3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
3.3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lƣới hoạt động bền vững
vững
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
+ Các ngân hàng luôn có ý thức phải làm mới mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại. Nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và sự phát triển hiện đại thì sẽ rất dễ mâu thuẫn. Từ đó, nảy sinh rủi ro mới bên cạnh những rủi ro truyền thống đó là những rủi ro liên quan đến việc mở rộng sản phẩm dịch vụ và ứng dụng công nghệ hiện đại.
+ Nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh trong thời kỳ mới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch tụ theo hƣớng kết hợp việc đẩy mạnh những sản phẩm mới nhƣ sản phẩm phái sinh, tăng cƣờng thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền nƣớc ngoài, các ngân hàng đại lý nƣớc ngoài,… Có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng. Triển khai dịch vụ quản lý tài sản, ủy thác đầu tƣ, cung cấp thông tin và tƣ vấn cho khách hàng.
+ Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, đăc biệt là dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có
hàm lƣợng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội tren thị trƣờng nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển dụng dụng tiêu dùng.
+ Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết nhiệm.
+ Hợp tác liên kết phát triển với các đối tác có nhiều lợi thế về khách hàng, mạng lƣới và công nghệ đặc biệt sự liên kết với các đối tác là NHNNg để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chuyển tiền kiều hối, liên kết thẻ…
+ Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của cá NHTM. Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ tài chính các doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp sau:
Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình.
Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ.
Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro.
Tăng cƣờng tiếp thị và chăm sóc khách hàng nhằm quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ.
- Phát triển mạng lưới hoạt động bền vững
+ Phát triển mạng lƣới hoạt động chính là phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của các NHTM. Vì thế phát triển mạng lƣới đƣợc xem nhƣ một yêu cầu phát triển tất yếu trong chiến lƣợc của các ngân hàng, đặc biệt đi cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Việc mở rộng mạng lƣới cũng góp phần phát triển thƣơng hiệu cho NHTM, nhằm tiếp cận ngày càng nhanh chóng các đối tƣợng khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
+ Phát triển mạng lƣới phải dựa trên cơ sở tăng vốn điều lệ, mở rộng thị phần khắp các tỉnh thành, đặc biệt là những tỉnh thành có tiềm năng, có nhiều triển vọng phát triển.
Đồng thời các NHTM cũng cần mở rộng ngân hàng đại lý ở các nƣớc, đẩy mạnh thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán quốc tế bên cạnh việc mở rộng mạng lƣới trong nƣớc.