Tính mở đối với NĐTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 66)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.2.1 Tính mở đối với NĐTNN

(1) Yêu cầu chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư: Hiện tại, ở Việt Nam không đặt ra các yêu cầu chứng nhận đạt chuẩn liên quan đến chất lượng của NĐTNN. NĐTNN chỉ cần mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng theo quy định, sau đó đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với VSD thông qua các thành viên lưu ký tại VSD (các CTCK thành viên/ ngân hàng). Đối với tiêu chí nhỏ này, Việt Nam được đánh giá khá cao, do việc đặt ra tiêu chuẩn đối với NĐTNN hay sử dụng hệ thống chứng nhận nhà đầu tư tổ chức chất lượng mang tính chất phân biệt, tạo tâm lý không thoải mái khi tiếp cận và đầu tư vào thị trường.

(2) Tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN: đây là một tiêu chí được đưa ra trong Báo cáo đánh giá của MSCI mà Việt Nam chưa đáp ứng tốt so với tiêu chuẩn đặt ra cho thị trường mới nổi.

quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN như sau:” Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”. (Điểm a, b, c có liên quan lần lượt đến các điều ước quốc tế; các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; và các ngành nghề có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài).

Tuy nhiên, nghị định sau khi ban hành lại chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, do tâm lý của các công ty còn e ngại trước những thay đổi lớn, nên không phải công phải công ty nào cũng áp dụng mức giới hạn tối đa là 100%. Đồng thời, vẫn còn những khúc mắc liên quan đến danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi “Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó. Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%”. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất khiến Nghị định 60 chưa phát huy được hiệu quả cao nhất là do vướng mắc giữa Nghị định 60 và Luật Đầu tư, đối với mức sở hữu của NĐTNN, khi theo Luật Đầu tư, nếu NĐTNN nắm giữ hơn 50% thì công ty sẽ trở thành công ty nước ngoài liên quan đến tư cách nhà đầu tư khi trở thành tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu tư quy định từ 51% trở lên). Theo đó, đối với các CTCK, nếu nâng tỷ lệ sở hữu đối với NĐTNN theo Nghị định 60, thì tổ chức được xem xét như NĐTNN hay nhà đầu tư trong nước khi đã tiếp nhận vốn nước ngoài trong hoạt động đầu tư chứng khoán? Tổ chức có được đầu tư vào những cổ phiếu đang bị hạn chế đối với NĐTNN hay không? Nếu không làm rõ các quy định trên, thị trường sẽ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều hoạt động khác như môi giới, tạo lập thị trường,…

(3) Tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận: Hiện tại, bởi vì tỷ lệ cổ phiếu có thể tiếp cận của NĐTNN ảnh hưởng đến tỷ lệ tự do chuyển nhượng của cổ phiếu dẫn đến tác

động đến bộ chỉ số đầu tư thị trường của các quốc gia của MSCI, tác động này lớn hơn 1%, do đó MSCI đánh giá Việt Nam ở tiêu chí này vẫn còn thấp. Do tỷ lệ cổ phiếu có thể tiếp cận của NĐTNN theo định nghĩa của MSCI bao gồm cả các chứng chỉ lưu ký nên để giảm thiểu tác động của vấn đề này đến bộ chỉ số trên cần phải có bảng giao dịch riêng cho NĐTNN, hoặc việc niêm yết các chứng chỉ lưu ký của công ty Việt Nam tại các thị trường nước ngoài khác. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa có luật cụ thể quy định về việc niêm yết các chứng chỉ lưu ký của Việt Nam tại nước ngoài nên tỷ lệ cổ phiếu có thể tiếp cận của NĐTNN là tương ứng với giới hạn sở hữu của NĐTNN. (4) Quyền bình đẳng cho các NĐTNN: Theo MSCI, một thị trường tốt đòi hỏi không tồn tại cổ phiếu hạn chế quyền biểu quyết và phải đảm bảo cho NĐTNN một môi trường bình đẳng khi tiếp cận với các thông tin thị trường.

NĐTNN nắm giữ cổ phiếu không có quyền biểu quyết không có các quyền: biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (như quy định tại Luật Doanh nghiệp), mà có quyền hưởng cổ tức, chênh lệch giá... Ở Việt Nam hiện tại, các cổ phiếu hạn chế quyền biểu quyết vẫn được phát hành, như cổ phiếu ưu đãi cổ tức (được quy định từ Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp tục được duy trì tại Luật Doanh nghiệp 2014) – với quyền lợi tương đương đối với nhà đầu tư Việt Nam và NĐTNN. Dù MSCI đề cao tôn trọng quyền bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đang muốn mở rộng quy mô thị trường vốn thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết vẫn được ưu tiên.

Tiếp theo là môi trường bình đẳng đối với việc tiếp cận với các thông tin thị trường. Vào thời điểm 2013 trở về trước, việc công bố thông tin của các nhà tạo lập thị trường (UBCKNN, các Sở GDCK, VSD) được nhận định là thiếu đầy đủ, kịp thời và

động của các công ty và ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc công bố thông tin của các tổ chức đã được cải thiện rất nhiều, thông qua việc thông tin đã được công bố kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng có một số công ty thực hiện công bố thông tin song ngữ, thông qua các báo cáo tài chính, hay công bố thông tin các sự kiện lớn. Dù việc công bố thông tin đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với toàn bộ thành viên thị trường. Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định tại Điều 3 Khoản 4 như sau: “4. Ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trường chứng khoán là tiếng Việt. Việc công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh được áp dụng đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Các đối tượng khác được khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh theo hướng dẫn tại Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì nội dung thông tin công bố bằng tiếng Anh chỉ có tính tham khảo”. Do vậy, các NĐTNN mặc dù đã tiếp cận được nhiều thông tin từ thị trường và các công ty hơn nhưng vẫn chưa đạt được mức mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)