2.2. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI GIAI ĐOẠN SAU HỘI NHẬP
2.2.2. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại sau hội nhập
Trong thời kỳ ngay trƣớc và sau khi hội nhập WTO, các hoạt động tài chính - ngân hàng đã bùng nỗ nhằm đón đầu cơ hội phát triển. Các NHTM hầu nhƣ đã đƣợc cấp phép và đi vào hoạt động từ trƣớc năm 2007. Khu vực NHTM NN vẫn giữ vị trí chi phối, song các NHTM CP đã bành trƣớng mạnh.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn trong năm 2007-2012 cũng làm rủi ro tài chính tăng lên đáng kể. Nguy cơ thiếu thanh khoản, “sai lệch kép” (sai lệch cơ cấu thời hạn và sai lệch cơ cấu đồng tiền) lớn, và nợ xấu trở nên nghiêm trọng hơn trong nhiều thời điểm. Trái với kỳ vọng về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc nâng cao trình độ quản trị rủi ro và chất lƣợng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng do những tác động tiêu cực khác trong bối cảnh hội nhập (khủng hoảng kinh tế) là lớn hơn.
Biểu đồ 2.2 Tăng trƣởng tín dụng thời kỳ 2001-2012
Nguồn: Báo cáo Thường niên Ngân hàng Nhà nước[19]
Đến năm 2011, áp lực tái cơ cấu hệ thống NHTM đã trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi chính phủ phải có những bƣớc đi mạnh mẽ. Đến cuối năm 2011, NHNN đã lần đầu tiền cho phép sáp nhập 3 ngân hàng: NHTM CP Sài Gòn, NHTM CP Đệ Nhất, NHTM CP Tín Nghĩa, khởi đầu của quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM.
Tín dụng đã tăng nhanh và liên tục so với giai đoạn trƣớc năm 2007. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng thậm chí đạt tới 53,9% vào năm 2007 và 39,6% vào năm 2009. Chỉ đến năm 2011, trƣớc sức ép trở lại của lạm phát và ảnh hƣởng khủng hoảng tài chính thế giới, tín dụng mới đƣợc thắc chặt và tăng trƣởng tín dụng cả năm 2011 chỉ đạt 12%.
Độ sâu tài chính Việt Nam cũng đƣợc cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2007- 2012, dƣới tác động của các dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ sự tham gia sâu rộng của các NHTM nƣớc ngoài. Sự hiện diện của các NHTM nƣớc ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh và năng lực quản trị của hệ thống ngân hàng mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính.
Tác động trực tiếp của việc mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng từ năm 2007 là không nhiều, thể hiện qua việc thị phần hoạt động của khối NHNNg không tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của khối này lại rất thấp, cho thấy năng lực quản trị rủi ro cũng nhƣ khả năng lựa chọn các dự án hiệu quả để tài trợ tín dụng.
Trong khi đó, thị phần trong cả tổng tín dụng và tổng huy động của khối NHTM NN giảm liên tục. Từ năm 2011, khối NHTM NN đã mất vị trí dẫn đầu về thị phần huy động cho khối NHTM CP. Sự trỗi dậy của khối NHTM CP trƣớc áp lực cạnh tranh từ các NHNNg là những minh chứng tích cực cho phát triển hệ thống ngân hàng sau khi gia nhập WTO.