Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 26)

- Mức độ phát triển tài chính góp phần vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Các chính sách hạn chế tăng trƣởng kinh tế sẽ làm giảm cơ hội cho các ngân hàng. Tƣơng tự nhƣ vậy, các chính sách hạn chế khả năng của khu vực tài chính - ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế sẽ làm giảm triển vọng phát triển kinh tế bền vững.

- Các chính sách của chính phủ duy trì sự kiểm soát “trực tiếp” đối với hoạt động ngân hàng có xu hƣớng làm giảm khả năng và các động lực đổi mới, do vậy giảm lợi thế so sánh của các ngân hàng trong nƣớc. Một khuôn khổ đảm bảo an toàn, quản trị kinh doanh, giám sát phù hợp và các chính sách khuyến khích thị trƣờng là những yếu tố quan trọng để hoạt động ngân hàng đạt kết quả tốt trong dài hạn.

- Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trƣờng pháp lý ngân hàng trong nƣớc hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, có quy định quyền sở hữu rõ ràng, công tác thanh tra giám sát an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nƣớc và nƣớc ngoài) phát triển.

- Trình tự hội nhập quốc tế tối ƣu tùy thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng. Tự do hóa tài khoản vốn mang lại nhiều lợi ích về mặt tiếp cận các nguồn vốn, nhƣng từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cho thấy việc tự do hóa nhƣ vậy cũng tạo ra các rủi ro ở những nƣớc có hoạt động thanh tra hệ thống ngân hàng yếu kém và công tác quản trị doanh nghiệp thiếu hiệu quả. Hệ quả là phải điều chỉnh các vấn đề này trƣớc khi tiến hành tự do hóa tài khoản vốn cho các luồng vốn ngắn hạn chảy vào. Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và đang phát

triển cho thấy sự tham gia thị trƣờng của các NHNNg không gây tác động lớn đến sự luân chuyển vốn ngắn hạn.

- Hội nhập quốc tế với nguyên tắc chung là tiến tới đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và thực hiện các chính sách khuyến khích cạnh tranh. Cho phép các ngân hàng con và các chi nhánh NHNNg tham gia với lộ trình phù hợp (đặc biệt là đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ); đồng thời cho phép thực hiện sáp nhập và mua lại các ngân hàng trong nƣớc. Khuyến khích sử dụng các yêu cầu về vốn tối thiểu căn cứ theo mức dộ rủi ro là bằng với các yêu cầu về vốn quy định trong thỏa thuận Basel II. Tăng cƣờng năng lực thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra. NHTW cần nghiên cứu tách biệt giữa trách nhiệm đối với chính sách tiền tệ và thanh tra, giám sát khu vực ngân hàng.

- Trì hoãn để có thời gian cho các ngân hàng trong nƣớc cải cách bằng cách hạn chế sự tham gia của NHNNg là một chiến lƣợc không phù hợp từ khi các cam kết về cải cách là chắc chắn. Một khi đã cho phép NHNNg vào hoạt động thì việc hạn chế sự tham gia trên cơ sở nguồn gốc quốc gia sẽ giảm áp lực cạnh tranh. Những hạn chế làm tăng chi phí tƣơng đối của các NHNNg trong quá trình tham gia thị trƣờng có thể tạo ra lợi thế cho các ngân hàng trong nƣớc nhƣng lại dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và mức độ cạnh tranh thấp trên thị trƣờng.

- Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao. Do vậy, sở hữu nhà nƣớc chi phối trong các ngân hàng cần đƣợc nắm giữ ở mức phù hợp sao cho không ảnh hƣởng tới mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nếu các ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc chi phối thì các ngân hàng này cần phải có khả năng hoạt động nhƣ một pháp nhân độc lập.

- Các NHTM quốc doanh là những ngân hàng gặp phải khó khăn đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động do cấu trúc có tính lịch sử, thách thức lớn là phải tạo ra áp lực đối với ban quản lý để hoạt động có tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải hoạt động trên cơ sở thƣơng mại, theo khuôn khổ bảo đảm an toàn đã đƣợc quy định cho lĩnh vực ngân hàng. Nếu các NHTM quốc doanh không đƣợc chuyển sang hoạt động hoàn toàn trên cơ sở cạnh tranh, sự phát triển của hệ

thống ngân hàng sẽ bị hạn chế và Chính phủ sẽ phải gánh chịu những hậu quả phát sinh từ hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng này. Các NHTM quốc doanh có thể giữ đƣợc thị phần của mình trong một thị trƣờng đang tăng trƣởng nhanh chóng nhƣng về lâu dài trong bối cảnh hội nhập quốc tế khó có thể duy trì đƣợc nếu đặt dƣới sự sở hữu tập trung của nhà nƣớc. Để giữ vị trí có tính chất chi phối của mình, các ngân hàng này cần chuyển đổi theo một cấu trúc có tính cạnh tranh đầy đủ, cho phép phản ứng đƣợc với các tác nhân thị trƣờng trong chiến lƣợc kinh doanh và quy trình quản lý của ngân hàng. Các bƣớc để đạt đƣợc mục tiêu này bao gồm: Đánh giá chính xác về vốn, giá trị danh mục tài sản và các dịch vụ kinh doanh, điều này đòi hỏi phải hoàn thành việc chuyển sang thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS); Áp dụng nhất quán các tiêu chuẩn và yêu cầu về đảm bảo an toàn; Phân biệt rõ ràng vai trò của cơ quan quản lý, cơ quan có vai trò cổ đông/chủ sở hữu và ban điều hành của các NHTM quốc doanh; Các cơ quan có vai trò cổ đông phải đƣa ra các yêu cầu rõ ràng về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn và các hạn mức về việc cấp bổ sung vốn mới đối với các NHTM quốc doanh; Tăng cƣờng quyền hạn của ban quản lý các NHTM quốc doanh, ban quản lý phải độc lập có thẩm quyền đƣợc tuyển dụng và cho thôi việc, quy định mức lƣơng và các điều kiện, mở và đóng cửa các chi nhánh và phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan có vai trò cổ đông/chủ sở hữu và đƣợc hƣởng lƣơng thƣởng trên cơ sở kết quả hoạt động. Cơ quan có vai trò cổ đông/ chủ sở hữu cần tích cực đẩy mạnh sử dụng các cơ chế quản lý phù hợp căn cứ vào rủi ro và lợi nhuận trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, những lý luận cơ bản về hoạt động của một NHTM cũng nhƣ vấn đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập đã đƣợc đề cập đến. Luận văn cũng nêu lên những thành tựu hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phân tích những cam kết, lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng trong tiến trình hội nhập, đƣợc thể hiện trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) và Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Ngoài ra, luận văn cũng thể hiện thực trạng của lĩnh vực tài chính ngân hàng một số nƣớc đi trƣớc trong tiến trình hội nhập WTO và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP

Tăng trƣởng GDP trong 5 năm 2007-2011 sau khi Việt Nam gia nhập WTO chỉ đạt 6,5%/ năm theo báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tƣ nhìn lại sau 5 năm gia nhập. Không đạt mục tiêu kế hoạch 7,5%-8%/năm, thấp hơn 5 năm 2002-2006 (7,8%/năm) và giai đoạn khủng hoảng tài chính Đông Á 1996-2000 (7,0%/năm), nhƣng vẫn tƣơng đối cao so với nhiều nƣớc trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong giai đoạn 2007 đến giữa 2008, các chỉ tiêu kinh tế đạt ở mức cao, tăng trƣởng GDP năm 2007 đạt 8,5%/năm, cao nhất so với 10 năm trƣớc đó. Đó là nhờ các yếu tố bên ngoài thuận lợi (kinh tế thế giới tăng trƣởng cao, giá hàng hóa thấp, vốn đầu tƣ rẻ và dồi dào, các rào cản thƣơng mại tại các nƣớc bạn giảm nhờ hội nhập kinh tế quốc tế) và các yếu tố tích cực trong nƣớc (môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện mạnh mẽ, môi trƣờng chính trị ổn định, tâm lý phấn khởi và kỳ vọng của các nhà đầu tƣ).

Tuy nhiên, từ giữa năm 2008 đến nay tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm lại và thấp hơn nhiều so với 5 năm trƣớc khi gia nhập WTO (2008-2011 bình quân 6,1%/năm, năm 2009 chỉ đạt 5,3%/năm), do hai nhóm yếu tố ảnh hƣởng theo 2 chiều trái ngƣợc nhau.

Nhóm yếu tố không thuận lợi gồm: giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng cao (trừ năm 2009), tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (kinh tế các nƣớc bạn hàng chính suy thoái, luồng vốn FDI giảm mạnh) thông qua một số kênh liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ giá cả, thƣơng mại và đầu tƣ tác động vào nƣớc ta nhanh và mạnh hơn; một số yếu kém và hạn chế trong nội tại nền kinh tế bộc lộ rõ nét hơn.

Nhóm yếu tố thuận lợi gồm: giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng cao, thị trƣờng xuất khẩu mở rộng hơn nhờ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hai nhóm tác động trên, tác đông tiêu cực có mức độ ảnh hƣởng lớn hơn, lại đƣợc truyền dẫn nhanh hơn vào nền kinh tế do mở cửa.

Biểu đồ 2.1 Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2002-2011

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư[15]

Một yếu tố quan trọng tƣơng tác mạnh mẽ với các yếu tố tích cực và tiêu cực bên trong và bên ngoài nền kinh tế là chính sách của Chính phủ trƣớc và sau khi gia nhập WTO. Trƣớc hết, các chính sách thúc đẩy tăng trƣởng cao từ giữa năm 1999 đến trƣớc khi gia nhập WTO dựa vào mở rộng đầu tƣ với hiệu quả không cao ở mức độ nhất định đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó. Thêm vào đó, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới đã không đƣợc lƣờng hết trong kế hoạch 5 năm 1006-2010.

Điều không kém phần quan trọng là việc thiếu kinh nghiệm và năng lực hấp thu, trung hòa dòng vốn FDI tăng đột biến trong năm 2007; các lúng túng và không nhất quán giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để xử lý các bất ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008-2010 làm giảm tác dụng của từng chính sách; biện pháp chính

sách thƣờng bị chậm; chính sách vĩ mô thiếu lộ trình nhất quán và kiên định trong trung và dài hạn, thể hiện ở việc chính sách vĩ mô thiếu lộ trình nhất quán và kiên định trong trung và dài hạn, thể hiện ở việc các chính sách tài khóa tiền tệ khi xuất hiện áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay trở lại nới lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Điều này khiến các chính sách vừa thực thi không kịp phát huy tác dụng, gây ảnh hƣởng nhất định đến lạm phát và tăng trƣởng.

Từ đầu năm 2011 đến nay, chính phủ đã kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô cùng với các biện pháp an sinh xã hội.

Tăng trƣởng kinh tế đã trở lại trong năm 2010 (6,8%/năm) nhƣng lại giảm trong năm 2011 (5,9%/năm), cho thấy mức độ phục hồi chƣa vững chắc do nền kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới, còn những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa đƣợc khắc phục một cách triệt để. Ảnh hƣởng tích cực và đáng kể của hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ đã mong đợi ngay trƣớc khi gia nhập WTO không nhiều. Tuy nhiên, nếu không có hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trƣởng kinh tế nƣớc ta sẽ thấp hơn.

Thực tế trong 5 năm qua cho thấy nhiều cơ hội cũng nhƣ vô vàn thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã xuất hiện và tồn tại đan xen tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam, minh chứng cho tính đúng đắn của Nghị quyết số 08- NQ/TW cũng nhƣ nhận định của nhiều nghiên cứu trƣớc đây rằng hội nhập kinh tế quốc tế một mặt sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế; mặt khác cũng làm nền kinh tế dễ tổn thƣơng hơn, những biến động bất lợi và bất ổn của nền kinh tế thế giới nhƣ luồng vốn đầu tƣ, thị trƣờng tài chính, thị trƣờng dầu thô,… sẽ tác động lên thị trƣờng trong nƣớc nhanh hơn và mạnh hơn.

Để phân biệt rõ tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 do mặt trái của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại và tác động của gói chính sách kích thích kinh tế vào đầu năm 2009, mô hình kinh tế lƣợng vĩ mô của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng mức độ sụt giảm tăng trƣởng kinh tế nếu không có các giải pháp này. Kết quả mô phỏng cho

thấy, nếu chính phủ không đƣa ra gói kích thích kinh tế thì tăng trƣởng GDP chỉ có thể đạt ở mức 4-4,5%, thấp hơn so với thực tế 1-1,5 điểm phần trăm, với điều kiện vẫn giữ nguyên các giả định khác. Tăng trƣởng của khu vực công nghiệp, xây dựng bị tác động mạnh nhất.

Nhìn lại thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á trong thập niên trƣớc, khi Việt Nam chƣa mở cửa và hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, tăng trƣởng GDP bị sụt giảm với mức độ sâu hơn từ 8,2% năm 1997 xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999. Đây là minh chứng cho tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI GIAI ĐOẠN SAU HỘI NHẬP NHẬP

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam

So với lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng trên thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam có thể nói vẫn còn khá non trẻ, tuy rằng, Đông Dƣơng ngân hàng đã đƣợc hình thành từ cuối thế kỷ XIX. Để hiểu rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Việt Nam, ngƣời viết xin điểm qua một vài nét chính về sự hình thành ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ.

2.2.1.1. Thời kỳ 1945 - 1951

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đông Dƣơng, trong đó một nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dƣơng vẫn nằm trong tay tƣ bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền… Trƣớc tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dƣới các hình thức nhƣ “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền.

Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực. Nhiều biện pháp đã đƣợc áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, nhƣ: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công trái quốc gia…

Ngày 03/02/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nƣớc ta đƣợc thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫn cho chính sách và hƣớng dẫn nhân dân đi vào con đƣờng làm ăn tập thể.

2.2.1.2. Thời kỳ 1951 - 1954 - Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra chủ trƣơng, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)