Vai trò của hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 31 - 33)

9. Bố cục luận văn

1.1.4. Vai trò của hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản

bản thơ trữ tình

Như chúng ta đã biết hệ thống bài tập trong SGK và SBT Ngữ văn 7 là những định hướng khởi nguyên rất quan trọng để các em HS tự hiểu, tự khám phá văn bản thơ trữ tình một cách đúng hướng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần phải xây dựng các bài tập định hướng năng lực. Hệ thống bài tập chính là tổ chức lớn nhỏ, thứ bậc, tầng bậc và mối quan hệ của bài tập trong đó. Nói đến hệ thống bài tập là nói đến các bài tập được tổ chức và sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ khó đến dễ như:

Bài tập nhận biết Bài tập lý giải Bài tập ứng dụng

Bài tập tổng hợp sáng tạo

Trong quá trình tự đọc – hiểu, bài tập chính là công cụ, là phương tiện để GV thực hiện việc rèn luyện kỹ năng cho HS. Ngoài ra hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực giúp HS trong quá trình tự đọc – hiểu các văn bản văn học khác.

Hệ thống bài tập giúp cho HS hiểu đúng và cảm nhận chính xác những giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong văn bản thơ. Thông qua những bài tập này, HS sẽ tự hình thành cho mình thói quen tự cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm về nội dung lẫn hình thức. Qua đó, HS tự rèn luyện được một phương pháp tự tìm hiểu, tự khám phá về tác phẩm. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc các em HS hiểu và tự cảm thụ những tác phẩm văn bản văn học nói chung và văn bản thơ trữ tình nói chung còn rất hạn chế, do các em chưa hình thành và rèn luyện tốt phương pháp đọc - hiểu cũng như phân tích, cảm nhận văn bản thơ.

Vấn đề đáng lưu tâm là hệ thống bài tập trong SGK và SBT có tác dụng giúp cho người GV đưa ra những bài tập thiết thực, tối ưu, thích hợp với hoàn cảnh và đối tượng giảng dạy. Việc HS tự tìm hiểu văn bản trước khi lên lớp và việc GV đưa ra các bài tập học đều có chung mục đích là hỗ trợ nhau cùng làm sáng tỏ những điều mà nhà văn muốn ẩn chứa trong đó. Nếu GV không đầu tư xây dựng bài tập mà chỉ dựa vào những bài tập hướng dẫn trong SGK, SBT thì bài giảng sẽ thiếu đi tính sáng tạo, thiếu sự hấp dẫn, khó lôi cuốn HS, điều đó dẫn đến việc HS không những thú với môn học, thậm chí sẽ không hình thành cho mình văn hóa đọc, không biết cách cảm nhận và hiểu đúng văn bản thơ trữ tình.

Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của HS. Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm

hình thành năng lực và chính là công cụ để GV và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.

Có thể nói hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng rất quan trọng, nó giúp HS rèn luyện một cách chi tiết, cụ thể kỹ năng tự đọc – hiểu, rèn luyện tư duy cho HS, hình thành một phản xạ có điều kiện trong suy nghĩ về một văn bản thơ trữ tình như: ý nghĩa của văn bản, thông điệp tác giả gửi gắm trong từng câu chữ của văn bản thơ… Qua đó còn thể hiện tính tích cực chủ động của HS trong việc hiểu văn bản thơ trữ tình. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng tự đọc – hiểu như những bước tập dượt, củng cố kiến thức hoặc mở rộng vốn tri thức mà các em tích lũy được khi tự hiểu văn bản thơ trữ tình theo cách nghĩ của bản thân.

Với vai trò và tầm quan trọng của hệ thống bài tập trong việc hình thành năng lực tự đọc – hiểu như trên, chúng tôi nhận ra rằng: Việc tiếp nhận văn bản văn học của HS ở trên lớp muốn có hiệu quả cao, thì vấn đề mấu chốt ở đây chính là hệ thống bài tập. Thông qua quá trình học tập trên lớp và rèn luyện ở nhà, HS có thể tự kiểm tra, bổ sung và có hướng điều chỉnh những điều mà bản thân mình còn thấy mơ hồ, chưa rõ. Đây chính là cơ sở để đảm bảo cho việc dạy và học theo định hướng lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 31 - 33)