Sự cần thiết của xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.2 Sự cần thiết của xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán

Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến lại gần nhau, toàn cầu hóa đang là mục tiêu hướng đến của rất nhiều các quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động trên nhiều lĩnh vực của xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng có chiều hướng xây dựng và hướng đến một chuẩn mực chung/ khung pháp lý để đồng bộ hóa các hoạt động, tạo sự thuận lợi cho việc hợp tác, giao dịch giữa các quốc gia hay nhóm các quốc gia với nhau.

Đối với TTCK cũng vậy, tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, TTCK của các quốc gia trên thế giới không thể tránh khỏi việc các quốc gia có những quy định khác nhau đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và các hoạt động hỗ trợ cũng như dịch vụ, sản phẩm trên thị trường của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khi quy mô của các công ty trên thị trường ngày càng được mở rộng, hoạt động thị trường cũng ngày một đa dạng, việc đa dạng hóa hoạt động và đầu tư ra nước ngoài là điều tất yếu. Việc xây dựng TTCK theo một tiêu chuẩn chung được cho là cần thiết.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TTCK có được cái nhìn tổng quan khi so sánh với các TTCK khác, các tổ chức xếp hạng thị trường đã tiến hành phân loại thị trường của các quốc gia vào các nhóm thị trường khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường. Đồng thời, các tổ chức này còn tạo ra các bộ chỉ số chung cho mỗi nhóm thị trường, để các quốc gia thuộc nhóm thị trường đó có thể so sánh sự ổn định hay tăng trưởng giữa thị trường mình và các thị trường trong nhóm.

1.2.2.2 Tăng hiệu quả cho thị trường chứng khoán

Khi các công ty được hoạt động trong môi trường có nguồn vốn đầu tư bổ sung từ nước ngoài, quy mô của công ty sẽ được mở rộng, đồng nghĩa với việc công ty sẽ phát triển ngày càng đa dạng về hoạt động và dịch vụ, cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm mới cho thị trường. Nhờ vậy mà hoạt động của thị trường sẽ năng động và hiệu quả hơn, cải thiện về quy mô vốn hóa và tính thanh khoản. Cụ thể là trong trường hợp nâng hạng lên thị trường mới nổi của UAE và Qatar, quy mô vốn hóa và tính thanh khoản của UAE tăng lần lượt là 57% và 40%, còn của Qatar thì mức tăng lần lượt là 40% và 100% (WFE, 2016).

Hơn nữa, khi thị trường được đưa vào các bảng xếp hạng, hay nói cách khác là đặt trong các tiêu chuẩn chung được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, cũng như có cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì các thành viên thị trường, bao gồm cả nhà điều hành, các công ty chứng khoán (CTCK) thành viên, các công ty niêm yết (CTNY) và

các nhà đầu tư đều thể hiện nỗ lực để thay đổi cho phù hợp với thông lệ chung trên toàn cầu để có khả năng cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước, điều đó khiến tính hiệu quả trong hoạt động của thị trường tăng lên. Tiêu biểu là việc áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp quốc tế, công bố và minh bạch thông tin cũng như là áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS như trong trường hợp của UAE và Qatar.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm tích lũy từ các quốc gia đã từng đi đầu trong việc áp dụng các quy định, thông lệ, công nghệ mới sẽ là phương tiện nghiên cứu hữu ích, tìm ra giải pháp phù hợp dành cho TTCK của quốc gia mình, giúp thị trường rút ngắn thời gian và bắt kịp với đà phát triển của các TTCK khác.

1.2.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn cho thị trường, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Khi một thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả sẽ được thể hiện qua các chỉ số như quy mô vốn hóa, giá trị giao dịch và tính thanh khoản của thị trường. Đây cũng là những thước đo được các nhà đầu tư sử dụng để nghiên cứu và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Theo tổ chức tài chính Credit Suisse, dòng vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào UAE tăng thêm gần 4 tỷ USD từ việc nâng hạng thị trường (Global Equity International Inc, 2014). Và Qatar được dự báo mức tăng thêm là hơn 1,3 tỷ USD (Salacanin, 2014).

Ngoài ra, việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sẽ thu hút được các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp, do đây là các nhà đầu tư ngại rủi ro nên không đầu tư vào thị trường cận biên. Điều này giúp tăng chất lượng nguồn vốn gián tiếp thu hút được.

Bên cạnh đó, một TTCK với nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu đầu tư khác nhau, đồng thời cung cấp nhiều công cụ giao dịch với nhiều tiện ích sẽ là một

Khi xác định được vị trí hiện tại của thị trường một quốc gia so với quốc gia khác, đồng thời biết được khoảng cách của quốc gia mình so với các quốc gia được xếp hạng ở thị trường phát triển hơn sẽ là động lực để các nhà điều hành thị trường triển khai các biện pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư.

1.2.3 Tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK của MSCI

MSCI với lịch sử cung cấp chỉ số đánh giá TTCK trên toàn cầu hơn 50 năm qua kể từ năm 1968, là tổ chức lâu đời nhất trong việc cung cấp các chỉ số đánh giá TTCK trên toàn cầu. MSCI cũng là nhà cung cấp số 1 cho các quỹ ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu trên toàn cầu dựa trên số lượng các quỹ ETF được cấp phép. Hiện tại có khoảng 9.700 tỷ USD tài sản đang sử dụng các chỉ số do MSCI cung cấp để đầu tư theo danh mục. 97 trong số 100 công ty quản lý tài sản lớn nhất trên thế giới là khách hàng của MSCI. 95% quỹ hưu trí của Mỹ đang sử dụng các chỉ số do MSCI cung cấp để đầu tư theo danh mục (MSCI, 2015*).

Với các số liệu như trên, có thể thấy rằng MSCI mang tính đại diện cho phần lớn cộng đồng đầu tư quốc tế cũng như nguồn vốn đầu tư trên toàn cầu. Vì thế, việc xếp hạng của MSCI cho TTCK các nước có tầm ảnh hưởng rất lớn. UBCKNN cũng đã có các buổi làm việc với MSCI để tìm hiểu về việc nâng hạng cho TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn dựa vào các tiêu chí đánh giá nâng hạng của MSCI để tìm kiếm giải pháp cho việc nâng hạng TTCK Việt Nam.

Theo thông tin được cung cấp tại trang website chính thức, MSCI là tổ chức chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư có tổ chức trong việc ra quyết định đầu tư, chủ yếu là các quỹ hưu trí và các quỹ phòng ngừa rủi ro. Một số sản phẩm nổi bật của MSCI là các bộ chỉ số MSCI Developed Markets, MSCI Emerging Markets, MSCI Frontier Markets. MSCI (2016**) đã đưa ra bộ nguyên tắc gồm 19 tiêu chí phân loại thị trường tập trung vào ba nhóm (1) Nhóm tiêu chí về sự phát triển kinh tế, (2) Nhóm tiêu chí về quy mô và thanh khoản, và (3) Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị

trường. Do các sản phẩm chỉ số được MSCI cung cấp đều dựa trên cổ phiếu, nên các tiêu chí này được đánh giá trên thị trường cổ phiếu.

Để có được cái nhìn chi tiết hơn về việc phân loại và xếp hạng thị trường, chúng ta đi sâu vào phân tích các tiêu chí.

Bảng 1.2: Tiêu chí xếp hạng thị trường của MSCI

Tiêu chí Cận biên Mới nổi Phát triển

A. Phát triển kinh tế

A.1 Tính bền vững của phát triển kinh tế

Không yêu

cầu Không yêu cầu

Chỉ số

Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người cao hơn 25% so với

ngưỡng thu

nhập cao của Ngân hàng Thế giới trong 3 năm

liên tiếp. B. Quy mô và tính thanh khoản

B.1 Số lượng các công ty đáp ứng các tiêu chuẩn chỉ số

Quy mô công ty (toàn bộ vốn hóa) Quy mô chứng khoán (có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng) Tính thanh khoản 2 635 triệu USD 47 triệu USD ATVR 2,5% 3 1.269 triệu USD 635 triệu USD ATVR 15% 5 2.538 triệu USD 1.269 triệu USD ATVR 20% C. Khả năng tiếp cận thị trường

C.1 Tính mở đối với NĐTNN C.2 Mức độ thuận lợi cho dòng chảy của vốn

C.3 Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường C.4 Mức độ cạnh tranh Tương đối Một phần Chưa cao Cao Cao Cao Tốt và được kiểm chứng Cao Rất cao Rất cao Rất cao Không rào cản

1.2.3.1 Nhóm tiêu chí về sự phát triển kinh tế

Đối với việc nâng hạng từ nhóm thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, MSCI không xem xét nhóm tiêu chí về sự phát triển kinh tế để xét nâng mức xếp hạng thị trường (tiêu chí này áp dụng đối với việc nâng hạng từ thị trường mới nổi lên thị trường phát triển).

1.2.3.2 Nhóm tiêu chí về quy mô và tính thanh khoản

Nhóm tiêu chí về quy mô và thanh khoản đã được lượng hóa, với việc quy định cụ thể số lượng công ty đáp ứng các tiêu chí đặt ra, quy mô công ty, quy mô chứng khoán và quy mô thanh khoản.

Thứ nhất: Quy mô công ty được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị vốn hóa thị

trường, các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển cho mỗi công ty lần lượt là 635 triệu USD, 1.269 triệu USD và 2.538 triệu USD. Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Giá trị vốn hóa thị trường được xác định như sau: (MSCI, 2016***) Giá trị vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành * Giá thị trường của cổ phiếu

Thứ hai: Quy mô chứng khoán được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị vốn hóa thị

trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng, các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển cho mỗi công ty lần lượt là 47 triệu USD, 635 triệu USD và 1.269 triệu USD. Trong số các cổ phiếu đang lưu hành của công ty thường có một phần bị hạn chế giao dịch vì lý do nào đó (ví dụ các cổ phiếu nắm giữ bởi ban lãnh đạo công ty hay chính phủ), vì thế phát sinh khái niệm về số cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float) của công ty. Quy mô chứng khoán, hay giá trị

vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng được xác định như sau: (MSCI, 2016***)

Giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng = Giá trị vốn hóa thị trường * Tỷ lệ tự do chuyển nhượng Tỷ lệ tự do chuyển nhượng =

Cổ phiếu lưu hành – Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng Cổ phiếu lưu hành

Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng là tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư dài hạn như là chính phủ; các công ty; ngân hàng; ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, nhân viên công ty; quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ góp vốn tư nhân.

Thứ ba: Tính thanh khoản được đo lường bằng chỉ tiêu ATVR (tỷ suất giá trị

giao dịch thường niên), các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển lần lượt là 2,5%, 15% và 20%. MSCI sử dụng ATVR như một tiêu chí về tính thanh khoản nhằm quyết định đưa các chứng khoán vào bộ chỉ số MSCI. Chỉ tiêu ATVR được xác định như sau: (MSCI, 2016***)

(1) Xác định giá trị giao dịch trung vị tháng.

Giá trị giao dịch trung vị là giá trị giao dịch đã loại bỏ các giá trị giao dịch bất thường. Giá trị giao dịch trung vị tháng = Giá trị giao dịch trung vị ngày * Số ngày giao dịch Trong đó:

Giá trị giao dịch trung vị ngày: trung vị của các giá trị giao dịch hàng ngày trong tháng. Số ngày giao dịch là số ngày mà cổ phiếu được giao dịch trong tháng.

(2) Xác định tỷ suất giao dịch tháng (MTVR)

Tỷ suất này được xác định bằng cách chia giá trị giao dịch trung vị tháng cho giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh free-float ở thời điểm cuối tháng.

MTVR = Giá trị giao dịch trung vị tháng

Giá trị vốn hóa thị trường ∗ tỷ lệ free − float∗ 100 (3) Tỷ suất giao dịch năm (ATVR):

ATVR được xác định bằng cách lấy tổng của tỷ suất giao dịch tháng của 12 tháng gần nhất.

ATVR = ∑ MTVRt−i

11

i=0

Trong đó, MTVRt là tỷ suất giao dịch tháng của tháng t

Về cơ bản, ATVR có thể hiểu là tỷ lệ giữa giá trị giao dịch hàng năm và giá trị vốn hóa có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (việc điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng giúp xác định chính xác giá trị vốn hóa thực tế trên thị trường, do một số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn, không lưu thông trên thị trường).

1.2.3.3 Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường

Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận của thị trường bao gồm các tiêu chí mang tính định tính nên MSCI có quy định cụ thể hơn đối với từng tiêu chí. Đồng thời, việc xem xét và đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của mỗi quốc gia được thực hiện tổng quan, giữa các tiêu chí cần có sự hài hòa và thống nhất nhất định. Theo phần C – bảng 1.2 quy định nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường, ta có thể thấy không có mức dữ liệu cụ thể nào được đưa ra đối với mỗi tiêu chí, mà MSCI sẽ thực hiện đánh giá trực tiếp đối với tình hình cụ thể của thị trường mỗi quốc gia, xem xét thị trường này có các chính sách tốt để hỗ trợ sự phát triển và mở rộng của thị trường hay không.  Thứ nhất – Tính mở đối với NĐTNN: Một trong những điểm được mong muốn

và NĐTNN trên cùng một thị trường. Nhằm đánh giá tính mở của thị trường đối với NĐTNN, MSCI đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

(1) Yêu cầu chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư: Chuẩn mực quốc tế đối với các thị trường phát triển không được có các yêu cầu về chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với NĐTNN. Nếu một thị trường áp dụng cơ chế chứng nhận nhà đầu tư tổ chức đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc giảm đi tính cạnh tranh, do một thị trường hiệu quả sẽ không đặt ra các hạn chế đối với các nhà đầu tư. Việc yêu cầu phải có chứng nhận nhà đầu tư đạt chuẩn sẽ dẫn đến việc đánh giá thấp dành cho thị trường, do việc này tạo ra sự phân biệt trong quyền lợi đầu tư không chỉ giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, mà còn giữa các NĐTNN với nhau.

(2) Tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN: Mong muốn của các NĐTNN là không có sự khác biệt về cơ hội đầu tư giữa họ và các nhà đầu tư trong nước. Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài thường được đặt cho một số ngành đặc biệt, dẫn đến sẽ có độ lệch giữa các ngành về cơ hội đầu tư của NĐTNN. MSCI sẽ xem xét tỷ trọng của thị trường bị giới hạn tỷ lệ sở hữu để đánh giá tầm ảnh hưởng của việc giới hạn tỷ lệ sở hữu này. Trong bản đánh giá, khi tỷ trọng của thị trường bị giới hạn tỷ lệ sở hữu là lớn hơn 10% thì sẽ bị đánh giá là tiêu cực, khoảng từ 3% đến 10% sẽ tùy xem xét cụ thể và ít hơn 3% sẽ được đánh giá là tốt. Các mức đánh giá này được đưa ra dựa trên phân tích các tác động của việc giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN đến thị trường của tất cả các quốc gia. (3) Tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận: Khi tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đạt đến giới hạn, các nhà đầu tư phải đối mặt với một vấn đề quan trọng là những người mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)