GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ

NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.3.1 Giải pháp gia tăng tính mở đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong bảng tiêu chí đánh giá về tính mở đối với NĐTNN, TTCK Việt Nam được đánh giá tốt đối với tiêu chí yêu cầu chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư. Các tiêu chí không được đánh giá tốt là tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN; tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận; và quyền bình đẳng cho các NĐTNN. Giải pháp đối với từng tiêu chí như sau:

Tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN: Cần có một thông tư hướng dẫn và quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu NĐTNN đối với từng ngành nghề trong Luật Doanh nghiệp (Bộ Tư pháp). Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về tư cách của công ty khi NĐTNN nắm giữ số cổ phần dao động ở ngưỡng 50% do vướng mắc giữa Nghị định 60 và Luật Đầu tư. Điều này đòi hỏi sự phối hợp, cùng đưa ra giải pháp giữa Bộ Tài chính và Bộ

Tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận: các nhà tạo lập thị trường, cụ thể là UBCKNN, VSD và hai Sở GDCK cần phối hợp phát triển sản phẩm chứng chỉ lưu ký (Depository Receipt), tạo ra các bảng giao dịch nước ngoài,… để tạo một sân chơi riêng cho các NĐTNN nhằm tăng khả năng tiếp cận của nhóm nhà đầu tư này đối với các cổ phiểu trên TTCK Việt Nam.

Hai Sở GDCK cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), những ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì tiến hành thoái vốn một phần hoặc toàn bộ nhằm làm tăng độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; đẩy mạnh việc đa dạng hóa sở hữu, tăng sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào DNNN cổ phần hóa để cải thiện quản trị công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; điện tử hóa quy trình đấu giá hiện nay, giảm rủi ro từ yếu tố con người do sai sót khi tham gia đấu giá, điều này cũng giảm thiểu thời gian từ khi dăng ký tham gia đấu giá đến khi chính thức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư; công khai danh sách công ty cần cổ phần hóa theo lộ trình cụ thể, từ đó có cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành. Mặt khác, việc công khai danh sách cũng giúp cho các nhà đầu tư có thể chuẩn bị nguồn lực để tham gia; bổ sung quy định và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thực thi việc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom các công ty đại chúng, các DNNN đã thực hiện cổ phần hóa. Giả thiết toàn bộ các DNNN đã cổ phần hóa nếu đăng ký giao dịch trên TTCK thì chỉ riêng khối các doanh nghiệp này sẽ giúp TTCK tăng quy mô lên khoảng 55% - 60% GDP; bổ sung quy định hướng dẫn chào bán phát hành theo giá thị trường.

Quyền bình đẳng cho các NĐTNN

Đối với TTCK Việt Nam, để tăng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, việc các nhà điều hành đưa ra việc phân loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết cũng như hạn

Đối với quyền tiếp cận đầy đủ thông tin thị trường của NĐTNN, các nhà điều hành thị trường nên tiếp tục mở rộng việc chuyển ngữ các nội dung liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Việc mở rộng chuyển ngữ này giúp minh bạch hóa các thông tin và đảm bảo sự công bằng cho các NĐTNN. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần có lộ trình, quy định nhằm bắt buộc các công ty niêm yết thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin song ngữ.

Tăng cường hội nhập thị trường tài chính quốc tế: Tuy đây không phải là một tiêu chí được MSCI đánh giá, nhưng đây là giải pháp tổng thể, phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam nhằm gia tăng độ mở đối với NĐTNN.

Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập, trước mắt bắt kịp đà phát triển của các Sở GDCK phát triển trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Philippines,…

Định hướng xây dựng TTCK xanh và bền vững, dựa trên cơ sở Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tích cực và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế về chứng khoán và TTCK.

Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo; đẩy mạnh công tác triển khai các Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) đã ký kết với các đối tác nước ngoài, tăng cường và chủ động hợp tác với các Sở GDCK và tổ chức trên thế giới mà TTCK Việt Nam có quan hệ; thúc đẩy quá trình liên kết ASEAN, ban hành chủ trương, chính sách đồng bộ về các vấn đề như đầu tư ra nước ngoài, quản lý ngoại hối, giám sát thị trường.

3.3.2 Giải pháp nâng cao mức độ thuận lợi cho dòng chảy của vốn

TTCK Việt Nam được đánh giá tốt đối với tiêu chí về mức độ hạn chế dòng chảy của vốn do không có quy định hạn chế việc luân chuyển vốn của NĐTNN, tuy nhiên lại không được đánh giá tốt đối với tiêu chí về mức độ tự do trên thị trường ngoại tệ.  Mức độ tự do trên thị trường ngoại tệ: Khi thị trường tài chính – tiền tệ ngày càng hội nhập, việc giám sát ngoại tệ quá chặt chẽ sẽ gây ra cản trở cho sự phát triển nền kinh tế tự do, vì thế các nhà lập pháp cần xem xét việc cởi mở hơn trong các quy định đối với việc chuyển đổi ngoại tệ như việc không cần phải chứng minh mục đích khi chuyển đổi ngoại tệ, không hạn chế thành viên tham gia vào thị trường ngoại tệ. Ngoại tệ là vấn đề mà Chính phủ vẫn dành nhiều sự can thiệp trong tình hình hiện tại, tuy nhiên với tình hình biến động của nền kinh tế toàn cầu, cần giảm dần tác động của Chính phủ đối với tỷ giá ngoại tệ nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào ngoại tệ, phòng tránh các rủi ro mang tính hệ thống.

3.3.3 Giải pháp gia tăng tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường

Trong nhóm tiêu chí này, TTCK Việt Nam được đánh giá tốt ở các tiêu chí về những quy định của thị trường; hệ thống lưu ký; hệ thống đăng ký, bảo quản; và giao dịch. Tuy nhiên, hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường chưa cao do thị trường Việt Nam chưa được đánh giá tốt đối với các tiêu chí đăng ký và thiết lập tài khoản của nhà đầu tư; luồng thông tin; hệ thống thanh toán và bù trừ; khả năng chuyển nhượng; và cho vay chứng khoán và bán khống.

Việc Đăng ký và Thiết lập tài khoản của nhà đầu tư: Với thông tư 123/2015/TT-BTC được ban hành, sự phức tạp của các thủ tục đăng ký và thiết lập tài khoản của NĐTNN được cải thiện và rút ngắn đáng kể thời gian xử lý. Ngoài ra, việc

các NĐTNN. Vì vậy, học viên kỳ vọng tiêu chí này sẽ được cải thiện trong kỳ báo cáo đánh giá tiếp theo của MSCI.

Luồng thông tin

Do các đánh giá của MSCI dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư quốc tế, nên việc cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ toàn cầu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến phần lớn các tiêu chí của MSCI như đã đề cập. Vì vậy, các nhà điều hành thị trường cùng các công ty niêm yết, các CTCK thành viên cần phối hợp và nỗ lực trong việc cung cấp các thông tin hoạt động, các quy định, quy chế bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, việc có các thông tin càng đa dạng và kịp thời về công ty giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có cơ sở vững chắc hơn cho quyết định đầu tư của mình.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn thông tin cũng là một yếu tố quan trọng. Để thực hiện điều này cần áp dụng các thông lệ theo chuẩn mực quốc tế để tăng tính minh bạch, và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế - IFRS là thang đo được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà đầu tư quốc tế. Vì vậy, Bộ Tài chính cần rút ngắn lộ trình triển khai IFRS sẽ là bước tiến lớn nhằm thu hút nhà đầu tư, hướng đến việc nâng hạng thị trường.

Nâng cao chuẩn mực quản trị công ty, thông qua việc áp dụng IFRS; các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế đối với TTCK, thời điểm thực hiện từ 2018 trở đi; xúc tiến việc thành lập và từng bước chuyển đổi hoạt động Viện Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế; ban hành Quy chế quản trị công ty. Viện Quản trị công ty phối hợp với các trường đại học, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, tổ chức các chương trình đào tạo lãnh đạo cấp cao cho các doanh nghiệp; Sở GDCK phối hợp với Viện Quản trị công ty xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực về quản trị công ty, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết thực hiện; đánh giá hàng năm về tình hình công bố thông tin, quản trị công ty đối với các công ty niêm yết và có giải thưởng vinh danh những công

chí tham khảo đầu tư. Các tiêu chí chuẩn mực này từ mức độ khuyến khích sẽ dần được đưa vào quy định bắt buộc trong quy chế của Sở GDCK, buộc các công ty niêm yết phải thực hiện; nâng cao năng lực và thẩm quyền của Sở GDCK trong việc giám sát tình hình thực hiện các quy định về quản trị công ty của công ty niêm yết; có các biện pháp chế tài cụ thể đối với cá công ty niêm yết vi phạm quy định về quản trị công ty để nâng cao tính tuân thủ; có chính sách hỗ trợ cụ thể về thuế, phí,… đối với những công ty niêm yết tuân thủ tốt các quy định về quản trị công ty nhằm khuyến khích các công ty nâng cao tính tuân thủ.

Hệ thống thanh toán và bù trừ: Tại Việt Nam, VSD đảm nhận đồng thời chức năng lưu ký lẫn chức năng thanh toán và bù trừ nên theo MSCI sẽ có rủi ro hệ thống. Vì thế, cần nghiên cứu đánh giá hiệu quả và rủi ro của việc tách biệt giữa cơ quan đảm nhận chức năng lưu ký với cơ quan đảm nhận chức năng thanh toán và bù trừ, từ đó đưa ra kết luận về sự cần thiết của việc phân tách hoặc là kiến nghị với MSCI về hiệu quả của việc VSD đảm nhận cả hai chức năng để cải thiện tiêu chí này.

Cho vay và bán khống chứng khoán: UBCKNN cần phối hợp với hai Sở GDCK xây dựng cơ chế và quy định cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro để triển khai việc cho vay và bán khống chứng khoán, tiến tới một thị trường hiệu quả và linh hoạt với các biến động của TTCK.

3.3.4 Giải pháp thúc đẩy môi trường cạnh tranh

Cải thiện quy mô, thanh khoản của thị trường

Các nhà tạo lập thị trường cần hoàn thiện cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của NĐTNN, hoàn thiện hạ tầng công nghệ, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho NĐTNN tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam.

tổ chức có vốn nước ngoài đang niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK là tổ chức trong nước khi đầu tư, giao dịch trên TTCK nhằm hướng đến tính bình đẳng trên thị trường.

Xây dựng quy định về quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các quỹ thành viên cho lĩnh vực công nghệ cao (quỹ mạo hiểm/ quỹ vốn cổ phần tư nhân).  Đa dạng hóa công cụ và sản phẩm tài chính trên thị trường: Sở GDCK chủ động xây dựng lộ trình nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới trên thị trường, sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm cơ cấu, thúc đẩy việc triển khai sản phẩm REIT, phát triển thêm các sản phẩm ETF lên niêm yết, sớm triển khai sản phẩm Covered Warrant trên cổ phiếu và các dạng tài sản khác.

3.3.5 Giải pháp tăng tính ổn định của khung thể chế

Tái cấu trúc TTCK Việt Nam

Bộ Tài chính cần thúc đẩy tiến trình hợp nhất hai SGDCK, kết hợp với việc phân mảng thị trường, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức của Sở GDCK, VSD theo thông lệ quốc tế.

Thúc đẩy lộ trình tái cấu trúc và phân định thị trường nhằm tăng quy mô, thanh khoản và tính hiệu quả cho thị trường; sắp xếp lại thị trường cổ phiếu song song với việc triển khai hệ thống công nghệ mới. Việc tái cấu trúc thị trường không nhất thiết phải thực hiện sau khi hợp nhất hai Sở GDCK mà có thể tiến hành trước hoặc song song nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu cho thị trường.

Hai Sở GDCK (đối với HOSE là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đối với HNX là thị trường trái phiếu Chính phủ) cần thúc đẩy xây dựng hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp và tạo lập cơ chế liên kết giữa các thành viên thị trường sơ cấp với thành viên thị trường thứ cấp, từng bước tạo lập thị trường trái phiếu.

Cho phép vay chứng khoán để bán, mở rộng mô hình đối tác thanh toán trung tâm cho thị trường cơ sở.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống thể chế

Các nhà điều hành (Bộ Tài chính, UBCKNN và hai Sở GDCK) cũng như các thành viên thị trường cần phối hợp với nhau trong việc xây dựng và ban hành Luật Chứng khoán thế hệ mới, đồng thời tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ hướng dẫn Luật Chứng khoán, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong điều hành TTCK, hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm đảm bảo an toàn cho TTCK và cả hệ thống tài chính quốc gia.

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý hướng đến việc minh bạch thông tin và xử lý tranh chấp, tạo điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK.

Các văn bản pháp lý cần hoàn thiện theo hướng thống nhất, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm mới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa niêm yết trên TTCK.

Khung pháp lý và các văn bản pháp quy cần hướng đến các chuẩn mực chung trong khu vực ASEAN liên quan đến tiêu chuẩn công bố thông tin, niêm yết phát hành thêm, bản cáo bạch chung, chào bán xuyên biên giới, cơ chế giải quyết tranh chấp,…

KẾT LUẬN

các giải pháp, kiến nghị đối với việc nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK. Các giải pháp được đưa ra theo hai hướng, vừa khắc phục các điều kiện TTCK Việt Nam chưa đạt được theo đánh giá của MSCI, vừa dựa trên điều kiện hiện tại, bao gồm những hạn chế và tiềm năng phát triển. Mục đích của các giải pháp không chỉ hướng đến việc nâng hạng TTCK Việt Nam trong tương lai gần, mà còn đảm bảo TTCK Việt Nam xây dựng các hệ thống vận hành hiện đại, hạn chế rủi ro, phát triển ổn định, duy trì vững chắc các thành quả đạt được trong dài hạn.

KẾT LUẬN

Nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK là một đề tài tuy quen thuộc với TTCK toàn cầu, nhưng chỉ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây tại TTCK Việt Nam. Nhìn chung, việc xếp hạng thị trường được chia ra làm ba nhóm, là thị trường phát triển, thị trường mới nổi và thị trường cận biên (Việt Nam được xếp trong nhóm thị trường cận biên). Các quốc gia có mặt trong các bảng xếp hạng của các tổ chức xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)