai trích là 60,66% lớn hơn 50% thỏa yêu cầu (4) - Các hệ số eigenvalue đều lớn hơn 1  thỏa yêu cầu (5)

Thông qua đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo năng lực cạnh tranh đều đạt yêu cầu. Các biến quan sát của thang đo này sẽ đƣợc đánh giá tiếp theo bằng mô hình hồi quy.

2.4.4. Phân tích hồi quy

Các biến quan sát của thang đo sẽ đƣợc đánh giá tiếp bằng mô hình hồi quy với giả thuyết nhƣ sau:

H1: Nếu năng lực marketing của VietinBank tốt thì NLCT càng cao. H2: Nếu năng lực tài chính của VietinBank tốt thì NLCT càng cao. H3: Nếu sản phẩm, dịch vụ của VietinBank tốt thì NLCT càng cao.

H4: Nếu nhân viên VietinBank có tác phong chuyên nghiệp, hiểu nghiệp vụ và giao tiếp với khách hàng tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao.

H5: Nếu uy tín, thƣơng hiệu nổi tiếng thì làm tăng NLCT của VietinBank. H6: Nếu công nghệ cao thì năng lực cạnh tranh của VietinBank càng cao. Sử dụng phƣơng pháp phân tích các biến cùng một lúc, kết quả hồi quy:

Bảng 2.26: Hệ số xác định R-Square và Anova

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Erro of the Estimate

1 .786a .617 .608 .318

a. Predictors: (Constant), NL Công nghệ, Nguồn nhân lực, Marketing, NLCT về Sản phẩm dịch vụ, Thương hiệu, NL Tài chính

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression Redidual Total 41.526 25.723 67.249 6 254 260 6.921 .101 68.341 .000a

a. Predictors: (Constant), NL Công nghệ, Nguồn nhân lực, Marketing, NLCT về Sản phẩm dịch vụ, Thương hiệu, NL Tài chính

b. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể của VietinBank

Hệ số xác định đƣợc điều chỉnh Adjusted R Square là 0,649 chứng tỏ mô hình có sự phù hợp đến 64,9%. Mức độ quan trọng của các thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh của VietinBank đƣợc phản ánh qua bảng 2.27.

Kết quả cho thấy, các hệ số B đều khác 0 (p < 0,001) chứng tỏ các thành phần đều đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nhƣ vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều đƣợc chấp nhận và chƣa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này. Từ kết quả phân tích trên, ta có phƣơng trình hồi quy nhƣ sau: NLCT = -1,603 + 0,212*TC + 0,27*TH + 0,271*SP + 0,249*MA + 0,283*CN + 0,191*NL

Bảng 2.27: Hệ số hồi quy của phƣơng trình Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) NL tài chính Thƣơng hiệu NLCT về Sản phẩm dịch vụ Marketing Nguồn nhân lực NL Công nghệ -1.603 .212 .270 .271 .249 .283 .191 .030 .030 .030 .030 .030 .030 .030 .165 .370 .241 .307 .405 .268 -5.063 4.177 9.178 5.946 7.612 10.135 6.817 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

a. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể của VietinBank

Từ phƣơng trình hồi quy, có thể thấy trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu năng lực công nghệ tăng lên 1 thì năng lực cạnh tổng thể tăng lên 28,3%. Các yếu tố khác nhƣ: sản phẩm dịch vụ ảnh hƣởng 0,271; thƣơng hiệu ảnh hƣởng 0,270; năng lực marketing ảnh hƣởng 0,249; năng lực tài chính ảnh hƣởng 0,212; Nguồn nhân lực ảnh hƣởng 0,191. Mô hình hồi quy đã thể hiện yếu tố làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hƣởng nhiều nhất là năng lực công nghệ. Điều này cũng phù hợp trong giai đoạn hiện nay, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn và yêu cầu đòi của ngƣời sử dụng cũng ngày càng cao và đặc biệt là do sự phát triển mạnh mẻ của CNTT, mà đòi hỏi các ngân hàng đƣa ra thị trƣờng những dịch vụ ngân hàng hiện đại mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống theo phƣơng thức mới có hàm lƣợng công nghệ cao. Các nhân tố tiếp theo là sản phẩm dịch vụ và thƣơng hiệu. Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ cơ bản không khác biệt nên việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cùng với đó thì một thƣơng hiệu lớn mạnh và uy tín giúp khách hàng an tâm, tin tƣởng sẽ góp phần không nhỏ vào khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Một nhân tố quan trọng khác trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là marketing. Với cùng một danh mục sản phẩm nhƣ nhau và chất lƣợng dịch vụ nhƣ nhau thì phần thắng trong cạnh tranh sẽ thuộc về ngân hàng có hoạt động marketing hiệu quả hơn, thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn trên cơ sở thỏa mãn tốt

hơn nhu cầu khách hàng. Còn năng lực tài chính tạo đƣợc uy tín trên thị trƣởng, lòng tin nơi công chúng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng góp phần không kém giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, điều này thể hiện qua trình độ, tác phong, thái độ phục vụ của nhân viên.

Theo kết quả khảo sát thực tế có 49,4% ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của VietinBank là mạnh và 50,1% ý kiến cho là trung bình. Kết quả nghiên cứu này còn hạn chế do kết quả đo lƣờng năng lực cạnh tranh của VietinBank chỉ ở quy mô nhỏ với mẫu khảo sát là 261 ngƣời nên chƣa bao quát hết thực tế. Để có kết quả chính xác hơn thì cần phải thực hiện trên quy mô lớn hơn.

2.5. Đánh giá vị thế, khả năng cạnh tranh của VietinBank trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hàng thƣơng mại Việt Nam

2.5.1. Kết quả đạt được

- Trong nhiều năm liền, VietinBank đã đƣợc các tổ chức uy tín trong nƣớc và trên thế giới đánh giá cao cùng với nhiều giải thƣởng cao quý.

- VietinBank là một trong những ngân hàng trụ cột của nền kinh tế, có quy mô vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ngành ngân hàng Việt Nam, với mạng lƣới rộng lớn thứ 2 và có ƣu thế về thƣơng hiệu, có tầm ảnh hƣởng lớn đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Kết thúc năm 2013, VietinBank luôn trong top 3 của hệ thống về thị phần tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng.

- VietinBank là ngân hàng áp dụng công nghệ tiên tiến, dẫn đầu về hoạt động dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. VietinBank đã vinh dự nhận Giải thƣởng Ngân hàng điện tử tiêu biểu Việt Nam năm 2013 do Tập đoàn IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng.

- Thị phần hoạt động TTQT&TTTM của VietinBank trong năm 2013 đứng thứ 2 chỉ sau VCB. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đƣợc The Asset trao giải thƣởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ TTTM tốt nhất Việt Nam”.

Bảng 2.28: Một số giải thƣởng VietinBank đƣợc trao năm 2013

Giải thƣởng Đơn vị trao

Anh hùng lao động Đảng và Chính phủ

Huân chƣơng lao động hạng nhất Đảng và Chính phủ Ngân hàng huy động vốn tốt nhất Việt Nam FinanceAsia

Ngân hàng cung cấp gói sản phầm, dịch vụ tốt nhất Western Union Top 10 Sao vàng đất Việt và Top 10 Doanh nghiệp có

đóng góp lớn cho xã hội

Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội doanh nghiệp trẻ Top 50 Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả

nhất

Tạp chí Investment Bridge Top 50 Doanh nghiệp niêm yết Forbes Vietnam

Top 2.000 Doanh nghiệp toàn cầu (3 năm liên tiếp) Tạp chí Forbes

Dịch vụ thƣơng mại Việt Nam Bộ Công thƣơng

Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài TTTM tốt nhất Việt Nam

The Asset Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội

và phát triển cộng đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Top 500 Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt

Nam năm 2013

Vietnam Report, Vietnamnet Top 10 thƣơng hiệu mạnh Việt Nam Bộ Thƣơng mại và Công

nghiệp, Vneconomy Giải thƣởng Chất lƣợng Quốc gia và Chất lƣợng Quốc

tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng năm 2013 Bộ Khoa học và Công nghệ Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ năm

2013 và Ngân hàng đi đầu về phát triển dịch vụ mPOS tại Việt Nam

Tổ chức thẻ Quốc tế VISA

Top 100 thƣơng hiệu hội nhập Quốc tế Việt Nam – Lào – Campuchia

Bộ Thông tin Văn hóa Du lịch Lào, Bộ Công thƣơng Lào, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Nguồn: www.vietinbank.vn

2.5.2. Những tồn tại hạn chế

- Cơ chế hoạt động của VietinBank chƣa linh hoạt và vẫn đƣợc xem là Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc mặc dù đã cổ phần hóa.

- Về khả năng sinh lời thì lợi nhuận và tổng thu nhập của VietinBank có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011-2013, do đó các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE của VietinBank cũng bị ảnh hƣởng.

- Lợi nhuận của VietinBank phụ thuộc quá nhiều vào tăng trƣởng tín dụng, nhƣng tín dụng là con dao 2 lƣỡi, nó có thể giúp ngân hàng đạt lợi nhuận ấn tƣợng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam001 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)