DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 77 - 80)

THƢƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

Xuất phát từ yếu tố năng lực nội tại của các NHTM cũng nhƣ những áp lực cạnh tranh từ yếu tố hội nhập quốc tế, các NHTM đã có sự chuẩn bị nguồn lực từ trƣớc để đáp ứng trƣớc sự xâm nhập từ các TCTD nƣớc ngoài vào Việt Nam.

3.1.1. Tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa và đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động dịch vụ vụ

Công nghệ hiện đại quyết định sức cạnh tranh và đầu tƣ vào công nghệ là hƣớng ƣu tiên số một nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tiết kiệm chi phí, tối đa hóa khả năng xử lý và hiệu quả quản lý nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng. Sự phát triển đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng là tất yếu bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của các khách hàng ngày càng đa dạng hơn, khó tính hơn, đòi hỏi chất lƣợng dịch vụ cao hơn. Do đó, chỉ có ứng dụng công nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng ngày càng chuyên biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của mình với những gói sản phẩm riêng cho từng đối tƣợng khách hàng khác nhau.

Hiện nay, các NHTM đang quyết liệt đi theo hƣớng này. ACB đi theo con đƣờng tín dụng qua mạng internet, Techcombank tiên phong đƣa dịch vụ thanh toán qua mạng… đã chứng tỏ năng lực công nghệ và quản trị hệ thống của các ngân hàng đã có sự chuẩn bị từ trƣớc và có sự tiến bộ vƣợt bậc.

3.1.2. Sự chuyên biệt hóa ngày càng sâu sắc, chọn lối đi riêng trên từng phân khúc thị trƣờng nhất định khúc thị trƣờng nhất định

Do điều kiện nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân sự,.. của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các NHNNg nên nếu đầu tƣ dàn trải, không theo hƣớng tập trung vào thế mạnh của mình thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao. Các ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào những mũi nhọn chiến lƣợc của mình để giữ vững thị phần của mình trong từng phân khúc thị trƣờng nhất định. Các phân khúc thị trƣờng có thể phân khúc theo tính chất, cấp độ dịch vụ hoặc nhóm khách hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự xuất hiện của các ngân hàng chuyên biệt hóa nhƣ ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng thanh toán,… Hiện tại một số ngân hàng đã xác định rõ hƣớng đi chiến lƣợc riêng của mình nhƣ: Vietcombank và BIDV hƣớng trở thành tập đoàn tài chính đa năng, ACB hƣớng tới ngân hàng bán lẻ, Seabank hƣớng tới ngân hàng đầu tƣ,… trong đó đối với các NHTM thì mảng dịch vụ bán lẻ là phù hợp và hấp dẫn hơn nhƣng tính cạnh tranh cũng không kém phần gay gắt.

3.1.3. Củng cố, gia tăng mạng lƣới và cạnh tranh nguồn nhân lực chất lƣợng cao cao

Trong thời gian vừa qua, nhiều NHTM đã có tốc độ nhân lực khá cao, từ 30% đến 70% nhờ vào chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó sức hấp dẫn về chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến ngày càng đƣợc gia tăng trong khu vực tƣ nhân. Trong bối cảnh thị trƣờng lao động ngày càng ổn định hoàn thiện, cạnh tranh nguồn nhân lực sẽ tiếp tục gắt gao hơn và sức hút nhân tài không chỉ dừng ở lƣơng hay cổ phần mà còn nhiều chính sách khác. Sự cạnh tranh từ phía nhân sự không chỉ là nhân sự giản đơn mà từ nhân sự cao cấp. Những vấn đề này đang và sẽ tiếp tục nóng bỏng và là dấu chấm hỏi lớn đối với quản trị nhân sự trong ngân hàng để có thể thu hút và giữ chân nhân tài.

3.1.4. Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và đẩy mạnh hợp tác chiến lƣợc

Trong thời gian tới, sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng đƣợc thể hiện rất rõ qua quan hệ thanh toán liên ngân hàng, chia sẽ thông tin lẫn nhau, liên kết phát triển dịch vụ nhƣ thị trƣờng thẻ ATM, thẩm định hồ sơ vay vốn.. với mục đích tăng cƣờng sức mạnh chống lại sự cạnh tranh từ các ngân hàng nhà nƣớc. Trong thời gian tới, để chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh thật sự, các NHTM sẽ ngày càng tăng cƣờng hơn nữa mối liên kết hợp tác này. Tuy nhiên, nếu liên kết thật sự mang lại hiệu quả thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng, chống đỡ tốt hơn trƣớc những cú sốc của thị trƣờng và ngƣợc lại, nếu làm không tốt sẽ làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau và dễ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền khi có cứ sốc lớn.

3.1.5. Đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, gia nhập làn sóng toàn cầu hóa, thu hút nguồn lực ngoại, vƣơn tầm khu vực và thế giới thu hút nguồn lực ngoại, vƣơn tầm khu vực và thế giới

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang tăng cƣờng thu hút ngoại lực nhƣ vốn, công nghệ kỹ thuật, nhân lực trình độ cao,… thông qua việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài, hợp tác liên kết với các hãng lớn của nƣớc ngoài nhằm mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng giá trị của mình thể hiện qua sự hợp tác quốc tế giữa: ACB – Standard Charter Bank, Techcombank – HSBC, Sacombank – ANZ, VpBank – OCBC,…

Một xu hƣớng lớn của các NHTM Việt Nam là sẽ nhanh chóng bƣớc vào giai đoạn quốc tế hóa, tiến tới hoạt động ngân hàng mang màu sắc toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa sẽ xóa nhòa ranh giới địa lý và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hiện diện thƣơng mại theo quan niệm của WTO. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đã mở rộng thị trƣờng Lào, Campuchia, Trung Quốc, một số nƣớc Châu Âu và Châu Phi. Sự khởi sắc của một số ngân hàng ACB, BIDV, Sacombank tham vọng vƣơn ra khu vực và thế giới là dấu hiệu tốt hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt Nam với các nƣớc này đang tăng nhanh đáng kể thì sự hợp tác mang tính toàn cầu hóa là một bƣớc đi hoàn toàn đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)