Bài tập phải huy động, vận dụng được vốn hiểu biết vốn có của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 50)

9. Bố cục luận văn

2.2.3. Bài tập phải huy động, vận dụng được vốn hiểu biết vốn có của HS

Hiểu biết vốn có của HS bao gồm hai phương diện: cuộc sống và văn học. Hiểu biết về cuộc sống nhờ quá trình quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm về cuộc sống. Đây là điều quan trọng khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình. Vốn hiểu biết

phong phú, đa dạng bao nhiêu thì quá trình tiếp cận càng dễ dàng diễn ra không mấy khó khăn. Thế nhưng, nếu vốn kinh nghiệm còn mỏng, do bị hạn độ về kỹ năng huy động kiến thức và áp dụng những hiểu biết vốn có vào hoạt động học, cho nên các em chưa phát huy được khả năng tích lũy vốn kiến thức của mình. Hiểu biết về văn học nhờ quá trình học ở các lớp cấp dưới và nhờ việc đọc, tìm hiểu từ bên ngoài. Nhiệm vụ quan trọng của người GV là đặt ra các vấn đề để các em tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra mối quan hệ giữa cái đã biết với cái chưa được sáng tỏ. Từ đó dùng cái đã hiểu biết để làm rõ cái chưa hiểu biết ấy.

2.2.4. Xoáy vào trọng tâm bài học và phù hợp với đặc trƣng thơ trữ tình

Việc này không hề đơn giản nhất là đối với các em HS bởi văn bản thơ trữ tình khó tiệm cận. Thơ trữ tình là một thiên cảm xúc: Niềm hứng khởi phơi phới trong tâm hồn, phút thăng hoa tràn đầy hạnh phúc, nỗi u sầu hay những suy tư trăn trở bộc phát tràn ngập dòng sông ngôn từ… Ngôn ngữ thơ ca vừa hàm súc, đa nghĩa thiên hướng chiều sâu đáy tâm hồn con người với những ngõ hẻm sâu kín nhất. Điều cốt yếu là bám sát vào cái “tôi” trữ tình với nhiều phương diện thể hiện của nó.

2.2.5. Bài tập phải thu hút, lôi cuốn HS tham gia hứng thú

GV nên hạn chế tối thiểu biến thiên những bài tập của mình thành các mệnh lệnh, áp đặt mà phải là lời mời gọi, hứa hẹn những tri thức kỳ diệu, lý thú để HS có tâm thế tốt bước vào tìm hiểu văn bản văn học với niềm khát khao. Ngoài ra bài tập phải đòi hỏi có sự sáng tạo, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, tự luận. Bởi mọi sự thành công đều xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích. Chỉ có vậy, người học mới ham mê, tìm tòi và cũng nhờ đó mà dễ dàng săn tìm được kho tàng trí thức.

2.2.6. Đa dạng hóa hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình văn bản thơ trữ tình

Đối với GV, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Còn đối với HS, bài tập là một nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện, một phần nội dung học

tập. Các bài tập có nhiều dạng hình thức khác nhau, có thể là bài tập làm miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay dạng một câu hỏi.

Bảng 2.1 Bảng các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tƣơng ứng Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi.

- Tái hiện lại cái đã học theo cách thức không thay đổi.

2. Xử lý thông tin

Hiểu và vận dụng

Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng

- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã biết, đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự. 3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới tương tự.

- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập

tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. Ví dụ: Ghi chính xác tác giả và bài thơ có những câu sau:

1. Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Gợi ý: 1. Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi 2. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.

Ví dụ: Chỉ ra cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ Bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến).

Cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ thể hiện ngay ở kết cấu bài thơ. Khác với các bài bát cú Đường luật khác, bài thơ có kết cấu là 7/1. Tác giả đã dùng cái “không có” về vật chất (ở bảy câu thơ đầu) để diễn tả cái “có” rất nhiều về tình cảm (trong câu thơ cuối) như thế nào? Và chỉ ra một cái “có” đó nhưng đủ cân bằng tất cả, nâng cao giá trị của bài thơ như thế nào?

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

Ví dụ: Đối sánh bài thơ với câu ca dao trong phần Đọc thêm ở SGK

(trang 96) để thấy sự tương đồng và nét khác biệt của Hồ Xuân Hương so với ca dao, khi cùng nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Nhiều bài ca dao đã nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường cũng mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Ví dụ: Bài ca dao trong phần Đọc

thêm trong SGK. Nhưng hầu như những bài ca dao này chỉ là lời than về thân

phận chìm nổi, về việc bị phụ thuộc mà không tự quyết định được số phận của mình. Bài thơ của Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở sự than thân, mà chủ yếu là lời khẳng định giá trị, nhân phẩm của người phụ nữ, dù cho cảnh ngộ có như thế nào đi chăng nữa (chú ý câu thơ cuối bài tập trung thể hiện tư tưởng đó một cách rất mạnh mẽ). Đây chính là điểm khác biệt và là sự kế thừa có phát triển của thơ Hồ Xuân Hương so với ca dao.

- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận

dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Ngoài ra, có thể yêu cầu HS xây dựng các dự án đối với một số nội dung học tập gắn với thực tiễn địa phương. Các dự án học tập là một hình thức hoạt động nhằm giúp HS có thêm những trải nghiệm đối với các vấn đề được học, đồng thời phát huy khả năng hợp tác, sáng tạo của HS trong học tập. Dự án học tập được thực hiện đối với những nội dung học tập mang tính thực tiễn, gắn với cuộc sống và những vấn đề HS quan tâm và mong muốn giải quyết.

Chẳng hạn, để HS cảm nhận được rõ nét về vẻ đẹp truyền thống của một vùng làng quê và sự sinh động trong việc quan sát, miêu tả của tác giả, GV có thể cho các em trải nghiệm “tập làm nhà văn” bằng cách xây dựng các dự án.

Ví dụ: Cho HS quan sát thực tế khung cảnh làng quê thanh bình với những con gà mái mơ, mái vàng, những người bà với ổ trứng sau khi đã học bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. GV chia HS theo các nhóm, mỗi nhóm xây dựng kế hoạch tìm hiểu về đối tượng, chọn điểm nhìn để quan sát, ghi chép, trao đổi để thống nhất lựa chọn chi tiết và sắp xếp các chi tiết đặc trưng của đối tượng, từ đó báo cáo sản phẩm (bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh).

2.3. Hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình

2.3.1. Bài tập hƣớng dẫn tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản - Bài tập hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả:

Tác giả là người cha tinh thần của tác phẩm. Mỗi tác giả có một tạng chất tâm hồn riêng, một quan niệm, sở thích cũng như phong cách thể hiện riêng và điều đó in hằn trong văn bản văn học. Đối với bài tập hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, kiến thức đã có sẵn trong SGK nên không quá khó khăn để tìm ra vấn đề. Quan trọng là các em HS phải sơ giản được những ý cơ bản, then chốt khi tìm hiểu bất kỳ một tác giả văn học nào. GV cần đưa ra những mục cơ bản để các em có thể dựa vào tóm tắt. Bài tập thông thường hay đưa ra là:

+ Em hãy nghiên cứu SGK và rút ra những nét chính về cuộc đời tác giả trên những phương diện về: họ tên, năm sinh, năm mất; quê hương; gia đình; bản thân. + Kể tên những tác phẩm chính và đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả trong suốt quá trình sáng tác.

Ngoài ra GV có thể yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết vốn có để tạo điều kiện hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Nhiệm vụ của hệ thống bài tập này giúp HS nhìn ra được mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm.

- Bài tập về hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Hoàn cảnh ra đời là một yếu tố ảnh hưởng và chi phối đến bài thơ ở nhiều khía cạnh. Việc tìm hiểu hoàn cảnh bài thơ không chỉ đảm bảo tính chân thật, chính xác, không được bóp méo, xuyên tạc lịch sử mà trong một chừng mực nào đó phải có tính tác động đến cảm xúc của HS. Hoàn cảnh ra đời bài thơ bao gồm: hoàn cảnh rộng (điều kiện lịch sử xã hội) và hoàn cảnh hẹp (bối cảnh trực tiếp ra đời bài thơ).

Ví dụ:

+ Trong văn bản thơ Bài ca Côn Sơn, GV có thể đưa ra bài tập tái hiện tri thức: Bài thơ này không có tài liệu nào nói rõ thời điểm sáng tác, nhưng vì sao

SGK lại đoán định rằng: Bài thơ “có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn”?

Phần tiểu dẫn, chú thích trong SGK đã giúp HS biết được những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, từ đó giải thích được sự đoán định của SGK về hoàn cảnh sáng tác Bài ca Côn Sơn. Nếu có điều kiện, HS nên tìm đọc thêm những tài liệu nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Trãi như: Nguyễn

Trãi – Về tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998); Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980).

+ Em hãy nên hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để lý giải vì sao “bài thơ được coi là chuyện thật của chính cuộc đời nhà thơ”.

Người đọc tìm cứ liệu để kiến tạo, củng cố sự hiểu của mình, tức là kiến tạo thế giới nghệ thuật, nhận ra tính độc đáo, thú vị và ý nghĩa, một điều mà người xưa đã nói: “Đọc nhiều lần, ý nghĩa hiện ra dần”. Tiếp đến, người đọc tìm đến ý nghĩa lịch sử của văn bản, liên hệ với ngữ cảnh của nhà văn, của nguời đọc, của thời đại. Qua mỗi thời đại lịch sử ý nghĩa văn bản bị biến động, đời sau không hiểu văn bản như đời trước.

2.3.2. Bài tập hƣớng dẫn cách đọc văn bản thơ trữ tình cần tìm hiểu

Đọc là một hoạt động của con người, dùng thị giác để nhận biết các kí

hiệu và chữ viết, sử dụng trí óc và tư duy để lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và dung bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt tới người nghe.

“Đọc là sự thu nhận thông tin có nội dung, ý nghĩa nào đó. Vì thế đọc liên quan đến các khả năng nhận thức, đến nhu cầu sống và giao tiếp của con người với sự sáng tạo cuộc sống ngày càng cao… Đọc là khái niệm có tính lịch sử, là sự biểu hiện tiến hóa của ngôn từ của con người mang bản chất văn hóa nhận thức bằng ngôn từ để giao tiếp và phát triển cá thể cùng xã hội. Đồng thời, đọc để khôi phục và phát huy những cảm giác tinh tế liên quan đến âm

thanh bằng ngôn ngữ và âm điệu, giọng điệu của người đọc hẳn sẽ tạo nghĩa tốt hơn việc đọc bằng mắt, đọc thầm”. [26, tr.33]

“Đọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hành động đọc, kỹ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ. Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kỹ, đọc phân tích thì hiểu sâu. Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì hiểu được cái mới”. [26, tr.35]

HS cần khai thác triệt để kiến thức trong SGK. Cần phải đọc, gạch chân, đánh dấu những từ ngữ, luận điểm hoặc chi tiết trong văn bản thơ để học kỹ và dễ nhớ. Ghi lại những cảm nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm đó.

Sau khi HS đọc xong văn bản thơ một vài lần, GV có thể đưa ra bài tập định hướng cho HS như sau: “Sau khi đọc xong bài thơ, cảm xúc bao trùm của bài thơ mà các em cảm nhận được là gì? Cấu tứ được tổ chức qua những khổ thơ nào?”

2.3.3. Bài tập tự đọc – hiểu nội dung văn bản thơ trữ tình

2.3.3.1. Bài tập giải nghĩa từ khó cho HS hiểu và tìm hiểu nghĩa tường minh của văn bản thơ trữ tình

HS bậc THCS nói chung, HS lớp 7 nói riêng đã được trang bị kỹ càng những kiến thức, vốn từ cơ bản để cảm nhận và hiểu văn bản thơ. Tuy nhiên một trong những trở ngại lớn nhất mà các em hay gặp phải đó là rào cản ngôn ngữ với những điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó… Nếu không hiểu được những tín hiệu ngôn ngữ đó thì xem như việc tiếp cận văn bản thơ sẽ thất bại ngay từ đầu. Thực tế cho thấy nhiều HS do không có sự chuẩn bị ở nhà hay chuẩn bị sơ sài, qua loa, nhất là chưa hiểu nghĩa từ ngữ sẽ gây cho việc học tập trên lớp của các em rơi vào tình trạng thụ động. Điều này gây ảnh hưởng đến tinh thần học và GV sẽ mất nhiều thời gian để khơi gợi cho HS những điều đơn giản. Do vậy, việc tự tìm hiểu ý nghĩa ngôn từ văn bản thơ và việc giải nghĩa

của GV giúp các em hiểu văn bản là việc làm bước đầu quan trọng bởi lẽ chỉ có hiểu mới có thể cảm nhận cái đúng và cái hay của văn bản. Trong SGK đã có phần chú thích giúp các em giải mã được từ khó phần nào nhưng không phải mọi HS đều có thể tự học và hiểu ngay được các từ ngữ đó. Trong dạy và học môn Ngữ văn, thuật ngữ “giải nghĩa” có thể được hiểu là thao tác giải thích, cắt nghĩa, giảng giải… Đó là sự mô tả những yếu tố ngôn ngữ khó hiểu đối với HS; từ đó mà xác định mối quan hệ ban đầu giữa HS với văn bản thơ để tiến gần nắm nội dung trong bài. Chính vì vậy mà nên có những dạng bài tập cần chú ý để các em hiểu sâu hơn về văn bản qua giải nghĩa các điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó…

Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:

Cách 1: Ta có thể yêu cầu HS trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 50)