Các nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 80)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.3.2 Các nguyên nhân gián tiếp

TTCK Việt Nam là một thị trường mới được thành lập với nền tảng công nghệ, văn hóa, thị trường, khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa vững chắc. Đây là những thách thức lớn đối với thị trường, cụ thể là:

(1) Môi trường chính trị pháp luật: Theo chỉ số đánh giá tham nhũng Corruption Perceptions Index (2015) của Tổ chức minh bạch quốc tế thì Việt Nam hiện đang đứng thứ 112/168 quốc gia khảo sát về độ tham nhũng. Theo báo cáo Doing Business 2016 của World Bank (2016) thì Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 90/189 trên toàn cầu về môi trường đầu tư kinh doanh.Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa tính minh bạch của hệ

thống pháp luật, tiến độ cải cách đầu tư và thủ tục hành chính, cải thiện vấn đề tham nhũng, nếu như muốn tạo một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn.

(2) Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống. Theo Hiếu Minh (2016), có 3 rủi ro lớn mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt, trong đó, tình trạng bội chi ngân sách đang tăng nhanh sẽ là rủi ro lớn nhất. Cùng với đó, nguy cơ lạm phát trở lại và thị trường ngoại hối đối diện với sự bất ổn, gây sức ép lên tỷ giá trong nuớc. Những nhà điều hành cần có những chính sách để đối phó với những bất ổn về mặt vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn những tác động ngược chiều tới diễn biến của TTCK.

(3) Môi trường văn hóa – xã hội – nhân khẩu học: So với các quốc gia khác trong khu vực, người dân Việt Nam có đặc điểm thích tiết kiệm. Kết quả theo dõi hành vi người tiêu dùng được Công ty nghiên cứu Nielsen công bố cho thấy có tới 77% người Việt dùng tiền nhàn rỗi của mình để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như Singapore (62%) hay Thái Lan (63%). Nhu cầu đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các quỹ tại Việt Nam cũng ở mức thấp. Chỉ có 18% người Việt dùng tiền dư thừa để mua cổ phiếu hay rót vào các quỹ. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thức của công chúng đầu tư về chứng khoán và TTCK là việc cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai (Bạch Dương, 2016).

(4) Môi trường công nghệ: So với khu vực và thế giới, mặt bằng công nghệ của Việt Nam còn khá tụt hậu. Đánh giá của World Bank (2015) về tình hình môi trường công nghệ Việt Nam hiện nay cho thấy hạ tầng khoa học công nghệ, năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và quản lý nhà nước thực hiện chính sách khoa học công nghệ của Việt Nam còn yếu kém. Đây là thách thức chung đối với cả nền kinh tế trong đó có ngành chứng khoán khi mà cơ sở hạ tầng công nghệ là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường và cơ hội giao dịch của nhà đầu tư.

(5) Môi trường cạnh tranh: Theo Thu Thủy (2015), quy mô của thị trường tiền tệ lớn gấp nhiều lần so với tổng quy mô của TTCK với 4,7 triệu tỷ VND huy động và 3,4 triệu tỷ đồng vốn vay (bình quân năm 2014) so với con số gần 1 triệu tỷ vốn hóa của TTCK. Thị trường tiền tệ hiện nay vẫn là kênh huy động và cấp vốn quan trọng của nền kinh tế. Do đó, đối với các công ty, thị trường tiền tệ vẫn là một kênh tìm kiếm vốn thay thế cho TTCK trong trung và dài hạn. Điều này mang lại thách thức lớn cho TTCK Việt Nam trong việc thu hút, huy động vốn qua kênh đầu tư chứng khoán.cho TTCK Việt Nam trong việc thu hút, huy động vốn qua kênh đầu tư chứng khoán.

KẾT LUẬN

Chương 2 đề cập đến thực trạng của việc xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, khái quát về tình hình phát triển chung của TTCK Việt Nam từ khi hình thành đến nay và so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời đưa ra các đánh giá xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam của MSCI dựa trên các báo cáo đánh giá của MSCI vào năm 2015 và 2016. Trong chương này, học viên thực hiện phân tích cụ thể các thực trạng về các điều kiện nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, thông qua các tiêu chí về định lượng và định tính, đối chiếu với các tiêu chí xếp hạng TTCK mà MSCI đưa ra, nhằm đưa ra các đánh giá và nhận xét chung đối với những điều kiện đạt được và chưa đạt được, cũng như nguyên nhân chưa đạt được các điều kiện đó.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)