7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.3 Kinh nghiệm nâng mức xếp hạng thị trường chứng khoán của một số quốc
vẫn có tâm lý dè dặt, do sự thay đổi này ảnh hưởng đến cấu trúc, tổ chức và hoạt động, và cần được thông qua tại đại hội cổ đông.
1.3.3 Kinh nghiệm nâng mức xếp hạng thị trường chứng khoán của một số quốc gia gia
1.3.3.1 Kinh nghiệm của UAE
Theo WFE (2016), TTCK UAE được thành lập từ năm 2000,với mức vốn hóa thị trường đạt hơn 200 tỷ USD vào cuối năm 2015 và có giá trị giao dịch gần 60 tỷ USD trong năm 2015. UAE có 3 Sở GDCK – Dubai Financial Markets (DFM), Abu Dhabi Securities Exchange (ADX) và Nasdaq Dubai. Trong đó, ADX và DFM đa phần thực hiện giao dịch chứng khoán vốn và trái phiếu nội địa, trong khi Nasdaq Dubai là nơi tập trung giao dịch sản phẩm tài chính quốc tế.
Theo Saidi, Prasad và Naik (2011), từ năm 2011, DFM và NASDAQ Dubai đã tiến hành hợp nhất về hoạt động, và cho đến hiện tại, cũng có thông tin và dự định cho việc hợp nhất ADX vào hoạt động của hai Sở trên. Việc hợp nhất sẽ tạo điều kiện trong việc khắc phục các vấn đề về phân mảnh thị trường, có thể hướng đến việc gia tăng thanh khoản và khối lượng giao dịch thông qua việc thu hút lớp nhà đầu tư mới và phân bổ lại danh mục, giảm chi phí giao dịch, không gian đầu tư đa dạng hơn.
Vào năm 2009, UAE được đưa vào danh sách các quốc gia được xem xét nâng hạng. Ở thời điểm này, UAE đã đáp ứng các tiêu chí định lượng nâng hạng của MSCI cũng như là thỏa mãn phần lớn các tiêu chí định tính. Nhưng đến năm 2014, UAE mới được xếp hạng thị trường mới nổi (MSCI, 2015***). Nguyên nhân khiến việc nâng hạng bị trì hoãn là do UAE vẫn còn hai hạn chế chính: đó là hệ thống thanh toán chứng khoán và hạn chế với tỷ lệ sở hữu của nước ngoài.
Để khắc phục hạn chế về mặt hệ thống thanh toán chứng khoán, UAE đã triển khai các hệ thống mới nhằm cải thiện nền tảng hạ tầng của thị trường như việc áp dụng nguyên tắc DVP vào tháng 5/2011. Việc hai Sở DFM và ADX áp dụng hệ thống thanh toán DVP đã làm giảm bớt các rủi ro có mặt trong quá trình thanh toán giao dịch tài chính, cũng như cho phép quá trình diễn ra tự động. Hệ thống này đã làm giảm bớt rủi ro xuất phát từ việc các nhà môi giới địa phương có thể luôn luôn truy cập vào các tài khoản giao dịch cũng như loại bỏ yêu cầu bắt buộc trong việc phân biệt giữa các tài khoản lưu ký và tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, MSCI cũng cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt đối với tính hiệu quả của khung tiêu chuẩn mới trong việc đảm bảo khả năng bảo vệ tài sản trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra, các giao dịch phi tập trung cũng được cho phép. Tuy nhiên, hoạt động cho, biếu, tặng chứng khoán vẫn bị cấm. Đối với tiêu chí thanh toán và bù trừ, một tiêu chí phụ đó là việc có mặt của cấu trúc tài khoản tổng (omnibus account structure). Tài khoản tổng được định nghĩa là một tài khoản giữa 2 công ty chứng khoán, khi một nhóm các tài khoản của khách hàng cá nhân ở công ty này được nhóm lại thành 1 tài khoản của công ty khác giúp làm giảm chi phí giao dịch. Ở UAE thì đã có Dubai NASDAQ cho phép cấu trúc tài khoản tổng.
Để khắc phục những hạn chế đối với tỷ lệ sở hữu của nước ngoài cũng như các quyền lợi khác của NĐTNN, UAE đã thực hiện thay đổi Luật Doanh nghiệp UAE và ban hành mới vào ngày 04/12/2011 để có thể giúp thị trường này đạt được những tiêu chuẩn mà MSCI đưa ra cho thị trường mới nổi. Luật mới cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên trên mức 49%, dành cho một số ngành nghề và doanh nghiệp nhất định. UAE cũng dần gỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, giảm số ngành nghề không cho phép các NĐTNN gia nhập và gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các ngành nghề nhất định. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp mới cũng đưa ra khuôn khổ chung
tính minh bạch, việc công bố thông tin báo cáo tài chính cũng như tính hiệu quả và nhất quán của hội đồng quản trị.
Mặt khác, UAE cũng chưa xây dựng được khung pháp lý và các quy định đối với việc cho vay chứng khoán và bán khống. Cho vay chứng khoán là giao dịch được thực hiện giữa hai bên, thông thường sẽ đi kèm một “Thỏa thuận cho vay chứng khoán” (Securities lending agreement – SLA) nêu ra các điều khoản của giao dịch. Có giá trị như một bản hợp đồng, thỏa thuận được lập ra dựa trên những luật/ quy định liên quan. Việc cho vay chứng khoán cung cấp tính thanh khoản cho các thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu, giúp giảm bớt chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường.
Các nhà lập pháp của UAE đã ban hành dự thảo các quy định về cung cấp thanh khoản, tạo lập thị trường, bán khống cũng như vay và cho vay chứng khoán. Điều này đã được chỉ ra bởi một số thành viên thị trường trong bản đánh giá của MSCI: Các quy định mới cho phép sử dụng các thỏa thuận vay và cho vay chứng khoán (securities borrowing and lending – SBL) và bán khống chứng khoán như là một phương án khả thi để giải quyết các vấn đề về cấu trúc tài khoản kép nhằm bảo vệ tài khoản (đặc biệt trong trường hợp giao dịch không thành công).
Kể từ tháng 5/2013, ngay sau khi được MSCI công bố đánh giá sẽ nâng hạng, thị trường UAE tăng trưởng liên tục. Chỉ số của Sàn ADX tăng từ 2881 điểm vào đầu năm 2013 và chạm đỉnh vào tháng 5/2014 với 5.253 điểm. Tương tự, Sàn DFM tăng từ 1.887 điểm lên 5087 điểm. Tuy nhiên vào tháng 6/2014 khi mà việc nâng hạng của MSCI chính thức được diễn ra thì cả 2 Sàn trên đều giảm mạnh và tiếp tục giảm nhẹ sau đó. Cụ thể là vào tháng 6/2014, ADX còn 4.551 điểm và DFM còn 3.942 điểm. Kể từ thời điểm đó đến hiện tại thì cả ADX và DFM vẫn chỉ dao động ở mức trên.
Cũng giống với giá trị chỉ số, giá trị giao dịch bình quân tháng của ADX cũng có các xu hướng biến động tương tự. Vào thời gian trước khi có công bố nâng hạng thì giá
trị giao dịch bình quân mỗi tháng của ADX là 1,10 tỷ USD. Sau khi có công bố nâng hạng của MSCI thì giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng của ADX là 3,23 tỷ USD. Và sau khi áp dụng chính thức việc nâng hạng thì giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng của ADX là 1,55 tỷ USD (WFE, 2016).
1.3.3.2 Kinh nghiệm của Qatar
TTCK Qatar được thành lập vào năm 1995, với mức vốn hóa thị trường gần 150 tỷ USD vào cuối năm 2015 và có giá trị giao dịch hơn 25 tỷ USD trong năm 2015
(WFE, 2016). Theo Saidi, Prasad và Naik (2011), Sở GDCK Qatar Exchange là một tổ chức tự điều hành dưới sự quy định của Cục Thị trường Tài chính Qatar, Cục có trách nhiệm giám sát tất cả các loại chứng khoán, luật thị trường và đảm bảo các đối tượng tham gia tuân thủ các quy định và luật lệ. Cục Thị trường Tài chính Qatar được thành lập vào năm 2005, trở thành cơ quan quản lý tất cả các hoạt động thị trường tài chính Qatar.
Tương tự với UAE, Qatar cũng được đưa vào danh sách xem xét vào năm 2009 và được chính thức nâng hạng vào 2014. Khi được đưa vào danh sách thì Qatar cũng đáp ứng tất cả các tiêu chí định lượng cũng như phần lớn các tiêu chí định tính. Nguyên nhân khiến việc nâng hạng bị trì hoãn là do Qatar cũng vẫn còn tồn tại một số vấn đề về pháp lý và công nghệ.
Đối với hệ thống thanh toán chứng khoán, tài khoản lưu ký và tài khoản giao dịch vẫn bị bắt buộc tách rời ra nhằm giảm bớt các rủi ro xuất phát từ việc những nhà môi giới trong nước có thể luôn luôn truy cập vào các tài khoản giao dịch. Mô hình DVP mới được kỳ vọng sẽ loại bỏ điều kiện phải tách biệt giữa tài khoản lưu ký và tài khoản giao dịch. Qatar đã đưa mô hình áp dụng nguyên tắc DVP vào hoạt động, tuy nhiên tác động của mô hình này vẫn đang trong quá trình xem xét. Việc đợi các phản ứng của
Đối với việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, các NĐTNN không cư trú có thể sở hữu tối đa 25% trong tổng số cổ phần của một CTNY (nếu công ty chấp nhận đặt ra mức sở hữu này). Công ty cũng có thể áp dụng hạn mức sở hữu riêng đối với cá nhân. Nếu được chấp thuận, các CTNY có thể gia tăng hạn mức sở hữu nước ngoài lên đến 100%. Tuy nhiên, trong thực tế, thị trường vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các vấn đề về hạn mức sở hữu nước ngoài. Các NĐTNN cũng cần phải cung cấp các cơ sở pháp lý và giấy tờ ủy quyền. Những nhà đầu tư đang sở hữu từ 25% cổ phần của một công ty cần thông báo với Sở GDCK Qatar (QE) trước khi mua thêm cổ phần. Bất kỳ nhà đầu tư nào sở hữu đang sở hữu ít hơn 10% cổ phần của một công ty niêm yết cũng cần thông báo với Sở QE cũng như đạt được sự chấp thuận của Sở trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào khiến tỷ lệ sở hữu vượt quá mức 10%. Để khắc phục vấn đề này, Qatar đã ban hành luật mới để CTNY có thể nâng mức giới hạn sở hữu nước ngoài lên 49% mà không cần có sự chấp thuận cũng như giảm thiểu sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ và quyền lợi giữa NĐTNN và nhà đầu tư trong nước.
Việc đăng ký đối với NĐTNN là bắt buộc. Mọi nhà đầu tư đều cần phải có Mã số Nhận dạng Quốc gia trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên quy trình thủ tục ở thị trường Qatar được thực hiện khá hiệu quả. Mỗi chủ sở hữu thực tế chỉ được cho phép có một tài khoản tại Trung tâm Bù trừ và Đăng ký.
Kể từ tháng 5/2013, ngay sau khi được MSCI công bố đánh giá sẽ nâng hạng, thị trường Qatar tăng trưởng liên tục. Chỉ số của sàn QE của Qatar thì tăng từ 2.105 điểm vào đầu năm 2013 và chạm đỉnh vào tháng 5/2014 với 3.423 điểm. Tuy nhiên vào thời điểm tháng 6/2014 khi mà việc nâng hạng của MSCI chính thức được diễn ra thì chỉ số Sàn QE giảm mạnh và tiếp tục giảm nhẹ sau đó. Cụ thể là vào tháng 6/2014; QE còn 2937 điểm. Kể từ thời điểm đó đến hiện tại thì chỉ số sàn QE vẫn chỉ dao động ở mức trên.
Cũng giống với giá trị chỉ số, giá trị giao dịch bình quân tháng của QE cũng có các xu hướng biến động tương tự. Vào thời gian trước khi có công bố nâng hạng thì giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng của QE là 1,28 tỷ USD. Sau khi có công bố nâng hạng của MSCI thì giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng của QE là 3,10 tỷ USD. Và sau khi áp dụng chính thức việc nâng hạng thì giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng của QE là 2,61 tỷ USD (WFE, 2016).
Qua đó, chúng ta có thể thấy được mặc dù việc nâng hạng sẽ giúp thị trường phát triển cả về quy mô và thanh khoản nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho việc phát triển thị trường chứng khoán. Bên cạnh việc nâng hạng thị trường thì chúng ta cũng cần củng cố các nguồn lực nội tại làm cơ sở cho việc tăng trưởng dài hạn của TTCK.
1.3.4 Bài học đối với Việt Nam
Thông qua so sánh đánh giá của MSCI đối với UAE, Qatar vào thời điểm được đưa vào danh sách xem xét tái đánh giá của MSCI và đánh giá của MSCI đối với Việt Nam ở thời điểm hiện tại, ta có thể thấy cả Việt Nam, UAE và Qatar đều được MSCI đánh giá tương đồng ở nhiều tiêu chí khác nhau bao gồm cả tiêu chí định lượng và phần lớn các tiêu chí định tính như tính mở đối với NĐTNN; sự dễ dàng cho dòng chảy của vốn; tính hiệu quả của cơ chế hoạt động của thị trường cũng như tính ổn định của khung thể chế. Với sự tương đồng cao như vậy và kinh nghiệm đã được MSCI đánh giá nâng hạng, Qatar và UAE sẽ là cơ sở phù hợp để Việt Nam học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để tiến tới nâng hạng thị trường.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số khác biệt cơ bản giữa thị trường của Qatar, UAE với Việt Nam như mức độ tự do trên thị trường ngoại tệ của Qatar và UAE rất cao nhờ vào sự thông thoáng ngoại tệ phục vụ cho việc xuất khẩu dầu mỏ; tiêu chí luồng thông tin cũng rất tốt do cả 2 nước trên đều sử dụng tiếng Anh một cách phổ biến. Từ đó,
cận phù hợp nhất dành cho thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó, các bài học được rút ra như sau:
Thứ nhất, để có thể được MSCI đưa vào đánh giá nâng hạng thì cần phải có một sự thay đổi lớn và đồng bộ trong khung pháp lý, quy định và cơ chế thị trường để tạo nên sự cải cách chính sách và thay đổi mạnh mẽ điều kiện thị trường. Đây phải là những cải cách mang tính nền tảng và cơ cấu nhằm giữ chân và thu hút các nhà đầu tư quốc tế cũng như củng cố sự tự tin của các nhà đầu tư trong nước. Qatar và UAE tiến hành các thay đổi đồng bộ như việc hợp nhất các Sở GDCK để tối ưu hóa nguồn lực thị trường; thay đổi các quy định về việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN; thay đổi Luật doanh nghiệp về các tiêu chuẩn quản trị cũng như công bố thông tin, áp dụng quy trình thanh toán DVP; xây dựng các dự thảo về cung cấp thanh khoản, tạo lập thị trường, bán khống cũng như vay và cho vay chứng khoán,…
Thứ hai, thị trường đang được xem xét cũng cần phải có bộ phận công tác trực tiếp với MSCI để cập nhật các thay đổi của thị trường một cách chính xác, rõ ràng và kịp thời; thể hiện được nguyện vọng, nhu cầu và đánh giá của NĐTNN đối với thị trường đang xem xét. MSCI hướng đến việc phản ánh các quan điểm và thông lệ của cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế nên đây là một phần rất quan trọng để hỗ trợ cho vấn đề nâng hạng thị trường.
Thứ ba, sau khi được MSCI tiến hành nâng hạng thì các thị trường sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng quá nóng do kỳ vọng của nhà đầu tư tăng quá cao trong khi tiềm lực kinh tế thị trường vẫn chưa được nâng cao từ việc sử dụng nguồn vốn đổ vào. Điều này gây nên sự bất ổn cho thị trường và khi kinh tế suy giảm sẽ tạo ra sự mất lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để giảm bớt ảnh hưởng của vấn đề này, các nhà quản lý cần chuẩn bị trước các biện pháp phòng ngừa và cũng như chính phủ cũng nên xây dựng các chính sách, hoàn thiện pháp lý, cải cách hành chính nhằm tăng khả
năng hấp thụ dòng vốn đổ vào một cách tốt nhất để chuyển hóa thành nguồn lực cho việc phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững.
KẾT LUẬN
Chương 1 đã hệ thống hóa được lý luận cơ bản về TTCK và xếp hạng TTCK như: khái niệm và vai trò của TTCK, các thông tin tổng quan về xếp hạng thị trường đối với TTCK, nêu ra sự cần thiết của xếp hạng thị trường đối với TTCK cũng như nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam. Các tiêu chí xếp hạng thị trường bao gồm các tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính được phân tích cụ thể, cung cấp cái nhìn chi tiết về phương pháp xếp hạng thị trường của MSCI. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích kinh nghiệm của hai quốc gia UAE và Qatar về nâng mức xếp hạng thị