Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 74)

7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.2.3 Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường

(1) Việc Đăng ký và Thiết lập tài khoản của nhà đầu tư: Việt Nam không được đánh giá tốt về tiêu chí Đăng ký và Thiết lập tài khoản của nhà đầu tư, do các thủ tục chưa được rút gọn lại đơn giản cũng như thời gian xử lý hồ sơ khá mất thời gian, đặc biệt là các thủ tục dành cho NĐTNN.

Theo thông tư 213/2012/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của NĐTNN trên TTCK Việt Nam hết hiệu lực vào tháng 10/2015, tại điều 4, khoản 4 “Trong thời hạn năm (05) ngày đối với nhà đầu tư tổ chức và ba (03) ngày đối với nhà đầu tư cá nhân, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư”, đồng thời tại thời điểm này, hồ sơ phải được gửi trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới VSD.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều thay đổi nhằm cải thiện mức độ phức tạp và thời gian kéo dài của các thủ tục nhằm hỗ trợ nhà đầu tư thông qua việc ban hành thông tư 123/2015/TT-BTC thay thế thông tư 213/2012/TT-BTC. Theo thông tư

dịch chứng khoán với VSD thông qua thành viên lưu ký. Thời gian được rút ngắn, trong thời hạn một ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin khai báo bởi thành viên lưu ký, VSD sẽ cấp và xác nhận điện tử mã số giao dịch chứng khoán cho NĐTNN thông qua thành viên lưu ký trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến. Ngoài ra, thành viên lưu kí cũng thực hiện thẩm định hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trên hệ thống trực tuyến trên.

Mặc dù thời gian cấp mã số giao dịch cho NĐTNN đã được rút ngắn đáng kể, MSCI vẫn chưa đánh giá tốt các thủ tục giấy tờ do thông tư mới chưa chấp thuận các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, theo điều 4, khoản 3b “Ngoại trừ tài liệu bằng tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng Anh đã được công chứng hoặc chứng thực theo pháp luật nước ngoài, tài liệu bằng các tiếng nước ngoài khác phải được dịch sang tiếng Việt. Việc dịch ra tiếng Việt được thực hiện bởi thành viên lưu ký hoặc bởi tổ chức dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.”, tạo ra rào cản về mặt ngôn ngữ đối với NĐTNN. (2) Những quy định của thị trường: Hệ thống các quy định của thị trường được đánh giá tích cực khi đáp ứng được các điều kiện dễ tiếp cận, không mơ hồ và không thay đổi đột ngột, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên thị trường.

Đối với tính dễ tiếp cận của thông tin, mặc dù hiện nay hầu hết các thành viên thị trường đều có website hoạt động riêng, nhưng không phải toàn bộ các tổ chức đều công bố bằng tiếng Anh, gây khó khăn cho NĐTNN trong việc tìm hiểu các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, hoạt động của thị trường và đưa ra quyết định đầu tư. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể yêu cầu các tổ chức tạo lập thị trường phải chuyển ngữ các quy định, quy chế về hoạt động của thị trường sang tiếng Anh, cụ thể là còn nhiều quy chế của hai Sở GDCK và VSD vẫn chưa được chuyển ngữ sang tiếng Anh, gây khó khăn cho việc tìm hiểu của NĐTNN. Tuy nhiên, hai Sở SGDCK và VSD, cũng như UBCKNN đã và đang thực hiện công bố thông tin

song ngữ cho các quy định, quy chế mới ban hành, cũng như chuyển ngữ từng bước cho các quy định, quy chế được ban hành trước đây.

Đối với điều kiện các điều kiện rõ ràng, không mơ hồ, hiện nay hệ thống các quy định trên TTCK Việt Nam được quy định khá cụ thể, và phân chia theo các cấp độ từ cao đến thấp. Các Luật, Nghị định được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ sẽ được đi kèm theo các Thông tư hỗ trợ từ Bộ Tài chính, đồng thời tại UBCKNN và hai Sở GDCK và VSD cũng ban hành các quyết định và quy chế nhằm hướng dẫn cụ thể các hoạt động trên TTCK. Ví dụ, Luật Chứng khoán sửa đổi được Quốc hội ban hành từ tháng 11/2010, hiệu lực từ tháng 07/2011, kéo theo sự ra đời của Nghị định 58/2012.NĐ-CP và sau đó là Nghị đinh 60/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Chứng khoán. Sau đó, nhiều thông tư được ra đời hướng dẫn cụ thể hơn về những điều khoản được nêu ra trong Nghị định (như thông tư 123, 155, 203 (2015), 11 (2016),… còn hiệu lực cho đến hiện nay). Tuy trong nội bộ mỗi luật đã có sự phân cấp rõ ràng, nhưng giữa các Luật vẫn còn một số điểm chồng chéo, nổi bật hiện nay là điểm mâu thuẫn giữa Nghị định 60 và Luật Đầu tư – được phân tích tại mục C1.2.

Đối với điều kiện quy định không thay đổi đột ngột, đối với mỗi nghị định hay thông tư được ban hành, sẽ có các thông báo trước trên các phương tiện truyển thông về việc ban hành nghị định, thông tư mới, giúp các nhà đầu tư nắm bắt và chuẩn bị cho các sự thay đổi có thể xảy ra, đồng thời luôn có một khoảng thời gian nhất định từ khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến khi văn bản đó chính thức có hiệu lực, giúp các nhà đầu tư có được sự chuẩn bị tốt nhất.

(3) Luồng thông tin: Đối với một thị trường, luồng thông tin tốt mang lại sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với không chỉ các công ty mà còn đối với các nhà tạo lập thị trường. Luồng thông tin tốt cần bao gồm các yếu tố chất lượng, kịp thời, có phiên

Riêng về yếu tố kịp thời, thị trường Việt Nam đã đáp ứng được khi thông tư 155/2015/TT-BTC đã có quy định cụ thể về việc công bố thông tin của các Sở GDCK, VSD và các công ty. Đối với hai Sở GDCK, ngoài việc công bố thông tin về các quy định, hướng dẫn dành cho các thành viên thị trường, còn phải công bố kịp thời và đầy đủ các thông tin về các CTNY (thông tin cơ bản, báo cáo tài chính, nghị quyết đại hội đồng cổ đông, thay đổi nhân sự cấp cao...) và thông tin về tình hình giao dịch từng ngày của thị trường (chỉ số, vốn hóa, giá trị giao dịch, giá trị niêm yết, đấu giá, đấu thầu…). Đối với VSD cần công bố các thông tin khi xảy ra các sự kiện liên quan đến thành viên lưu ký, NĐTNN, thành viên bù trừ,… và các thông tin định kỳ liên quan đến số lượng tài khoản giao dịch của NĐT trong nước và nước ngoài, thông tin về việc cấp, hủy bỏ mã số giao dịch cho NĐTNN và thông tin về việc quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán. Riêng đối với UBCKNN, tuy chưa có quy định cụ thể nhưng đã thực hiện công bố thông tin về các văn bản pháp luật, thông tin về hoạt động quản lý nhà nước của UBCKNN (hoạt động cấp phép cho công ty đại chúng, cấp phép chào bán chứng khoán, quyết định xử phạt hành chính) cũng như các thông tin khác.

Tuy vậy, tiêu chí này của Việt Nam không được đánh giá cao do nguyên nhân đã được đề cập xuyên suốt phần thực trạng, đó là việc có rất ít công ty công bố thông tin bằng tiếng Anh. Việc công bố thông tin song ngữ hoặc bằng tiếng Anh của các công ty hiện tại chỉ được khuyến khích thực hiện chứ chưa có quy định chính thức nào bằng văn bản. Đồng thời, các thông tin tiếng Anh nếu được công bố cũng không đầy đủ bằng phiên bản tiếng Việt. Đây là một trở ngại rất lớn, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là mục tiêu hàng đầu đối với TTCK Việt Nam.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc học hỏi và áp dụng các thông lệ tốt cũng là một điểm cộng trong việc xem xét và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế. Chuẩn mực kế toán hiện tại của Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức độ xem xét, chưa áp dụng Chuẩn mực IFRS (dự kiến triển khai thử nghiệm 2018, chính thức bắt

buộc đối với CTNY 2020). Đây cũng là một chuẩn mực nên được áp dụng và triển khai sớm nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động của các công ty, bắt kịp các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

(4) Hệ thống thanh toán và bù trừ: Hiện tại, VSD vừa đóng vai trò là trung tâm lưu ký, vừa là trung tâm bù trừ và thanh toán. Đây là một điểm trừ theo đánh giá của MSCI, do có thể xảy ra rủi ro về mặt hoạt động giữa lưu ký và bù trừ - thanh toán nếu quy mô thị trường được mở rộng hơn về sau.

VSD thực hiện thực hiện thanh toán chứng khoán theo hình thức chuyển giao ghi sổ thông qua hệ thống tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký bên mua và bán đồng thời điều chỉnh thông tin sở hữu tài khoản của người đầu tư mua và người đầu tư bán. Việt Nam đã triển khai thanh toán T+2 từ đầu năm 2016. Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam) thực hiện thanh toán tiền theo kết quả bù trừ tiền của VSD thông qua hệ thống tài khoản tiền của các thành viên lưu ký mở tại ngân hàng thanh toán.

Thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc: việc chuyển giao chứng khoán tại VSD diễn ra chắc chắn và đồng thời với việc chuyển tiền tại Ngân hàng thanh toán (nguyên tắc DVP). Nguyên tắc DVP cho phép các bên tham gia giao dịch loại bỏ được các rủi ro về thanh toán, theo đó, bên mua và bán phải có đủ tiền và chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán. VSD có cơ cấu ID (hoặc tài khoản trực tiếp). VSD quản lý chứng khoán tới từng tài khoản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi chứng khoán đã được bù trừ, VSD sẽ thông báo kết quả tới từng thành viên tham gia lưu ký (CTCK và ngân hàng lưu ký) để họ ghi có hoặc ghi nợ tài khoản khách hàng của mình và sau đó chuyển hoặc nhận kết quả cân đối bù trừ. Nhưng VSD cũng sẽ kiểm tra ngay lập tức liệu các thành viên lưu ký có làm (ghi có hoặc ghi

thuần giữa các CTCK có liên quan, các công ty này phải hoàn thành việc chuyển tiền với ngân hàng thanh toán.

Để thực hiện cơ chế trên, hiện tại Việt Nam có yêu cầu phải có đủ tiền và chứng khoán trước khi giao dịch và không cho phép thấu chi. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ ký quỹ với công ty chứng khoán, mức ký quỹ có thể lên tới 50% tùy thuộc vào loại chứng khoán. Trong khi đó, ở các thị trường phát triển lại có thể thực hiện theo cơ chế DVP mà không cần phải có đủ tiền và chứng khoán trước khi giao dịch, cũng như cho phép thấu chi.

(5) Hệ thống lưu ký: Hiện tai, Việt Nam đã có trung tâm lưu ký tách bạch với Sở GDCK, đảm bảo hoạt động của thị trường được minh bạch và trôi chảy.

VSD cung cấp các dịch vụ về lưu ký chứng khoán cho khách hàng như: ký gửi chứng khoán, rút chứng khoán, chuyển khoản chứng khoán không qua giao dịch và phong tỏa, giải tỏa chứng khoán.

Khi có các yêu cầu về ký gửi, rút, chuyển khoản và phong tỏa/giải tỏa chứng khoán tại VSD, khách hàng phải thực hiện thông qua các thành viên lưu ký nơi mình mở tài khoản, thành viên lưu ký quản lý thông tin sở hữu chứng khoán của người sở hữu trên hệ thống tài khoản lưu ký ghi sổ. Việc chuyển quyền sở hữu đối với chứng khoán lưu ký tại VSD được thực hiện thông qua hình thức chuyển giao ghi sổ tài khoản mà không phải chuyển giao chứng chỉ vật chất.

Với cách thức tổ chức hoạt động khoa học, cơ chế DVP và hình thức chuyển giao ghi sổ tài khoản; hoạt động lưu ký, thanh toán và bù trừ đang ngày càng được nâng cao về hiệu quả vận hành và quản lý chặt chẽ các rủi ro trên thị trường.

(6) Hệ thống đăng ký và bảo quản: Hiện tại VSD cũng thực hiện chức năng của một trung tâm đăng ký và bảo quản. Theo MSCI, để đánh giá tốt ở tiêu chí này, chỉ cần sự

có mặt của trung tâm đăng ký. Việc trung tâm lưu ký và đăng ký tập trung lại cũng được xem là đạt chuẩn.

(7) Giao dịch: Hệ thống giao dịch của HOSE và HNX hiện tại có thể đảm bảo việc thực hiện nhiều giao dịch theo nhóm của các tài khoản khác nhau tại cùng một mức giá theo mức độ ưu tiên về giá và thời gian đặt lệnh trong phiên khớp lệnh liên tục. Hiện tại, toàn thị trường có khoảng gần 80 công ty chứng khoán thành viên. Điều này đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty môi giới, giúp chất lượng dịch vụ luôn được cải thiện và nâng cao, chi phí giao dịch hợp lý. Các yếu tố trên giúp tiêu chí giao dịch được đánh giá cao bởi MSCI.

(8) Khả năng chuyển nhượng: Hiện tại, Việt Nam đã có tổ chức sàn Upcom dành cho các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Thị trường UpCom được xây dựng dựa trên nhu cầu phát triển TTCK nói chung tại Việt Nam, có các ý kiến tư vấn của chuyên gia nước ngoài, có khung pháp lý cho thị trường đầy đủ, tạo một cơ chế hoạt động vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ, đem lại quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Sự ra đời của thị trường UpCom đã góp phần thúc đẩy quá trình tham gia thị trường do Nhà nước quản lý của các công ty đại chúng. Về mặt bản chất, đây có thể được xem là thị trường giao dịch phi tập trung của Việt Nam. Tuy nhiên, theo MSCI do thị trường này vẫn thuộc sự quản lý của Sở GDCK, nên không được xem là thị trường giao dịch phi tập trung. Ngoài ra, tuy các hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu như cho/ biếu/ tặng tại Việt Nam đã được cho phép nhưng vẫn còn vướng mắc nhiều thủ tục. Từ hai lý do trên dẫn đến đánh giá thấp ở tiêu chí này.

(9) Cho vay chứng khoán và bán khống: Theo các quy định ở thời điểm hiện tại vẫn chưa đề cập đến việc cho vay chứng khoán hay bán khống. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá không tốt của MSCI đối với tiêu chí này.

đầu tư có thể bán cổ phiếu đã mua nhưng chưa vào tài khoản, hoặc nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu và sau đó mua lại đủ số cổ phiếu đã bán trong cùng ngày giao dịch. Điều này có thể cải thiện việc đánh giá tiêu chí này của MSCI trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Dù vậy, để thực hiện giao dịch trong ngày thì nhà đầu tư phải được phép giao dịch ký quỹ, mà hiện tại cũng theo thông tư 203, NĐTNN không được thực hiện giao dịch ký quỹ. Đây cũng là một điểm tồn đọng cần giải quyết trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)