Hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 55)

9. Bố cục luận văn

2.3. Hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình

2.3.1. Bài tập hƣớng dẫn tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản - Bài tập hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả:

Tác giả là người cha tinh thần của tác phẩm. Mỗi tác giả có một tạng chất tâm hồn riêng, một quan niệm, sở thích cũng như phong cách thể hiện riêng và điều đó in hằn trong văn bản văn học. Đối với bài tập hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, kiến thức đã có sẵn trong SGK nên không quá khó khăn để tìm ra vấn đề. Quan trọng là các em HS phải sơ giản được những ý cơ bản, then chốt khi tìm hiểu bất kỳ một tác giả văn học nào. GV cần đưa ra những mục cơ bản để các em có thể dựa vào tóm tắt. Bài tập thông thường hay đưa ra là:

+ Em hãy nghiên cứu SGK và rút ra những nét chính về cuộc đời tác giả trên những phương diện về: họ tên, năm sinh, năm mất; quê hương; gia đình; bản thân. + Kể tên những tác phẩm chính và đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả trong suốt quá trình sáng tác.

Ngoài ra GV có thể yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết vốn có để tạo điều kiện hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Nhiệm vụ của hệ thống bài tập này giúp HS nhìn ra được mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm.

- Bài tập về hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Hoàn cảnh ra đời là một yếu tố ảnh hưởng và chi phối đến bài thơ ở nhiều khía cạnh. Việc tìm hiểu hoàn cảnh bài thơ không chỉ đảm bảo tính chân thật, chính xác, không được bóp méo, xuyên tạc lịch sử mà trong một chừng mực nào đó phải có tính tác động đến cảm xúc của HS. Hoàn cảnh ra đời bài thơ bao gồm: hoàn cảnh rộng (điều kiện lịch sử xã hội) và hoàn cảnh hẹp (bối cảnh trực tiếp ra đời bài thơ).

Ví dụ:

+ Trong văn bản thơ Bài ca Côn Sơn, GV có thể đưa ra bài tập tái hiện tri thức: Bài thơ này không có tài liệu nào nói rõ thời điểm sáng tác, nhưng vì sao

SGK lại đoán định rằng: Bài thơ “có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn”?

Phần tiểu dẫn, chú thích trong SGK đã giúp HS biết được những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, từ đó giải thích được sự đoán định của SGK về hoàn cảnh sáng tác Bài ca Côn Sơn. Nếu có điều kiện, HS nên tìm đọc thêm những tài liệu nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Trãi như: Nguyễn

Trãi – Về tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998); Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980).

+ Em hãy nên hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để lý giải vì sao “bài thơ được coi là chuyện thật của chính cuộc đời nhà thơ”.

Người đọc tìm cứ liệu để kiến tạo, củng cố sự hiểu của mình, tức là kiến tạo thế giới nghệ thuật, nhận ra tính độc đáo, thú vị và ý nghĩa, một điều mà người xưa đã nói: “Đọc nhiều lần, ý nghĩa hiện ra dần”. Tiếp đến, người đọc tìm đến ý nghĩa lịch sử của văn bản, liên hệ với ngữ cảnh của nhà văn, của nguời đọc, của thời đại. Qua mỗi thời đại lịch sử ý nghĩa văn bản bị biến động, đời sau không hiểu văn bản như đời trước.

2.3.2. Bài tập hƣớng dẫn cách đọc văn bản thơ trữ tình cần tìm hiểu

Đọc là một hoạt động của con người, dùng thị giác để nhận biết các kí

hiệu và chữ viết, sử dụng trí óc và tư duy để lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và dung bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt tới người nghe.

“Đọc là sự thu nhận thông tin có nội dung, ý nghĩa nào đó. Vì thế đọc liên quan đến các khả năng nhận thức, đến nhu cầu sống và giao tiếp của con người với sự sáng tạo cuộc sống ngày càng cao… Đọc là khái niệm có tính lịch sử, là sự biểu hiện tiến hóa của ngôn từ của con người mang bản chất văn hóa nhận thức bằng ngôn từ để giao tiếp và phát triển cá thể cùng xã hội. Đồng thời, đọc để khôi phục và phát huy những cảm giác tinh tế liên quan đến âm

thanh bằng ngôn ngữ và âm điệu, giọng điệu của người đọc hẳn sẽ tạo nghĩa tốt hơn việc đọc bằng mắt, đọc thầm”. [26, tr.33]

“Đọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hành động đọc, kỹ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ. Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kỹ, đọc phân tích thì hiểu sâu. Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì hiểu được cái mới”. [26, tr.35]

HS cần khai thác triệt để kiến thức trong SGK. Cần phải đọc, gạch chân, đánh dấu những từ ngữ, luận điểm hoặc chi tiết trong văn bản thơ để học kỹ và dễ nhớ. Ghi lại những cảm nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm đó.

Sau khi HS đọc xong văn bản thơ một vài lần, GV có thể đưa ra bài tập định hướng cho HS như sau: “Sau khi đọc xong bài thơ, cảm xúc bao trùm của bài thơ mà các em cảm nhận được là gì? Cấu tứ được tổ chức qua những khổ thơ nào?”

2.3.3. Bài tập tự đọc – hiểu nội dung văn bản thơ trữ tình

2.3.3.1. Bài tập giải nghĩa từ khó cho HS hiểu và tìm hiểu nghĩa tường minh của văn bản thơ trữ tình

HS bậc THCS nói chung, HS lớp 7 nói riêng đã được trang bị kỹ càng những kiến thức, vốn từ cơ bản để cảm nhận và hiểu văn bản thơ. Tuy nhiên một trong những trở ngại lớn nhất mà các em hay gặp phải đó là rào cản ngôn ngữ với những điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó… Nếu không hiểu được những tín hiệu ngôn ngữ đó thì xem như việc tiếp cận văn bản thơ sẽ thất bại ngay từ đầu. Thực tế cho thấy nhiều HS do không có sự chuẩn bị ở nhà hay chuẩn bị sơ sài, qua loa, nhất là chưa hiểu nghĩa từ ngữ sẽ gây cho việc học tập trên lớp của các em rơi vào tình trạng thụ động. Điều này gây ảnh hưởng đến tinh thần học và GV sẽ mất nhiều thời gian để khơi gợi cho HS những điều đơn giản. Do vậy, việc tự tìm hiểu ý nghĩa ngôn từ văn bản thơ và việc giải nghĩa

của GV giúp các em hiểu văn bản là việc làm bước đầu quan trọng bởi lẽ chỉ có hiểu mới có thể cảm nhận cái đúng và cái hay của văn bản. Trong SGK đã có phần chú thích giúp các em giải mã được từ khó phần nào nhưng không phải mọi HS đều có thể tự học và hiểu ngay được các từ ngữ đó. Trong dạy và học môn Ngữ văn, thuật ngữ “giải nghĩa” có thể được hiểu là thao tác giải thích, cắt nghĩa, giảng giải… Đó là sự mô tả những yếu tố ngôn ngữ khó hiểu đối với HS; từ đó mà xác định mối quan hệ ban đầu giữa HS với văn bản thơ để tiến gần nắm nội dung trong bài. Chính vì vậy mà nên có những dạng bài tập cần chú ý để các em hiểu sâu hơn về văn bản qua giải nghĩa các điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó…

Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:

Cách 1: Ta có thể yêu cầu HS trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt ngay sau khâu đọc văn bản (GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của HS bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong HS).

Cách 2: Tiếp đến có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân tích văn bản. Phân tích đến đâu GV có thể lồng ghép cho HS đọc phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan.

Ví dụ: + Hãy chỉ ra hạn chế của bản dịch thơ trong việc dịch từ “quang” (minh

nguyệt quang) thành từ “rọi” (Đầu giường ánh trăng rọi).

+ Khi phân tích câu 1 của bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước

Nam): “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” GV có thể ra bài tập cho HS như sau:

? Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào? (Buộc HS phải giải nghĩa được các từ Hán Việt có trong câu thơ, để rồi từ đó nêu lên được ý nghĩa của cả câu thơ).

? Dựa vào chú thích số (1) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Nam đế”? Cách dùng từ “đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?

- “Đế” là vua, vương cũng là vua.

- Nhưng “đế” được coi là lớn hơn vương.

- Vậy chữ “đế” trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

GV nên giúp đỡ HS tự trả lời câu hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, lại vận dụng kiểu câu dài ngắn khác nhau với cách ngắt nhiệp ấy cốt để nhằm mục đích gì. àm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngôn của văn bản thơ, tức là hiểu được chủ ý của nhà văn.

Tóm lại, việc dạy và học văn bản thơ, nhất là thơ Đường luật thì việc giải nghĩa các từ ngữ Hán Việt, từ khó, điển tích điển cố… lại càng cần thiết vì muốn HS hiểu được ý nghĩa của văn bản thì HS phải nắm vững được nghĩa của từ. Mà khi nắm được nghĩa của từ thì HS sẽ hoàn toàn chủ động khai thác kiến thức.

Mọi bài tập phải xoay quanh diễn biến tâm trạng nhân vật đi từ bề nổi câu chữ cho đến tầng nghĩa ẩn sâu trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm. Tìm hiểu văn bản thơ trữ tình, HS cần tìm hiểu một cách toàn diện các yếu tố ngôn ngữ tạo nên sức biểu cảm cho nó, chẳng hạn như vần, nhịp, thanh điệu… Như đã nói ở trên, do cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh đặc biệt, lời thơ trữ tình có tính chất khác thường, độc đáo, có khả năng đưa người đọc vào những sự thật bí ẩn và thâm thúy của đời sống, từ đó mà tạo nên tính mê hoặc đặc biệt của ngôn ngữ thơ. Tính chất mê hoặc làm cho người đọc thơ như chạm vào luồng điện, gây ra sức ám ảnh trong tâm trí. Do đặc điểm ngôn từ thơ như vậy nên quá trình khám phá bài thơ phải công phu: đi từ lớp nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh, nhịp điệu để tim hiểu lớp nghĩa đen, nghĩa bóng và có khi điều bài thơ còn gợi ra còn quan trọng hơn điều nói rõ.

Ví dụ: Hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?

Bài thơ này có hai lớp nghĩa. ớp nghĩa đen tả bánh trôi nước. Cụ thể: hình dáng: tròn; màu sắc: trắng; kỹ thuật luộc: bảy nổi, ba chìm, có nhân bên trong (bằng đường phên, màu nâu đỏ)

2.3.3.2. Bài tập tìm hiểu tầng nghĩa hàm ẩn văn bản thơ trữ tình

Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta lưu ý tới các hình thức đọc: đọc chính âm, đọc nhận biết, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng và đọc hiểu. Thực ra, đọc hiểu bao hàm cả đọc diễn cảm, đọc kĩ (chậm), đọc lướt (nhanh) và gắn với các kĩ thuật đọc chậm (đọc kĩ) và đọc nhanh (lướt). Đọc hiểu là khâu bao trùm, hầu như chưa được coi trọng ở nhà trường chúng ta.

Đọc lướt qua: Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong bài thơ. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính... Khi đọc lướt, có thể bỏ một số đoạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng định thêm; hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định.

Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): à cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị.

Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ: Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ bài thơ chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua đoạn nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các bài ta chưa biết xu hướng, tư tưởng, giá trị... cũng có thể đọc theo cách này.

Đọc nghiền ngẫm nội dung: Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung mà tác giả bài thơ kí gửi. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm. Những nội dung tư tưởng của bài thơ được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc.

Đọc thụ động: Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín điều; nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả.

Đọc sâu: à cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc nội dung văn bản thơ để hiểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà bài thơ đề cập. Đây cũng là cách đọc quan trọng được sử dụng trong tự học.

Thơ ca bất kì dân tộc nào, đặc biệt là thi ca trung đại đều trọng cái súc tích, hàm ẩn, dùng ít nói nhiều, dùng cái khả giải để nói cái bất khả giải, là “ý tại ngôn ngoại”, là dư âm, dư vang của câu chữ, là khoảng trống giữa các từ...

Hàm ẩn của văn bản thơ có thể phân ra các tầng thứ khác nhau: từ thấp đến cao, từ nông đến sâu.

Ví dụ: Ẩn ý trong bài ca dao châm biếm “Cái cò lặn lội bờ ao…” đây là bài ca hát mang tính tập thể trong sáng tạo, truyền miệng và diễn xướng đặc trưng của văn hóa dân gian. Trong quan niệm cổ, “chiếc yếm đào” - tượng trưng cho nét đẹp, sự non xanh của người con gái nên chắc chắn người mặc yếm đào là người rất xinh đẹp, đáng yêu. Vậy nhân vật “chú tôi” là người ra sao mà muốn ướm hỏi cô gái ấy làm vợ? Chân dung của người đàn ông đó được tác giả dân gian vẽ nên những nét biếm họa cùng ngôn từ tài tình. Sự lặp lại bốn từ “hay” (nghĩa là “giỏi”) mang hàm ý gì?

Nhờ có dư vị, dư vang ấy mà nghĩa của văn bản thơ trữ tình càng được lan tỏa, hấp dẫn kích thích sự đào sâu suy nghĩ, cảm nhận, tìm cách giải mã

khóa, lấp đầy chỗ “bất khả giải” tức thời của thi ca. Và nó kéo dài ra đến vô hạn, tùy theo sự nội cảm, trạng thái nhận thức và trình độ của chủ thể tiếp nhận.

Phân tích ý nghĩa một bài thơ, cảm nhận vẻ đẹp một hình tượng mà tác giả lựa chọn cho đứa con tinh thần của mình, nên dựa vào cảm thụ thẩm mỹ chủ quan như thưởng thức một tác phẩm thơ hiện đại, ngoài ra dựa trên những hằng số tinh thần của cộng đồng đối với ca dao trữ tình. Phân tích diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự bộc lộ trực tiếp tâm tư của tác giả. Khai thác ngôn ngữ (ngôn ngữ cách điệu hoá, không những ý nghĩa câu thơ nói với người đọc mà từng tiếng, từng lời đến cả hệ thống âm thanh, vần luật, nhịp điệu đều đồng thời tham gia vào việc diễn tả nội dung, tác động đến lý trí và tình cảm người đọc). Phân tích vẻ đẹp, chiều sâu của hình tượng trữ tình.

Tất nhiên, các yếu tố trên trong một tác phẩm trữ tình luôn hoà quyện, quan hệ mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 55)