Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 85 - 86)

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN

3.3.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Rủi ro hầu nhƣ có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng. Muốn có lợi nhuận các ngân hàng buộc phải chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất và hiệu quả kinh doanh của các NHTM tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro. Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các NHTM sẽ giảm dần tỷ trọng thu tín dụng, tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác. Nhƣ vậy, rủi ro sẽ có mặt trong từng dịch vụ của ngân hàng nếu những dịch vụ đó không đƣợc quản lý theo một quy trình chặt chẽ.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị trong từng hoạt động dịch vụ. Để làm đƣợc điều này, các NHTM cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ sau:

- Thứ nhất, phải xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc chính sách quản trị rủi ro đúng

đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hƣởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm, phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận đến công việc đánh giá chất lƣợng quản trị rủi

ro nội bộ các ngân hàng. Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của NHNN.

- Thứ hai, tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hƣớng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh để có thể kiểm soát tốt mọi rủi ro, đặc biệt trong lực vực tín dụng. Phân cấp quản lý dịch vụ ngân hàng nên theo ngành dọc nhằm giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang để có thể quản lý tốt, tránh dồn quyền hạn quản lý tập trung cho một ngƣời và kiểm soát tốt đối với từng loại dịch vụ ngân hàng và cho từng hoạt động của ngân hàng.

- Thứ ba, thực hiện quy trình, quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng cũng nhƣ quy trình và quy chế đối với từng dịch vụ ngân hàng cụ thể.

- Thứ tư, nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các

công vụ đo lƣờng rủi ro mới. Cần thực hiện Bảng xếp hàng tín dụng đối với tất cả các khách hàng và công cụ hạn mƣc tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trƣờng kinh doanh, ngành nghề kinh doanh. Đồng thời phải thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, xây dựng cơ chế phòng ngừa, xử lý rủi ro tín dụng thích hợp của từng ngân hàng. Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng và đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và an toàn hoạt động của chính ngân hàng.

- Thứ năm, thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính

là cơ sở, động lực để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro. Các ngân hàng phải đƣợc kiểm toán độc lập hàng năm và định kỳ công bố thông tin về hoạt động tài chính không chỉ giữa các NHTM với NHNN mà còn giữa các NHTM với công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)