Nguyên nhân chưa đạt được các điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.3 Nguyên nhân chưa đạt được các điều kiện

(1) Các quy định về NĐTNN vẫn còn chưa rõ ràng và có sự chồng chéo giữa các quy định hiện hành khiến việc triển khai gặp khó khăn, tiêu biểu là đối với Nghị định 60, chưa có quy định cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; và vướng mắc giữa Nghị định 60 và Luật Đầu tư đối với tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, nếu NĐTNN sở hữu từ 51% và biến động quanh mức này thì hiện tại vẫn chưa xác định được tư cách pháp nhân của doanh nghiệp là trong nước hay ngoài nước.

(2) Chưa có các công cụ, cơ chế để hỗ trợ NĐTNN, mang lại tính bình đẳng giữa NĐTNN và NĐT trong nước như tạo khung pháp lý cho việc niêm yết chứng chỉ lưu

ký trên TTCK Việt Nam, không tính tỷ lệ cổ phiếu không có quyền biểu quyết vào tỷ lệ giới hạn sở hữu nước ngoài.

(3) Khả năng NĐTNN có thể tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh vẫn còn nhiều trở ngại do chưa có chế tài để công ty niêm yết phải công bố thông tin bằng tiếng Anh, cụ thể tại thông tư số 155/2015/TT-BTC quy định bắt buộc công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với các Sở GDCK, VSD, trong khi việc công bố thông tin song ngữ đối với các đối tượng khác chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích.

(4) Chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ trong Pháp lệnh ngoại hối hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như không cho phép mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú thực hiện bằng ngoại hối; giới hạn tổ chức tín dụng được phép giao dịch trên thị trường ngoại tệ; cơ chế tỷ giá hối đoái có sự điều tiết của Nhà nước;… khiến cho mức độ tự do thị trường ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn bị hạn chế.

(5) Thủ tục hành chính mới vẫn còn chưa thông thoáng hoàn toàn với NĐTNN, dù Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 123/2015/TT-BTC rút ngắn mời gian cấp và xác nhận điện tử mã số giao dịch chứng khoán cho NĐTNN xuống còn một ngày thông qua thành viên lưu ký, tuy nhiên thông tư mới này chưa chấp thuận các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, ngoại trừ tiếng Anh.

(6) Sự đầy đủ của các thông tin trên thị trường bằng tiếng Anh chưa cao. Thực tế cho thấy, ngoại trừ các công ty lớn với nhiều bộ phận chuyên trách khác nhau có thể thực hiện công bố thông tin hoạt động bằng tiếng Anh, các công ty nhỏ hơn vẫn chưa thực sự chú trọng vào công tác quảng bá hoạt động của mình đến cộng đồng quốc tế. (7) Vẫn còn độ lệch trong chuẩn mực, thông lệ kế toán giữa Việt Nam với quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kế toán hiện tại của Việt Nam gồm 26 chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành (Thư viện pháp luật, 2014). Khi hội nhập quốc tế đang được chú trọng, việc áp dụng Chuẩn mực IFRS cần được triển khai trong thời gian ngắn nhất.

(8) Sự không tách biệt trong cơ quan có chức năng lưu ký với cơ quan có chức năng thanh toán và bù trừ. Hiện nay, VSD vừa đóng vai trò là trung tâm lưu ký, vừa là trung tâm bù trừ và thanh toán, dẫn đến việc có thể xảy ra rủi ro về mặt quản lý và hoạt động khi quy mô thị trường được mở rộng (VSD, 2016).

(9) Thị trường OTC bị kiểm soát bởi Chính phủ. Hiện nay, thị trường UpCom là nơi tập trung của các công ty cổ phần chưa niêm yết tại Sở GDCK, đây có thể được xem là thị trường phi tập trung của Việt Nam, tuy nhiên thị trường vẫn chịu sự quản lý của HNX, nên mức độ tự do của thị trường này là không cao như các thị trường thuộc quốc gia khác.

(10) Chưa chính thức có quy định về cho vay và bán khống chứng khoán nhằm thiết lập một thị trường hiệu quả. Trên thị trường Việt Nam, nghiệp vụ cho vay và bán khống chưa có quy định triển khai do các nhà điều hành còn e ngại các rủi ro đến từ việc kinh doanh chênh lệch giá, thị trường còn non trẻ và nhà đầu tư chưa được trang bị đầy đủ kiến thức (Nam Phong, 2012). Thông tư 203/2015/TT-BTC được ban hành có quy định cho phép giao dịch trong ngày, tạo cơ sở cho việc giao dịch bán khống hạn chế, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của MSCI.

2.3.3.2 Các nguyên nhân gián tiếp

TTCK Việt Nam là một thị trường mới được thành lập với nền tảng công nghệ, văn hóa, thị trường, khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa vững chắc. Đây là những thách thức lớn đối với thị trường, cụ thể là:

(1) Môi trường chính trị pháp luật: Theo chỉ số đánh giá tham nhũng Corruption Perceptions Index (2015) của Tổ chức minh bạch quốc tế thì Việt Nam hiện đang đứng thứ 112/168 quốc gia khảo sát về độ tham nhũng. Theo báo cáo Doing Business 2016 của World Bank (2016) thì Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 90/189 trên toàn cầu về môi trường đầu tư kinh doanh.Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa tính minh bạch của hệ

thống pháp luật, tiến độ cải cách đầu tư và thủ tục hành chính, cải thiện vấn đề tham nhũng, nếu như muốn tạo một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn.

(2) Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống. Theo Hiếu Minh (2016), có 3 rủi ro lớn mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt, trong đó, tình trạng bội chi ngân sách đang tăng nhanh sẽ là rủi ro lớn nhất. Cùng với đó, nguy cơ lạm phát trở lại và thị trường ngoại hối đối diện với sự bất ổn, gây sức ép lên tỷ giá trong nuớc. Những nhà điều hành cần có những chính sách để đối phó với những bất ổn về mặt vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn những tác động ngược chiều tới diễn biến của TTCK.

(3) Môi trường văn hóa – xã hội – nhân khẩu học: So với các quốc gia khác trong khu vực, người dân Việt Nam có đặc điểm thích tiết kiệm. Kết quả theo dõi hành vi người tiêu dùng được Công ty nghiên cứu Nielsen công bố cho thấy có tới 77% người Việt dùng tiền nhàn rỗi của mình để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như Singapore (62%) hay Thái Lan (63%). Nhu cầu đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các quỹ tại Việt Nam cũng ở mức thấp. Chỉ có 18% người Việt dùng tiền dư thừa để mua cổ phiếu hay rót vào các quỹ. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thức của công chúng đầu tư về chứng khoán và TTCK là việc cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai (Bạch Dương, 2016).

(4) Môi trường công nghệ: So với khu vực và thế giới, mặt bằng công nghệ của Việt Nam còn khá tụt hậu. Đánh giá của World Bank (2015) về tình hình môi trường công nghệ Việt Nam hiện nay cho thấy hạ tầng khoa học công nghệ, năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và quản lý nhà nước thực hiện chính sách khoa học công nghệ của Việt Nam còn yếu kém. Đây là thách thức chung đối với cả nền kinh tế trong đó có ngành chứng khoán khi mà cơ sở hạ tầng công nghệ là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường và cơ hội giao dịch của nhà đầu tư.

(5) Môi trường cạnh tranh: Theo Thu Thủy (2015), quy mô của thị trường tiền tệ lớn gấp nhiều lần so với tổng quy mô của TTCK với 4,7 triệu tỷ VND huy động và 3,4 triệu tỷ đồng vốn vay (bình quân năm 2014) so với con số gần 1 triệu tỷ vốn hóa của TTCK. Thị trường tiền tệ hiện nay vẫn là kênh huy động và cấp vốn quan trọng của nền kinh tế. Do đó, đối với các công ty, thị trường tiền tệ vẫn là một kênh tìm kiếm vốn thay thế cho TTCK trong trung và dài hạn. Điều này mang lại thách thức lớn cho TTCK Việt Nam trong việc thu hút, huy động vốn qua kênh đầu tư chứng khoán.cho TTCK Việt Nam trong việc thu hút, huy động vốn qua kênh đầu tư chứng khoán.

KẾT LUẬN

Chương 2 đề cập đến thực trạng của việc xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, khái quát về tình hình phát triển chung của TTCK Việt Nam từ khi hình thành đến nay và so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời đưa ra các đánh giá xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam của MSCI dựa trên các báo cáo đánh giá của MSCI vào năm 2015 và 2016. Trong chương này, học viên thực hiện phân tích cụ thể các thực trạng về các điều kiện nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, thông qua các tiêu chí về định lượng và định tính, đối chiếu với các tiêu chí xếp hạng TTCK mà MSCI đưa ra, nhằm đưa ra các đánh giá và nhận xét chung đối với những điều kiện đạt được và chưa đạt được, cũng như nguyên nhân chưa đạt được các điều kiện đó.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Từ thực trạng xếp hạng TTCK Việt Nam được phân tích tại chương 2, các điều kiện đạt được của TTCK Việt Nam có thể được xem là thế mạnh nhằm tiếp tục củng cố và phát huy trong giai đoạn phát triển sắp tới. Đối với những điều kiện chưa đạt được, cần có các giải pháp đưa ra nhằm tìm ra hướng cải thiện và khắc phục. Chương 3 là các giải pháp được học viên đề xuất đối với việc nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam.

3.1SỰ CẦN THIẾT NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TTCK các nước được phân loại để thể hiện độ tin cậy, mức độ rủi ro, tính minh bạch, mức độ thanh khoản và mức độ phát triển khác nhau. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam không thể đứng ngoài hệ TTCK toàn cầu. Vì thế, việc nâng hạng thị trường sẽ thể hiện mức độ phát triển của TTCK Việt Nam và giúp TTCK Việt Nam gia nhập vào một sân chơi mới, rộng lớn, phát triển với mang lại nhiều cơ hội để cạnh tranh cùng các thị trường khác. Cụ thể là:

 TTCK Việt Nam được nâng hạng từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi sẽ tác động đến danh mục phân bổ của các loại hình đầu tư theo danh mục chỉ số. Từ đó kéo theo nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức và quỹ hưu trí, loại hình nhà đầu tư lớn nhất trên toàn cầu hiện tại. Đây là các loại hình nhà đầu tư ngại rủi ro nên đa phần chỉ đầu tư ở các danh mục cho thị trường phát triển hoặc mới nổi. Với sự tham gia sâu rộng hơn của các loại hình nhà đầu tư tinh vi này, TTCK Việt Nam sẽ giảm bớt tính đầu cơ và tiến tới đầu tư sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn, giúp cho thị trường phát triển bền vững.

 TTCK Việt Nam được nâng hạng từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi cũng sẽ lan tỏa hình ảnh của nền kinh tế Việt Nam trên toàn cầu. Từ đó hấp dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam, kéo theo sự tăng trưởng của nền kinh tế.

 Việc nâng hạng thị trường cũng kéo theo sự phát triển của các thành viên tham gia thị trường khác như nhà tạo lập thị trường, tổ chức mua và bán,… để tận dụng nguồn vốn và cơ sở nhà đầu tư mới. Sự lớn mạnh của các thành viên thị trường này sẽ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả hơn, gia tăng tính thanh khoản và tăng vị thế của thị trường.

3.2CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.1 Căn cứ vào những hạn chế của Thị trường Chứng khoán Việt Nam so với điều kiện của TTCK mới nổi điều kiện của TTCK mới nổi

 Tiêu chí về định lượng: Hiện tại trên TTCK Việt Nam có 4 công ty đáp ứng được 3 tiêu chí về định lượng đặt ra bởi MSCI, vượt mức tối thiểu là 3 công ty để được nâng hạng lên Thị trường Mới nổi, trong 4 công ty có 3 công ty đã vượt xa mức tối thiểu đặt ra của mỗi tiêu chí là MSN, VIC và VNM. Điều này giúp thị trường đảm bảo việc thỏa mãn các tiêu chí định lượng thị trường cho việc xét nâng hạng.

 Tiêu chí về định tính: MSCI dựa trên một loạt các tiêu chí để nhận định khả năng nâng mức xếp hạng của TTCK Việt Nam, trong đó có các tiêu chí được đánh giá cao, và các tiêu chí cần phải cải thiện, cụ thể như sau

Các tiêu chí được đánh giá cao bao gồm việc không cần chứng nhận đạt chuẩn của NĐTNN; mức độ hạn chế dòng chảy của vốn ở mức thấp; hệ thống quy định của thị trường nhất quán; hệ thống đăng ký, lưu ký và bảo quản được đánh giá cao nhờ sự hiện diện của VSD như là một trung tâm tập trung thực hiện hiệu quả tất cả các chức

Các tiêu chí cần phải cải thiện bao gồm tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN chưa được nới rộng hiệu quả; tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận thấp; vẫn còn hạn chế trong việc đảm bảo bình đẳng quyền lợi cho các cổ đông nước ngoài; mức độ tự do thị trường ngoại tệ chưa cao; thủ tục đăng ký và thiết lập tài khoản cho nhà đầu tư chưa thực sự thông suốt; luồng thông tin cung cấp vẫn còn sự bất cân xứng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước; hệ thống bù trừ và thanh toán vẫn còn tồn tại rủi ro; khả năng chuyển nhượng (cho/ biếu/ tặng) vẫn còn nhiều bất cập; các giao dịch vay mượn và bán khống chứng khoán vẫn chưa được triển khai.

3.2.2 Căn cứ vào tiềm năng phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Tuy còn tồn tại nhiều bất cập, tuy nhiên đặc điểm sơ khai của TTCK Việt Nam cũng chính là một ưu thế, mang lại nhiều tiềm năng trong quá trình mở rộng và phát triển của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thường xuyên chịu ảnh hưởng từ những biến động về chính trị trong nước cũng như khu vực, quốc tế, TTCK Việt Nam vẫn thể hiện sự tăng trưởng khá ổn định, cho thấy một dấu hiệu đáng mừng khi mục tiêu của toàn thị trường là xây dựng một TTCK lớn mạnh, bền vững, có khả năng bắt kịp và cạnh tranh với các thị trường khác trong khu vực.

 Việt Nam đã và đang tiếp tục hình thành một hệ thống TTCK tập trung hoàn chỉnh về thể chế và khung pháp lý. Cùng với sự phân cấp cụ thể của các cơ quan quản lý từ Bộ Tài chính, UBCKNN, hai Sở GDCK, VSD đã và đang đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của toàn bộ TTCK. Bên cạnh đó, khung pháp lý với hệ thống văn bản pháp quy đang ngày càng được hoàn thiện và sửa đổi nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tế của thị trường và các thông lệ quốc tế.

 Quy mô vốn hóa tăng trưởng cao, thanh khoản tương đối của thị trường tốt và sự tham gia tích cực của NĐTNN, triển khai nhiều sản phẩm, giải pháp kỹ thuật. Mặc dù quy mô thị trường hiện tại còn khá nhỏ, tính thanh khoản thấp so với các nước trên khu vực, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng quy mô vốn hóa khá cao (15,8% so với 2014) và

tỷ lệ giá trị thanh khoản trên giá trị vốn hóa tính đến cuối năm 2015 đạt khoảng 48% là một tỷ lệ ấn tượng so với bình quân khu vực. Giá trị danh mục đầu tư gián tiếp của NĐTNN cũng đã tăng 2,5 lần trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, việc liên tục nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới cùng các phương thức giao dịch ngày càng hiện đại trên thị trường đã tạo thêm nhiều công cụ và sự lựa chọn cho nhà đầu tư, nâng cao thanh khoản cho thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)