ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 80 - 84)

THƢƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Định hƣớng phát triển ngành ngân hàng

Phát triển toàn diện ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc đặt trong mối quan hệ với Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2010-2020, chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 nhằm giải quyết những vấn đề chiến lƣợc của ngành ngân hàng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng, đồng thời hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ này;

Mục tiêu, định hƣớng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng đƣợc triển khai trên cơ sở đổi mới triệt để, toàn diện trên tất cả các mặt từ mô hình tổ chức bộ máy đến đến chính sách và công cụ thực hiện chính sách; từ cơ chế quản lý, quản trị, điều hành đến nghiệp vụ và công nghệ; từ cơ sở vật chất đến con ngƣời, trên cơ sở đƣờng lối quan điểm của Đảng về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh, xu thế trong nƣớc và quốc tế.

Mục tiêu, định hƣớng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng gắn liền với chiến lƣợc phát triển tổng thể hệ thống tài chính và phát triển thị trƣờng tài chính, trong đó hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ là bộ phần cấu thành quan trọng nhất.

Cải cách và phát triển NHNN và hệ thống các TCTD đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với cải cáh toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc để bảo đảm tính đồng bộ và khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình cải cách và phát triển ngành ngân hàng.

Cải cách hệ thống ngân hàng để phát triển, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và mở cửa thị trƣờng tài chính. Vì vậy, cần đổi mới nhanh chóng, căn bản và triệt để hệ thống ngân hàng để bảo đảm hội nhập quốc tế vững chắc, thành công trong lĩnh vực ngân hàng. Phát triển hệ thống ngân hàng trở thành trụ cột của hệ thống tài chính, vừa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vừa

hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác tham gia có hiệu quả vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam ổn định, an toàn và hiệu quả bền vững trên cơ sở phát triển đồng bộ 5 thành tố chủ yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam: Năng lực điều hành tiền tệ và giám sát hệ thống TCTD, thị trƣờng tiền tệ của NHNN; Năng lực tài chính và hoạt động của hệ thống TCTD; Hệ thống pháp luật; Hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán; Thị trƣờng tiền tệ.

3.2.2. Định hƣớng phát triển các ngân hàng thƣơng mại

Vai trò chi phối trong hệ thống ngân hàng: các NHTM nhà nƣớc và NHTM có cổ phần chi phối của nhà nƣớc đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Các NHTM NN cùng với các NHTM CP trong nƣớc đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các TCTD nƣớc ngoài và các TCTD phi ngân hàng khác góp phần bảo đảm sự phát triển hoàn chỉnh, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lƣợng cao và thƣơng hiệu mạnh.

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án tái cơ cấu các NHTM nhà nƣớc và đề án cũng cố, chấn chỉnh các NHTM cổ phần:

- Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động)

+ Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ƣơng đến chi nhánh theo hƣớng nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xu hƣớng phát triển công nghệ, chiến lƣợc kinh doanh của NHTM. Chuyển mô hình tổ chức theo chức năng và địa giới hành chính sang mô hình tổ chức theo nhóm khách hàng kết hợp với nhóm dịch vụ.

+ Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành. Hội đồng quản trị là cơ quan thƣờng trực có quyền lực quan trọng nhất, có thực quyền đại diện chủ sở hữu của ngân hàng, có

nhiệm vụ giám sát toàn diện hoạt động của ngân hàng và ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của ngân hàng. Bộ phận giúp việc hội đồng quản trị ít nhất gồm có ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hội đồng và ủy ban quản lý rủi ro.

+ Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Xức tiến hiện diện thƣơng mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các NHTM Việt Nam tại các thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tƣ, thƣơng mại lớn và có tiềm năng phát triển với Việt Nam để từng bƣớc thâm nhập và cạnh tranh cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trƣờng quốc tế.

+ Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cƣờng năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống để tăng cƣờng vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của hội sở chính NHTM. Tách bạch hoạt động quản lý rủi ro với hoạt động giao dịch, kinh doanh của ngân hàng. Phát triển các hệ thống: quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản, quản lý tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý thanh toán, quản lý công nghệ, quản lý chiến lƣợc kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập Hội đồng quản lý tài sản và bảo đảm để cơ quan kiếm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp.

- Tăng cường năng lực tài chính

+ Lành mạnh hóa và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM đủ năng lực tài chính cả về quy mô và chất lƣợng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cung cấp dịch vụ ngân hàng của NHTM.

+ Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận giữ lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sát nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử lý các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp

giải thể, phá sản các NHTM theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế xã hội. Tạo điều kiện cho các NHTM mua bán, sáp nhập, hợp nhất để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. + Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lƣợng và

khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM NN.

+ Từng bƣớc cổ phần hóa các NHTM NN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu của NHTM Việt Nam. Trong dài hạn, nhà nƣớc chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTM NN đƣợc cổ phần hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thƣơng mại, kỷ luật thị trƣờng trong hoạt động của các NHTM.

+ Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM NN và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD đƣợc thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng trên cơ sở tách bạch chức năng ngân hàng trung ƣơng và quản lý nhà nƣớc của NHNN với chức năng kinh doanh của các TCTD. Nhiệm vụ của các cơ quan tài chính của nhà nƣớc với nhiệm vụ của NHNN. Quan hệ giữa NHNN với các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nƣớc mà còn là quan hệ kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trƣờng, minh bạch, xóa bỏ bao cấp, đặc quyền, thiên vị và độc quyền kinh doanh. NHNN đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trƣờng tiền tệ và tổ chức

thực hiện giám sát an toàn cũng nhƣ việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)