Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 43)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.3.3 Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường

Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận của thị trường bao gồm các tiêu chí mang tính định tính nên MSCI có quy định cụ thể hơn đối với từng tiêu chí. Đồng thời, việc xem xét và đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của mỗi quốc gia được thực hiện tổng quan, giữa các tiêu chí cần có sự hài hòa và thống nhất nhất định. Theo phần C – bảng 1.2 quy định nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường, ta có thể thấy không có mức dữ liệu cụ thể nào được đưa ra đối với mỗi tiêu chí, mà MSCI sẽ thực hiện đánh giá trực tiếp đối với tình hình cụ thể của thị trường mỗi quốc gia, xem xét thị trường này có các chính sách tốt để hỗ trợ sự phát triển và mở rộng của thị trường hay không.  Thứ nhất – Tính mở đối với NĐTNN: Một trong những điểm được mong muốn

và NĐTNN trên cùng một thị trường. Nhằm đánh giá tính mở của thị trường đối với NĐTNN, MSCI đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

(1) Yêu cầu chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư: Chuẩn mực quốc tế đối với các thị trường phát triển không được có các yêu cầu về chứng nhận đạt tiêu chuẩn đối với NĐTNN. Nếu một thị trường áp dụng cơ chế chứng nhận nhà đầu tư tổ chức đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc giảm đi tính cạnh tranh, do một thị trường hiệu quả sẽ không đặt ra các hạn chế đối với các nhà đầu tư. Việc yêu cầu phải có chứng nhận nhà đầu tư đạt chuẩn sẽ dẫn đến việc đánh giá thấp dành cho thị trường, do việc này tạo ra sự phân biệt trong quyền lợi đầu tư không chỉ giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, mà còn giữa các NĐTNN với nhau.

(2) Tỷ lệ giới hạn sở hữu của NĐTNN: Mong muốn của các NĐTNN là không có sự khác biệt về cơ hội đầu tư giữa họ và các nhà đầu tư trong nước. Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài thường được đặt cho một số ngành đặc biệt, dẫn đến sẽ có độ lệch giữa các ngành về cơ hội đầu tư của NĐTNN. MSCI sẽ xem xét tỷ trọng của thị trường bị giới hạn tỷ lệ sở hữu để đánh giá tầm ảnh hưởng của việc giới hạn tỷ lệ sở hữu này. Trong bản đánh giá, khi tỷ trọng của thị trường bị giới hạn tỷ lệ sở hữu là lớn hơn 10% thì sẽ bị đánh giá là tiêu cực, khoảng từ 3% đến 10% sẽ tùy xem xét cụ thể và ít hơn 3% sẽ được đánh giá là tốt. Các mức đánh giá này được đưa ra dựa trên phân tích các tác động của việc giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN đến thị trường của tất cả các quốc gia. (3) Tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận: Khi tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đạt đến giới hạn, các nhà đầu tư phải đối mặt với một vấn đề quan trọng là những người mua gần nhất có thể bị buộc phải bán. Nói chung, việc vượt giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư mới bị đối xử không công bằng. Vấn đề này có thể được giảm thiểu nếu như có bảng giao dịch riêng cho NĐTNN, hoặc việc niêm yết

mức phí cao hơn so với tại nơi niêm yết chính thức. Để đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề này, MSCI sẽ xem xét tác động của việc loại trừ các chứng khoán có tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận thấp đến chỉ số đầu tư thị trường của các quốc gia tương ứng. Nếu có tác động hơn 1% lên chỉ số thì sẽ bị đánh giá thấp, tác động từ 0,3% đến 1% sẽ tùy xem xét cụ thể và tác động ít hơn 0,3% được đánh giá là tốt. Các mức đánh giá này được đặt ra sau khi phân tích trên các thị trường mức tác động của tỷ lệ cổ phiếu NĐTNN có thể tiếp cận thấp.

(4) Quyền bình đẳng cho các NĐTNN: Hạn chế đối với NĐTNN cũng được thể hiện qua hình thức như việc phân loại các cổ phần mà các NĐTNN chỉ được tiếp cận với cổ phần có quyền biểu quyết hạn chế. Các nhà đầu tư quốc tế mong muốn được đối xử công bằng cả về quyền lợi kinh tế và quyền biểu quyết. Để đạt được bình đẳng về quyền lợi kinh tế đòi hỏi ngoài các vấn đề khác thì còn phải có sự đối xử công bằng khi xảy ra các sự kiện doanh nghiệp, bao gồm cả việc dễ dàng tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, tính bình đẳng trong quyền biểu quyết không chỉ là những hạn chế biểu quyết dành riêng cho các NĐTNN, mà còn là những hạn chế đối với cổ đông thiểu số nói chung. Tỷ lệ giới hạn sở hữu nước ngoài thấp, sử dụng nhiều loại cổ phần với quyền biểu quyết khác nhau để thuận lợi trong việc kiểm soát công ty, các hình thức phân biệt đối xử đối với cổ đông nước ngoài và cổ đông thiểu số; tất cả sẽ dẫn đến việc TTCK bị đánh giá thấp về tiêu chí này.

Thứ hai – Mức độ thuận lợi cho dòng chảy của vốn: Xem xét đến dòng chu

chuyển vốn ra hoặc vào một thị trường có dễ dàng, có bị gián đoạn hay bị cản trở hoặc chi phí có cao không. Tiêu chí này bao gồm:

(1) Mức độ hạn chế dòng chảy của vốn: Các quốc gia hiện thời đang áp dụng, hay bị ghi nhận là gần đây có áp đặt các biện pháp kiểm soát để hạn chế dòng vốn ra và vào thị trường vốn sẽ bị đánh giá là tiêu cực.

(2) Mức độ tự do trên thị trường ngoại tệ: Tại các thị trường phát triển, tiêu chuẩn chung là phải có đơn vị tiền tệ có thể chuyển đổi hoàn toàn, tức là phải có thị trường ngoại tệ ở nước ngoài đang hoạt động. Các nhà đầu tư trên thị trường phát triển có thể thực hiện đồng thời tất cả các giao dịch ngoại tệ với đối tác mà họ lựa chọn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc không có thị trường giao dịch ngoại tệ ở nước ngoài sẽ dẫn đến đánh giá tiêu cực, do các bên phải tham gia giao dịch ngoại tệ trong nước với chi phí cao hơn, số lượng đối tác mua bán hạn chế, do vậy hiệu quả kinh doanh mang lại không thể đạt mức tốt nhất. Việc thiếu hụt ngoại tệ cũng được xem như là một vấn đề.  Thứ ba – Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường: Tiêu chí này

được đề ra để phản ánh quan điểm của các NĐTNN nhằm đảm bảo rằng phần sở hữu của họ được ghi nhận đầy đủ và được bảo vệ; những rủi ro trong hoạt động được giảm thiểu và những khía cạnh như giao dịch, thanh toán, bù trừ và lưu ký hoạt động một cách thông suốt trên cơ sở tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư. Tiêu chí này bao gồm: (1) Việc đăng ký và thiết lập tài khoản của nhà đầu tư: Số lượng và các loại hồ sơ được yêu cầu cùng với thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký và thiết lập tài khoản là cơ sở đánh giá cho tiêu chí này. Thời gian hoàn thành thủ tục bao gồm cả thời gian chuẩn bị bộ hồ sơ.

(2) Những quy định của thị trường: Bên cạnh mức độ tiên tiến của luật pháp và khung pháp lý điều hành thị trường tài chính, Sở GDCK và các đối tượng khác nhau tham gia thị trường tài chính; các yếu tố quan trọng khác cần phải lưu ý là: mức độ dễ tiếp cận (bao gồm thông tin bằng tiếng Anh), tính nhất quán và việc không thi hành đột ngột các quy định và luật. Việc thiếu tính nhất quán và có các thay đổi đột ngột trong chính sách, đặc biệt là các chính sách nhắm đến NĐTNN sẽ bị đánh giá là tiêu cực. (3) Luồng thông tin: Chất lượng luồng thông tin sẽ là nhân tố chính trong việc thể

Anh và chi phí hợp lý là các yếu tố quyết định đối với việc đánh giá tiêu chí này. Hơn nữa, chất lượng của chuẩn mực kế toán hiện hành cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư quốc tế, ví dụ như là việc đã áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) hay chưa.

(4) Hệ thống thanh toán và bù trừ: Sẽ xem xét các tiêu chí sau: Hệ thống thanh toán bù trừ vận hành tốt theo các chuẩn mực quốc tế như Nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với chuyển tiền Deliver Versus Payment (DVP); không có yêu cầu phải có đủ tiền và chứng khoán trước khi giao dịch. Cho phép sử dụng thấu chi và cấu trúc tài khoản tổng đúng nghĩa.

(5) Hệ thống lưu ký: Một yêu cầu quan trọng được đặt ra đối với hệ thống lưu ký là cơ chế hoạt động hiệu quả, có thể ngăn chặn thành phần môi giới có thể luôn luôn truy cập vào tài khoản của các nhà đầu tư và đảm bảo tài sản của nhà đầu tư được an toàn. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng lưu ký trong mỗi thị trường được đo lường bởi số lượng ngân hàng lưu ký vẫn đang hoạt động cũng như sự hiện diện của các ngân hàng lưu ký quốc tế.

(6) Hệ thống đăng ký và bảo quản: Sự có mặt của trung tâm đăng ký hoặc các tổ chức đăng ký độc lập và một trung tâm bảo quản là những yêu cầu quan trọng. Trung tâm bảo quản đóng vai trò của trung tâm đăng ký sẽ được xem là đạt chuẩn. Tuy nhiên, nếu tổ chức đăng ký là tổ chức phát hành hoặc một tổ chức lưu ký (hoặc vài định chế tài chính khác) đóng vai trò là trung tâm đăng ký thì sẽ không được đánh giá cao. (7) Giao dịch: Một chức năng quan trọng của tiêu chí này là khả năng thực hiện nhiều giao dịch theo nhóm tại cùng một mức giá dành cho nhiều tài khoản khác nhau. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà môi giới cũng được đo lường bởi số lượng tổ chức môi giới đang hoạt động, sự hiện diện của các nhà môi giới quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt với mức phí cạnh tranh.

(8) Khả năng chuyển nhượng: Có thể thực hiện cho, biếu, tặng cổ phần và giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) với chi phí tiết kiệm và tính hiệu quả cao. Những yếu tố trên là rất quan trọng trong trường hợp thay đổi người quản lý, sáp nhập và trong cơ chế hoạt động của quỹ ETF, ngày càng quan trọng trong việc quản trị đầu tư.

(9) Cho vay chứng khoán và bán khống: Sự hiện diện của cơ chế cho vay chứng khoán và việc bán khống chứng khoán là tiêu chuẩn của các thị trường phát triển đối với việc hỗ trợ bảo hiểm rủi ro trực tiếp và quản lý tài sản. Nói rộng hơn, các tiêu chí này được xem là thành tố phải có cho một thị trường hiệu quả, bằng cách cho phép thực hiện việc kiếm lời qua chênh lệch giá giữa các sản phẩm tài chính (Futures, Options, ETFs,…).

Sự hiện diện của các quy tắc và quy định điều chỉnh các hoạt động này là vẫn chưa đủ để đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Hoạt động cho vay chứng khoán và bán khống còn phải vận hành hiệu quả và đã được kiểm định.

Thứ tư – Môi trường cạnh tranh: Tại các thị trường phát triển, có nhiều biện

pháp luôn được đưa ra nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ và sản phẩm tài chính. Tùy theo khác biệt giữa các quốc gia mà dẫn đến việc có thị trường thì cho phép thành lập các trung tâm giao dịch cạnh tranh với Sở GDCK chính thức; còn thị trường khác lại tồn tại Sở GDCK độc quyền. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung tại tất cả các thị trường phát triển – và hầu hết các thị trường mới nổi – là tổ chức độc quyền không được lạm dụng vị thế của mình để áp đặt các điều khoản phi cạnh tranh trong việc cung cấp dữ liệu TTCK. Những điều khoản phi cạnh tranh này sẽ hạn chế việc tiếp cận của nhà đầu tư đối với các thông tin, dữ liệu và sản phẩm đầu tư, ví dụ như việc cung cấp các chỉ số được tính toán độc lập hoặc tạo ra các rổ chứng khoán được sử dụng trong việc tạo ra các sản phẩm tài chính. Việc tồn tại của các hành động

Thứ năm – Tính ổn định của khung thể chế: Các nhà đầu tư dài hạn thường

gắn bó lâu dài với các thị trường, vì vậy tính ổn định của thị trường là một tiêu chí quan trọng. Số lượng trường hợp can thiệp của chính phủ và các hạn chế đối với NĐTNN được dùng làm thang đo để đánh giá sự ổn định của cơ chế kinh tế tự do thị trường. Việc đánh giá theo tiêu chí này được thực hiện dựa trên sự cân nhắc về những gì đã diễn ra. Nó thể hiện những rủi ro tiềm tàng mà các NĐTNN có thể gặp do các chính sách phân biệt đối xử trong tình huống xảy ra khủng hoảng.

Việc xếp hạng của MSCI sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số toàn cầu lớn do các công ty quản lý tài sản sử dụng. Hàng năm, MSCI đều lấy ý kiến khảo sát của cộng đồng các nhà đầu tư về việc xếp hạng bằng cách đưa thêm một số TTCK tiềm năng vào danh sách rà soát. Kết quả rà soát sẽ được công bố trong Báo cáo xếp hạng hằng năm vào tháng 6. Các nước trong danh sách rà soát thuộc 3 trường hợp sau: i) Được xếp hạng lại; ii) Tiếp tục nằm trong danh sách phải rà soát để có những thay đổi cần thiết; và iii) Được đưa ra khỏi danh sách rà soát. Ví dụ, trong năm 2013, Hy Lạp thuộc đối tượng rà soát để xét xuống hạng từ thị trường phát triển xuống thị trường mới nổi, Hàn Quốc và Đài Loan thuộc đối tượng nâng hạng lên thị trường phát triển, UAE và Qatar nâng hạng lên thị trường mới nổi và Ma rốc xuống hạng thị trường cận biên.

Kết quả xếp hạng của MSCI có ảnh hưởng nhất định đối với TTCK của một nước vì nó có thể ảnh hưởng đến dòng vốn mà các công ty quản lý tài sản đầu tư vào hoặc rút ra khỏi thị trường đó. Các quỹ chỉ số, quỹ hoán đổi danh mục, quỹ hưu trí có tài sản là các loại cổ phiếu cấu thành nên chỉ số của MSCI có thể sẽ mua thêm cổ phiếu của thị trường mới được nâng hạng hoặc bán bớt cổ phiếu của một thị trường mới bị xuống hạng. Ngoài ra, việc xếp hạng các thị trường cũng là nhân tố đầu vào quan trọng trong việc thiết lập các chỉ số thị trường do nó tác động trực tiếp đến việc lựa chọn thêm mới hoặc bỏ bớt các chứng khoán thành phần của chỉ số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)