Nhóm tiêu chí về quy mô và tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 36)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.3.2 Nhóm tiêu chí về quy mô và tính thanh khoản

Nhóm tiêu chí về quy mô và thanh khoản đã được lượng hóa, với việc quy định cụ thể số lượng công ty đáp ứng các tiêu chí đặt ra, quy mô công ty, quy mô chứng khoán và quy mô thanh khoản.

Thứ nhất: Quy mô công ty được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị vốn hóa thị

trường, các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển cho mỗi công ty lần lượt là 635 triệu USD, 1.269 triệu USD và 2.538 triệu USD. Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Giá trị vốn hóa thị trường được xác định như sau: (MSCI, 2016***) Giá trị vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành * Giá thị trường của cổ phiếu

Thứ hai: Quy mô chứng khoán được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị vốn hóa thị

trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng, các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển cho mỗi công ty lần lượt là 47 triệu USD, 635 triệu USD và 1.269 triệu USD. Trong số các cổ phiếu đang lưu hành của công ty thường có một phần bị hạn chế giao dịch vì lý do nào đó (ví dụ các cổ phiếu nắm giữ bởi ban lãnh đạo công ty hay chính phủ), vì thế phát sinh khái niệm về số cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float) của công ty. Quy mô chứng khoán, hay giá trị

vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng được xác định như sau: (MSCI, 2016***)

Giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng = Giá trị vốn hóa thị trường * Tỷ lệ tự do chuyển nhượng Tỷ lệ tự do chuyển nhượng =

Cổ phiếu lưu hành – Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng Cổ phiếu lưu hành

Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng là tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư dài hạn như là chính phủ; các công ty; ngân hàng; ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, nhân viên công ty; quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ góp vốn tư nhân.

Thứ ba: Tính thanh khoản được đo lường bằng chỉ tiêu ATVR (tỷ suất giá trị

giao dịch thường niên), các chuẩn tối thiểu của tiêu chí này đối với thị trường cận biên, mới nổi và phát triển lần lượt là 2,5%, 15% và 20%. MSCI sử dụng ATVR như một tiêu chí về tính thanh khoản nhằm quyết định đưa các chứng khoán vào bộ chỉ số MSCI. Chỉ tiêu ATVR được xác định như sau: (MSCI, 2016***)

(1) Xác định giá trị giao dịch trung vị tháng.

Giá trị giao dịch trung vị là giá trị giao dịch đã loại bỏ các giá trị giao dịch bất thường. Giá trị giao dịch trung vị tháng = Giá trị giao dịch trung vị ngày * Số ngày giao dịch Trong đó:

Giá trị giao dịch trung vị ngày: trung vị của các giá trị giao dịch hàng ngày trong tháng. Số ngày giao dịch là số ngày mà cổ phiếu được giao dịch trong tháng.

(2) Xác định tỷ suất giao dịch tháng (MTVR)

Tỷ suất này được xác định bằng cách chia giá trị giao dịch trung vị tháng cho giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh free-float ở thời điểm cuối tháng.

MTVR = Giá trị giao dịch trung vị tháng

Giá trị vốn hóa thị trường ∗ tỷ lệ free − float∗ 100 (3) Tỷ suất giao dịch năm (ATVR):

ATVR được xác định bằng cách lấy tổng của tỷ suất giao dịch tháng của 12 tháng gần nhất.

ATVR = ∑ MTVRt−i

11

i=0

Trong đó, MTVRt là tỷ suất giao dịch tháng của tháng t

Về cơ bản, ATVR có thể hiểu là tỷ lệ giữa giá trị giao dịch hàng năm và giá trị vốn hóa có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (việc điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng giúp xác định chính xác giá trị vốn hóa thực tế trên thị trường, do một số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn, không lưu thông trên thị trường).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)