Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 54)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.3.4 Bài học đối với Việt Nam

Thông qua so sánh đánh giá của MSCI đối với UAE, Qatar vào thời điểm được đưa vào danh sách xem xét tái đánh giá của MSCI và đánh giá của MSCI đối với Việt Nam ở thời điểm hiện tại, ta có thể thấy cả Việt Nam, UAE và Qatar đều được MSCI đánh giá tương đồng ở nhiều tiêu chí khác nhau bao gồm cả tiêu chí định lượng và phần lớn các tiêu chí định tính như tính mở đối với NĐTNN; sự dễ dàng cho dòng chảy của vốn; tính hiệu quả của cơ chế hoạt động của thị trường cũng như tính ổn định của khung thể chế. Với sự tương đồng cao như vậy và kinh nghiệm đã được MSCI đánh giá nâng hạng, Qatar và UAE sẽ là cơ sở phù hợp để Việt Nam học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để tiến tới nâng hạng thị trường.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số khác biệt cơ bản giữa thị trường của Qatar, UAE với Việt Nam như mức độ tự do trên thị trường ngoại tệ của Qatar và UAE rất cao nhờ vào sự thông thoáng ngoại tệ phục vụ cho việc xuất khẩu dầu mỏ; tiêu chí luồng thông tin cũng rất tốt do cả 2 nước trên đều sử dụng tiếng Anh một cách phổ biến. Từ đó,

cận phù hợp nhất dành cho thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó, các bài học được rút ra như sau:

 Thứ nhất, để có thể được MSCI đưa vào đánh giá nâng hạng thì cần phải có một sự thay đổi lớn và đồng bộ trong khung pháp lý, quy định và cơ chế thị trường để tạo nên sự cải cách chính sách và thay đổi mạnh mẽ điều kiện thị trường. Đây phải là những cải cách mang tính nền tảng và cơ cấu nhằm giữ chân và thu hút các nhà đầu tư quốc tế cũng như củng cố sự tự tin của các nhà đầu tư trong nước. Qatar và UAE tiến hành các thay đổi đồng bộ như việc hợp nhất các Sở GDCK để tối ưu hóa nguồn lực thị trường; thay đổi các quy định về việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN; thay đổi Luật doanh nghiệp về các tiêu chuẩn quản trị cũng như công bố thông tin, áp dụng quy trình thanh toán DVP; xây dựng các dự thảo về cung cấp thanh khoản, tạo lập thị trường, bán khống cũng như vay và cho vay chứng khoán,…

 Thứ hai, thị trường đang được xem xét cũng cần phải có bộ phận công tác trực tiếp với MSCI để cập nhật các thay đổi của thị trường một cách chính xác, rõ ràng và kịp thời; thể hiện được nguyện vọng, nhu cầu và đánh giá của NĐTNN đối với thị trường đang xem xét. MSCI hướng đến việc phản ánh các quan điểm và thông lệ của cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế nên đây là một phần rất quan trọng để hỗ trợ cho vấn đề nâng hạng thị trường.

 Thứ ba, sau khi được MSCI tiến hành nâng hạng thì các thị trường sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng quá nóng do kỳ vọng của nhà đầu tư tăng quá cao trong khi tiềm lực kinh tế thị trường vẫn chưa được nâng cao từ việc sử dụng nguồn vốn đổ vào. Điều này gây nên sự bất ổn cho thị trường và khi kinh tế suy giảm sẽ tạo ra sự mất lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để giảm bớt ảnh hưởng của vấn đề này, các nhà quản lý cần chuẩn bị trước các biện pháp phòng ngừa và cũng như chính phủ cũng nên xây dựng các chính sách, hoàn thiện pháp lý, cải cách hành chính nhằm tăng khả

năng hấp thụ dòng vốn đổ vào một cách tốt nhất để chuyển hóa thành nguồn lực cho việc phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững.

KẾT LUẬN

Chương 1 đã hệ thống hóa được lý luận cơ bản về TTCK và xếp hạng TTCK như: khái niệm và vai trò của TTCK, các thông tin tổng quan về xếp hạng thị trường đối với TTCK, nêu ra sự cần thiết của xếp hạng thị trường đối với TTCK cũng như nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam. Các tiêu chí xếp hạng thị trường bao gồm các tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính được phân tích cụ thể, cung cấp cái nhìn chi tiết về phương pháp xếp hạng thị trường của MSCI. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích kinh nghiệm của hai quốc gia UAE và Qatar về nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được dành cho TTCK Việt Nam.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

Chương 2 của luận văn nêu lên thực trạng xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, bao gồm phần giới thiệu khái quát về TTCK Việt Nam và đánh giá xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam của MSCI. Chương 2 cũng đi vào phân tích thực trạng về các điều kiện nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam và đưa ra đánh giá chung đối với những điều kiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)