Giới thiệu khái quát về Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Thị trường Chứng khoán Việt Nam

UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996, là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của TTCK Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, TTCK đã trải qua những cột mốc đáng nhớ tiếp theo. Vào năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 cổ phiếu niêm yết đầu tiên là REE và SAM. Sau đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) lần lượt ra đời trong năm 2005. Năm 2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tên thành Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE). Thị trường đăng ký giao dịch Upcom cũng đi vào vận hành từ năm 2009 (Bình Minh, 2016).

Từ khi TTCK chính thức hoạt động trên thị trường vào năm 2000, các tổ chức điều hành thị trường đã triển khai nhiều sản phẩm cũng như công cụ giao dịch nổi bật, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tiêu biểu là việc tăng số phiên giao dịch trong ngày từ 3 lên 5 phiên (2002), triển khai giao dịch cổ phiếu quỹ (2004), khớp lệnh liên tục (2007), giao dịch trực tuyến (2009), lệnh thị trường (2012), chỉ số VN30 (2012), kéo dài thời gian giao dịch (2013), bộ chỉ số HOSE-Index (2014), rút ngắn thời gian thanh

toán từ T+3 về T+2 (2016), sàn Upcom điều chỉnh biên độ giao dịch từ ±10% lên ±15%, bộ chỉ số ngành (2016).

Không chỉ củng cố hoạt động của thị trường trong nước, Việt Nam cũng chú trọng đến hội nhập quốc tế khi trở thành thành viên hoạt động tích cực trong các tổ chức quốc tế như Liên kết ASEAN, Liên đoàn Các Sở GDCK Thế giới (WFE), Liên đoàn các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dương, Sáng kiến các Sở GDCK phát triển bền vững,… nhằm cập nhật thông tin và tình hình hoạt động của các TTCK trong khu vực cũng như học hỏi và áp dụng các thông lệ mới trên các lĩnh vực dành được nhiều sự quan tâm như quản trị công ty, phát triển bền vững, phát triển các sản phẩm mới,…

Hiện nay, TTCK Việt Nam ngày càng được xây dựng và tổ chức chặt chẽ. Hệ thống các thể chế thị trường được thiết lập hoàn chỉnh với cơ quan quản lý và giám sát trực tiếp thị trường là UBCKNN; việc tổ chức và quản lý giao dịch được thực hiện bởi HOSE và HNX. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường. Tham gia vào thị trường có gần 80 CTCK thành viên, 40 công ty quản lý quỹ và hơn 1,6 triệu tài khoản của nhà đầu tư với khoảng hơn 19 ngàn tài khoản của các NĐTNN (trong đó có gần 3000 tài khoản là tổ chức đầu tư nước ngoài) (VSD, 2015). Khung pháp lý dành cho TTCK ngày càng được hoàn thiện, nhiều văn bản pháp quy liên quan đến thị trường liên tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế phát triển của thị trường. Hệ thống các văn bản pháp quy được xây dựng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện niêm yết được nâng cao để tương xứng với quy mô vốn của doanh nghiệp cũng như thị trường trong khu vực.

Năm 2015 là năm đánh dấu chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Đây cũng là năm bản lề chuyển tiếp sang giai đoạn phát triển mới

ánh khá rõ nét những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và khu vực như tình hình bất ổn trên biển Đông, sự sụt giảm của TTCK Trung Quốc, phá giá đồng nhân dân tệ, sự biến động của giá dầu thế giới và áp lực nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ. Tuy là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2012 nhưng chỉ số VN-Index vẫn dẫn đầu về mức tăng trưởng trong khu vực khi các thị trường này đều có mức tăng trưởng âm , thể hiện tại bảng 2.1. Giá trị vốn toàn thị trường tại ngày 31/12/2015 đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 15,8 % so với cuối năm 2014, tương đương 31 % GDP ước thực hiện năm 2015 (HOSE, 2015 & HNX, 2015).

Hình 2.1: Mức tăng trưởng chỉ số VN Index so với các thị trường tiêu biểu

tại châu Á 2014 – 2015

(nguồn: Liên đoàn các Sở GDCK Thế giới – WFE)

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, tổng giá trị vốn hóa trên TTCK Việt Nam chiếm khoảng 49% GDP năm 2015 với gần 700 cổ phiếu, 600 trái phiếu và 2 quỹ ETF,

-17.6% -6.5% -12.2% -8.8% -5.1% -15.9% -8.5% -2.2% 1.8% -12.7%

trong đó giá trị vốn hóa của các cổ phiếu đạt khoảng 1,3 triệu tỷ đồng (tăng 15,8% so với cuối 2014 – chiếm khoảng 31% GDP) và dư nợ trái phiếu hơn 0,74 triệu tỷ đồng (khoảng 18% GDP). Vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE chiếm 88% giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu cả nước.

Trong năm 2015, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân hàng ngày toàn thị trường đạt hơn 2.500 tỷ đồng; tỷ lệ giá trị thanh khoản trên giá trị vốn hóa tính đến cuối năm 2015 đạt khoảng 48% khiến cho TTCK Việt Nam xét về tương đối trở thành một thị trường có thanh khoản tốt trong khu vực. NĐTNN liên tục có xu thế mua ròng trên TTCK Việt Nam từ năm 2009 đến nay, giá trị danh mục đầu tư gián tiếp đã tăng 2,5 lần trong vòng 5 năm qua.

Dù có đạt được sự tăng trưởng từ khi hình thành cho tới nay nhưng TTCK Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ bé khi so sánh với các thị trường trong khu vực và quốc tế. Tính cả hai Sở GDCK HOSE và HNX, giá trị vốn hoá thị trường của Việt Nam cuối năm 2015 đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương 58 tỷ USD (WFE, 2015). Chỉ tính trong khu vực ASEAN, các TTCK trong khu vực đều có giá trị vốn hóa hơn gấp nhiều lần so với TTCK Việt Nam, ngay cả như Philippines là thị trường bé nhất, cũng đã có vốn hóa gấp 5 lần TTCK Việt Nam.

Bảng 2.1: Giá trị vốn hóa thị trường các Sở GDCK trong khu vực

Đơn vị tính: tỷ USD

Sở Giao dịch Chứng khoán Giá trị vốn hóa (năm 2015)

Bursa Malaysia 383

Indonesia SE 353

Thailand SE 349

Hochiminh SE 52

Hanoi SE 6

(nguồn: WFE 2015)

Quy mô hạn hẹp cũng là yếu tố tác động đến thanh khoản, dẫn đến thị trường sẽ dễ bị ảnh hưởng nếu có những giao dịch lớn xảy ra. Theo kinh nghiệm của các Sở GDCK trong khu vực, các tổ chức đầu tư quốc tế lớn chỉ quan tâm và đầu tư khi thị trường có quy mô vốn hóa đủ lớn và giá trị giao dịch trung bình ngày từ 1 tỷ USD trở lên. Tuy tỷ lệ giá trị giao dịch so với tổng giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam khá tốt trong khu vực (gần 50%) nhưng giá trị giao dịch trung bình ngày trên thị trường vẫn còn rất nhỏ (khoảng 100 triệu USD/ngày) so với các thị trường khác. Điều này, gián tiếp hạn chế việc tham gia của NĐTNN vào Việt Nam.

Chính vì những hạn chế nói trên, TTCK Việt Nam hiện nay chỉ được các tổ chức tài chính trên thế giới xếp ở cấp độ thị trường cận biên. Điều này đã tác động trực tiếp đến việc phân bổ vốn của các NĐTNN khi họ đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó góp phần làm giảm sức hút đối với các NĐTNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)