Mối quan hệ giữa bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập Ngữ văn 7 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 45)

9. Bố cục luận văn

1.2.3. Mối quan hệ giữa bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập Ngữ văn 7 và

văn 7 và bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình

Phần đọc – hiểu có vị trí trung tâm được đặt sau phần văn bản và chú thích văn bản. Trên tinh thần này, HS được đọc – hiểu văn bản theo hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ những phát hiện đúng, đầy đủ, sâu sắc, cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Hệ thống bài tập trong SGK, SBT sẽ là định hướng để các em HS đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình không bị lệch quỹ đạo. Hệ thống bài tập trong SGK, SBT Ngữ văn 7 (Tập một) được đổi mới nhiều so với trước kia, có nhiều ưu điểm, chất lượng và đầy đủ. Nhờ vậy mà giờ học văn được nâng lên khi GV có sự vận dụng sáng tạo bài tập giúp HS trong quá trình đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình. Bài tập ấy có ý nghĩa là chìa khóa mở cánh cửa tri thức, GV có thể phát triển những bài tập kèm theo những hướng dẫn bổ ích. Tiếp đến là đòi hỏi trí tìm tòi, sáng tạo từ phía HS. Hệ thống bài tập SGK, SBT và bài tập đưa ra của GV nhằm hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình đều hướng tới những mục đích nhất quán, cả hai đều xoáy sâu vào những tư tưởng then chốt của văn bản, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ của HS, bỏ thói quen ỷ lại vào hướng dẫn của sách và GV. Ngoài ra, những bài tập đó chính là yêu cầu về mặt

kiến thức cơ bản cần đạt khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình. Bài tập SGK, SBT có tính chiến lược, nền tảng, người GV cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thành nhiều cấp bậc: cụ thể hơn, có hướng gợi mở vào giờ dạy của mình.

Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói đến là tránh tình trạng GV bê nguyên si bài tập trong SGK, SBT vào giờ học để giao cho HS. Đó là những câu hỏi có sẵn, vẫn có những bài tập chung chung chưa có nhiều mới mẻ, gợi dẫn và làm khó HS. Đối với đa phần HS để các em có thể hiểu xuyên suốt bản chất của văn bản thơ trữ tình thì cần phải có những định hướng cụ thể, những chỉ lối cần có để làm nền móng cho các em tiếp tục suy nghĩ, không nên khiến cho các em thấy quá áp lực khi làm bài tập. Bài tập trong SGK, SBT chỉ là những định hướng ban đầu, cho nên dù các em có tư duy khoa học đến đâu và dễ dàng trả lời câu hỏi của SGK thì việc chỉ dựa vào các câu hỏi đó sẽ là chưa đủ. Chẳng hạn ở bài Sau phút chia ly, SBT Ngữ văn 7 (Tập một) có đưa ra bài ba bài tập như sau:

1. Có người muốn biết thế nào là thể thơ song thất lục bát. Em hãy giúp họ điều đó.

2. Hãy phân tích nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ “Sau phút chia ly”.

3. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ “Sau phút chia ly”

Xét về mặt số lượng, cả một thời gian dài tìm hiểu văn bản thơ một tiết học mà có vỏn vẹn ba bài tập đó chưa kể các em làm bài tập ở nhà thì việc đưa ra bài tập như trên là quá ít. Nếu chỉ dập khuôn bài tập và gợi ý có sẵn như vậy thì việc đọc – hiểu văn bản thơ của HS vẫn là ngồi nghe và tiếp thu thụ động. Về nội dung, còn rất nhiều vấn đề cần hướng dẫn HS tự tìm hiểu chưa được đề cập cụ thể: chủ đề bài thơ, tư tưởng xuyên suốt, đánh giá các biện pháp nghệ thuật, chỉ ra điểm sáng thẩm mỹ… Như vậy, bài tập trong SGK, SBT cũng vẫn chỉ là nền móng chứ chưa giúp các em hiểu hay và sâu sắc văn bản thơ trữ tình một cách trọn vẹn, tổng thể. Nên việc giải quyết các bài tập ấy là chưa đủ, GV cần phải xây dựng hệ thống bài tập tự đọc – hiểu để giúp HS đi sâu sát, đúng đắn hơn văn bản thơ trữ tình.

Tiểu kết chƣơng 1

Với vai trò là chương cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho toàn bộ luận văn, ở chương này, trước hết chúng tôi làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản như: năng lực, phân loại năng lực, năng lực đọc – hiểu và tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình từ khái niệm đến cơ sở lý luận văn học, tâm lý học, giáo dục học. Đó chính là cơ sở để chương II của luận văn đi vào xây dựng hệ thống bài tập theo hướng hình thành cho HS năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình, bao gồm phát huy tính tích cực và chủ động của người học, về bản chất bộ môn và đổi mới PPDH Ngữ văn. Trong chương này, chúng tôi cũng đi sâu, mô tả đặc điểm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS và đưa ra những nhận xét xác đáng việc dạy và học ở THCS hiện nay qua việc điều tra, khảo sát thực tế ở một số trường trong địa bàn. Chúng tôi muốn trên cơ sở những nhận thức đó để có những định hướng sát thực, phù hợp trong việc định hướng cho HS năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình qua hệ thống bài tập.

Chƣơng 2

HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Đặc điểm hệ thống bài tập theo yêu cầu phát triển năng lực

Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là sự đa dạng hóa của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và sự liên kết với nhau của các bài tập.

Những đặc điểm của bài tập theo yêu cầu phát triển năng lực như sau: a) Yêu cầu của bài tập

- Có mức độ khó, dễ khác nhau.

- Mô tả, tái hiện tri thức và kỹ năng yêu cầu. - Định hướng theo kết quả.

b) Hỗ trợ học tích lũy

- iên kết các nội dung bài học qua suốt các năm học. - Nhận biết được sự gia tăng của năng lực.

- Vận dụng thường xuyên, linh hoạt cái đã biết, đã học. c) Hỗ trợ cá nhân hóa HS trong việc học tập

- Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân HS.

- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân HS. - Sử dụng, sữa chữa sai lầm như là cơ hội.

d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn

- Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.

- Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh).

- Thử các hình thức luyện tập khác nhau.

- Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm. - ập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. f) Tích cực hóa hoạt động nhận thức

- Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng. - Kết nối với kinh nghiệm đời sống.

- Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. g) Có những con đường và giải pháp khác nhau

- Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp. - Đặt vấn đề mở.

- Độc lập tìm hiểu.

- Không gian cho các ý tưởng khác thường. - Diễn biến mở của giờ học.

h) Phân hóa nội tại

- Con đường tiếp cận khác nhau. - Phân hóa bên trong.

- Gắn với các tình huống và bối cảnh.

2.2. Những yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập theo hƣớng phát triển năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình

2.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập cần có tính linh hoạt, tính gợi dẫn

Khuyết điểm xây dựng hệ thống bài tập của GV tuy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với hoàn cảnh giờ học cụ thể và đem lại hiệu quả tối ưu. Do vậy, việc y nguyên, dập khuôn hệ thống bài tập trong sách vào việc giao phó cho HS là không hợp lý. Phải có sự biến hóa, luôn cập nhật những tình huống bất ngờ, đòi hỏi người GV phải linh hoạt. Ví dụ, khi GV đưa ra bài tập mà HS không giải đáp được thì phải có sự trợ giúp là các gợi dẫn hoặc chẻ nhỏ bài tập ra những yêu cầu giản đơn hơn. Ngược lại, khi nhận

thấy HS phát hiện nhanh nhạy vấn đề hơn dự định trong bài, chúng ta có thể rút gọn hoặc lược bỏ yếu tố gợi dẫn để phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo trong tư duy của các em.

Dù HS đạt ở mức độ nhận thức như thế nào thì nhìn chung khi đứng trước một văn bản văn học và nhất là văn bản thơ trữ tình hàm súc, đa nghĩa, nhiều chiều thì việc khám phá những phương diện nội dung và nghệ thuật của nó không phải là điều giản đơn. Bởi vậy, nhất thiết phải có sự hướng dẫn, gợi ý của GV. Những tư liệu đó GV có thể cung cấp trước khi đưa ra bài tập hoặc lồng ghép bài tập. Những gợi ý đó chính là nền tảng cho hoạt động học của các em diễn ra đạt hiệu quả.

2.2.2. Bài tập đƣợc đƣa ra cần tuân thủ theo mạch logic, gợi tả tâm hồn, nhịp điệu riêng của văn bản thơ trữ tình

Mỗi văn bản thơ có một mạch cảm xúc và mạch logic riêng cho dù có cùng đề tài, chủ đề đi chăng nữa. Đi tìm hiểu văn bản văn chương là phải tuân theo mạch cảm xúc, mạch logic ấy. Đương nhiên, bài tập tìm hiểu bài cũng phải tuân thủ điều trên. Hơn thế nữa, các bài tập còn giúp HS biết cách làm thế nào để tìm và nhận ra mạch ngầm cảm xúc, mạch logic văn bản văn học. Mỗi văn bản thơ trữ tình, nhất là các tác phẩm đã được chọn lọc đưa vào chương trình học đều là đặc sắc. Bởi vậy, bao giờ mỗi văn bản nghệ thuật đều có những cảm xúc, cách thể hiện chuyên biệt. Đó chính là cái hồn, cái nhịp điệu độc đáo mà người đọc phải nêu lên được. Nếu không thì bài Cảm nghĩ trong đêm thanh

tĩnh ( ý Bạch) và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương) cũng

chẳng có sự khác nhau nổi bật viết về đề tài “quê hương”.

2.2.3. Bài tập phải huy động, vận dụng được vốn hiểu biết vốn có của HS

Hiểu biết vốn có của HS bao gồm hai phương diện: cuộc sống và văn học. Hiểu biết về cuộc sống nhờ quá trình quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm về cuộc sống. Đây là điều quan trọng khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình. Vốn hiểu biết

phong phú, đa dạng bao nhiêu thì quá trình tiếp cận càng dễ dàng diễn ra không mấy khó khăn. Thế nhưng, nếu vốn kinh nghiệm còn mỏng, do bị hạn độ về kỹ năng huy động kiến thức và áp dụng những hiểu biết vốn có vào hoạt động học, cho nên các em chưa phát huy được khả năng tích lũy vốn kiến thức của mình. Hiểu biết về văn học nhờ quá trình học ở các lớp cấp dưới và nhờ việc đọc, tìm hiểu từ bên ngoài. Nhiệm vụ quan trọng của người GV là đặt ra các vấn đề để các em tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra mối quan hệ giữa cái đã biết với cái chưa được sáng tỏ. Từ đó dùng cái đã hiểu biết để làm rõ cái chưa hiểu biết ấy.

2.2.4. Xoáy vào trọng tâm bài học và phù hợp với đặc trƣng thơ trữ tình

Việc này không hề đơn giản nhất là đối với các em HS bởi văn bản thơ trữ tình khó tiệm cận. Thơ trữ tình là một thiên cảm xúc: Niềm hứng khởi phơi phới trong tâm hồn, phút thăng hoa tràn đầy hạnh phúc, nỗi u sầu hay những suy tư trăn trở bộc phát tràn ngập dòng sông ngôn từ… Ngôn ngữ thơ ca vừa hàm súc, đa nghĩa thiên hướng chiều sâu đáy tâm hồn con người với những ngõ hẻm sâu kín nhất. Điều cốt yếu là bám sát vào cái “tôi” trữ tình với nhiều phương diện thể hiện của nó.

2.2.5. Bài tập phải thu hút, lôi cuốn HS tham gia hứng thú

GV nên hạn chế tối thiểu biến thiên những bài tập của mình thành các mệnh lệnh, áp đặt mà phải là lời mời gọi, hứa hẹn những tri thức kỳ diệu, lý thú để HS có tâm thế tốt bước vào tìm hiểu văn bản văn học với niềm khát khao. Ngoài ra bài tập phải đòi hỏi có sự sáng tạo, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, tự luận. Bởi mọi sự thành công đều xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích. Chỉ có vậy, người học mới ham mê, tìm tòi và cũng nhờ đó mà dễ dàng săn tìm được kho tàng trí thức.

2.2.6. Đa dạng hóa hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình văn bản thơ trữ tình

Đối với GV, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Còn đối với HS, bài tập là một nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện, một phần nội dung học

tập. Các bài tập có nhiều dạng hình thức khác nhau, có thể là bài tập làm miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay dạng một câu hỏi.

Bảng 2.1 Bảng các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tƣơng ứng Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi.

- Tái hiện lại cái đã học theo cách thức không thay đổi.

2. Xử lý thông tin

Hiểu và vận dụng

Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng

- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã biết, đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự. 3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới tương tự.

- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập

tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. Ví dụ: Ghi chính xác tác giả và bài thơ có những câu sau:

1. Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Gợi ý: 1. Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi 2. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.

Ví dụ: Chỉ ra cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ Bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến).

Cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ thể hiện ngay ở kết cấu bài thơ. Khác với các bài bát cú Đường luật khác, bài thơ có kết cấu là 7/1. Tác giả đã dùng cái “không có” về vật chất (ở bảy câu thơ đầu) để diễn tả cái “có” rất nhiều về tình cảm (trong câu thơ cuối) như thế nào? Và chỉ ra một cái “có” đó nhưng đủ cân bằng tất cả, nâng cao giá trị của bài thơ như thế nào?

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 45)