3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
3.3.7. Đối tác chiến lƣợc với ngân hàng nƣớc ngoài
Xu hƣớng tìm đối tác để hợp tác chiến lƣợc giữa các NHTM Việt Nam và các NHNNg đã hình thành và có xu hƣớng phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc khuyến khích và mở rộng việc tham gia của các NHNNg, tập đoàn tài chính quốc tế, các tập đoàn lớn trong nƣớc, mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lƣợc của các NHTM CP của Việt Nam là hết sức cần thiết, để thúc đẩy cải cách hơn nữa và minh bạch thực sự các hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng thƣơng mại này.
Để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, các tập đoàn tài chính - NHNNg đã và đang tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đồng thời các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm,… của Việt Nam cũng đang chủ động, sẵn sàng và nhạy bén, thực hiện nhiều sự hợp tác có hiệu quả. Đây chính là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chứ không chỉ hiểu cạnh tranh là sự thôn tính, chèn ép lẫn nhau.
3.3.8. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng yếu kém, đẩy mạnh hoạt động M&A
Một hệ thống NHTM mạnh phải là một hệ thống ngân hàng đủ sức thực hiện đƣợc các yêu cầu của nền kinh tế về phƣơng diện: Huy động đƣợc vốn nhàn rỗi, đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn của các DN, các tổ chức kinh tế, mặt khác khi nền kinh tế đã tiếp nhận đƣợc nguồn vốn tín dụng do các NHTM cung cấp thì vấn đề sử dụng nó để đem lại hiệu quả xét cả về phƣơng diện vĩ mô và vi mô phải đạt yêu cầu. Nghĩa là vốn tín dụng đến với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân phải giúp các đơn vị này thúc đẩy đƣợc sản xuất phát triển, làm ăn có lãi, có thu nhập bù đắp đƣợc chi phí để có tiền trả nợ và lãi cho NHTM, đồng thời đơn vị vay vốn cũng phải có lãi hợp lý thì mới đƣợc xác định là có hiệu quả cả về phía NHTM và cả về phía đơn vị vay vốn.
Xuất phát từ vị trí đó, hệ thống NHTM trong nền kinh tế đƣợc ví nhƣ là xƣơng sống của nền kinh tế. Hoạt động của NHTM tốt sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển thuận lợi, ngƣợc lại hoạt động của hệ thống NHTM yếu kém: Huy động nguồn vốn nhàn rỗi không đƣợc, cho vay không thu hồi đƣợc vốn, dẫn đến thua lỗ, nợ xấu gia tăng, dẫn đến không những NHTM gặp khó khăn mà nó còn ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đó là sự sa sút về kinh tế của các doanh nghiệp vay vốn và ảnh hƣởng dây chuyền đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực.
Với số lƣợng các NHTM phát triển quá nhanh, mỗi NHTM lại có hàng chục, hàng trăm chi nhánh hoạt động, các NHTM phải đối mặt với quá trình cạnh tranh giữa các NHTM với nhau, còn phải cạnh tranh với ngay các định chế tài chính đó là: 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 105 công ty chứng khoán, 78 công ty môi giới chứng khoán, 02 công ty bảo hiểm nƣớc ngoài, 16 công ty cổ phần bảo hiểm… Vì vậy, hệ thống các NHTM Việt Nam cần phải tái cấu trúc lại. Đó là việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống NHTM sao cho hợp lý, đảm bảo cho NHTM trong nền kinh tế hoạt động theo pháp luật, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển của ngành NH và của nền kinh tế.
Để tái cấu trúc thành công hệ thống các NHTM cần thực hiện đƣợc các giải pháp sau:
Đối với các NHTMCP yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại... NHNN cần đƣa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt đƣợc sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các NHTM CP nhà nƣớc, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nƣớc ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên 30% – 40% – 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự can thiệp của nhà nƣớc vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng. Hiện nay, để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trƣớc hết và cần thiết phải giải quyết triệt để nợ xấu. Vì vậy, xử lý nợ xấu phải trở thành một chƣơng trình hành động quốc gia, phải có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của NHNN, sự tham gia có hiệu quả của chính các NHTM và của từng cán bộ ngân hàng. Vừa qua NHTM cơ cấu lại khoản nợ xấu cũng là một biện pháp để giảm nợ xấu trƣớc mắt. Nhƣng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp đƣợc cơ cấu lại nợ, đƣợc tiếp tục vay mới... sau đó lại không trả đƣợc nợ ngân hàng, thì nợ xấu ở những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao. Vì thế, việc thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) cũng là một trong những giải pháp cần thiết, nhƣng phải nhanh chóng triển khai một cách hiệu quả. Một vấn khác, đó là quan hệ sở hữu vốn đan xen lẫn nhau, giữa TCTD với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế (sở hữu chéo). Chính điều này không dễ đƣa ra đƣợc con số chính xác về nợ xấu của hệ thống. Do đó, phải chỉ ra tận gốc của sở hữu chéo, khoản sở hữu nào là hợp lý sở hữu nào là không hợp lý, nếu để dễ gây bất ổn hệ thống và có biện pháp phù hợp …mới có khả năng khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.
3.3.9. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong dài hạn
Với sức ép của quá trình hội nhập, vấn đề đặt ra đối với hầu hết các NHTM trong nƣớc hiện tại là làm thế nào thế nào để nâng cao tính cạnh tranh và khai thác
tối đa các cơ hội của một thị trƣờng mở mang lại. Tuy có nguồn vốn hạn chế, dịch vụ chƣa tốt nhƣng hệ thống NHTM Việt Nam lại có lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh, có đội ngủ nhân viên khá năng động với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, có thể len lỏi vào từng tầng lớp nhân dân. Trong khi đó, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cần có thời gian tƣơng đối dài để vƣợt qua những hạn chế này trong việc hoạch định và thực thi chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng. Điều quan trọng là mỗi ngân hàng có tận dụng đƣợc điều này không trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển.
Công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong dài hạn có thể bao gồm:
- Trên cơ sở cấu trúc lại tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lƣới dịch vụ, cải cách bộ máy quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ,…
- Xây dựng chiến lƣợc khách hàng cụ thể nhƣ phân loại thị trƣờng, khách hàng, địa bàn hoạt động.