Bài tập tự đọc – hiểu nội dung văn bản thơ trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 57)

9. Bố cục luận văn

2.3.3. Bài tập tự đọc – hiểu nội dung văn bản thơ trữ tình

2.3.3.1. Bài tập giải nghĩa từ khó cho HS hiểu và tìm hiểu nghĩa tường minh của văn bản thơ trữ tình

HS bậc THCS nói chung, HS lớp 7 nói riêng đã được trang bị kỹ càng những kiến thức, vốn từ cơ bản để cảm nhận và hiểu văn bản thơ. Tuy nhiên một trong những trở ngại lớn nhất mà các em hay gặp phải đó là rào cản ngôn ngữ với những điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó… Nếu không hiểu được những tín hiệu ngôn ngữ đó thì xem như việc tiếp cận văn bản thơ sẽ thất bại ngay từ đầu. Thực tế cho thấy nhiều HS do không có sự chuẩn bị ở nhà hay chuẩn bị sơ sài, qua loa, nhất là chưa hiểu nghĩa từ ngữ sẽ gây cho việc học tập trên lớp của các em rơi vào tình trạng thụ động. Điều này gây ảnh hưởng đến tinh thần học và GV sẽ mất nhiều thời gian để khơi gợi cho HS những điều đơn giản. Do vậy, việc tự tìm hiểu ý nghĩa ngôn từ văn bản thơ và việc giải nghĩa

của GV giúp các em hiểu văn bản là việc làm bước đầu quan trọng bởi lẽ chỉ có hiểu mới có thể cảm nhận cái đúng và cái hay của văn bản. Trong SGK đã có phần chú thích giúp các em giải mã được từ khó phần nào nhưng không phải mọi HS đều có thể tự học và hiểu ngay được các từ ngữ đó. Trong dạy và học môn Ngữ văn, thuật ngữ “giải nghĩa” có thể được hiểu là thao tác giải thích, cắt nghĩa, giảng giải… Đó là sự mô tả những yếu tố ngôn ngữ khó hiểu đối với HS; từ đó mà xác định mối quan hệ ban đầu giữa HS với văn bản thơ để tiến gần nắm nội dung trong bài. Chính vì vậy mà nên có những dạng bài tập cần chú ý để các em hiểu sâu hơn về văn bản qua giải nghĩa các điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ khó…

Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:

Cách 1: Ta có thể yêu cầu HS trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt ngay sau khâu đọc văn bản (GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của HS bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong HS).

Cách 2: Tiếp đến có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân tích văn bản. Phân tích đến đâu GV có thể lồng ghép cho HS đọc phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan.

Ví dụ: + Hãy chỉ ra hạn chế của bản dịch thơ trong việc dịch từ “quang” (minh

nguyệt quang) thành từ “rọi” (Đầu giường ánh trăng rọi).

+ Khi phân tích câu 1 của bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước

Nam): “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” GV có thể ra bài tập cho HS như sau:

? Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào? (Buộc HS phải giải nghĩa được các từ Hán Việt có trong câu thơ, để rồi từ đó nêu lên được ý nghĩa của cả câu thơ).

? Dựa vào chú thích số (1) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Nam đế”? Cách dùng từ “đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?

- “Đế” là vua, vương cũng là vua.

- Nhưng “đế” được coi là lớn hơn vương.

- Vậy chữ “đế” trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

GV nên giúp đỡ HS tự trả lời câu hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, lại vận dụng kiểu câu dài ngắn khác nhau với cách ngắt nhiệp ấy cốt để nhằm mục đích gì. àm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngôn của văn bản thơ, tức là hiểu được chủ ý của nhà văn.

Tóm lại, việc dạy và học văn bản thơ, nhất là thơ Đường luật thì việc giải nghĩa các từ ngữ Hán Việt, từ khó, điển tích điển cố… lại càng cần thiết vì muốn HS hiểu được ý nghĩa của văn bản thì HS phải nắm vững được nghĩa của từ. Mà khi nắm được nghĩa của từ thì HS sẽ hoàn toàn chủ động khai thác kiến thức.

Mọi bài tập phải xoay quanh diễn biến tâm trạng nhân vật đi từ bề nổi câu chữ cho đến tầng nghĩa ẩn sâu trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm. Tìm hiểu văn bản thơ trữ tình, HS cần tìm hiểu một cách toàn diện các yếu tố ngôn ngữ tạo nên sức biểu cảm cho nó, chẳng hạn như vần, nhịp, thanh điệu… Như đã nói ở trên, do cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh đặc biệt, lời thơ trữ tình có tính chất khác thường, độc đáo, có khả năng đưa người đọc vào những sự thật bí ẩn và thâm thúy của đời sống, từ đó mà tạo nên tính mê hoặc đặc biệt của ngôn ngữ thơ. Tính chất mê hoặc làm cho người đọc thơ như chạm vào luồng điện, gây ra sức ám ảnh trong tâm trí. Do đặc điểm ngôn từ thơ như vậy nên quá trình khám phá bài thơ phải công phu: đi từ lớp nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh, nhịp điệu để tim hiểu lớp nghĩa đen, nghĩa bóng và có khi điều bài thơ còn gợi ra còn quan trọng hơn điều nói rõ.

Ví dụ: Hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?

Bài thơ này có hai lớp nghĩa. ớp nghĩa đen tả bánh trôi nước. Cụ thể: hình dáng: tròn; màu sắc: trắng; kỹ thuật luộc: bảy nổi, ba chìm, có nhân bên trong (bằng đường phên, màu nâu đỏ)

2.3.3.2. Bài tập tìm hiểu tầng nghĩa hàm ẩn văn bản thơ trữ tình

Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta lưu ý tới các hình thức đọc: đọc chính âm, đọc nhận biết, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng và đọc hiểu. Thực ra, đọc hiểu bao hàm cả đọc diễn cảm, đọc kĩ (chậm), đọc lướt (nhanh) và gắn với các kĩ thuật đọc chậm (đọc kĩ) và đọc nhanh (lướt). Đọc hiểu là khâu bao trùm, hầu như chưa được coi trọng ở nhà trường chúng ta.

Đọc lướt qua: Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong bài thơ. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính... Khi đọc lướt, có thể bỏ một số đoạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng định thêm; hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định.

Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): à cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị.

Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ: Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ bài thơ chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua đoạn nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các bài ta chưa biết xu hướng, tư tưởng, giá trị... cũng có thể đọc theo cách này.

Đọc nghiền ngẫm nội dung: Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung mà tác giả bài thơ kí gửi. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm. Những nội dung tư tưởng của bài thơ được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc.

Đọc thụ động: Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín điều; nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả.

Đọc sâu: à cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc nội dung văn bản thơ để hiểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà bài thơ đề cập. Đây cũng là cách đọc quan trọng được sử dụng trong tự học.

Thơ ca bất kì dân tộc nào, đặc biệt là thi ca trung đại đều trọng cái súc tích, hàm ẩn, dùng ít nói nhiều, dùng cái khả giải để nói cái bất khả giải, là “ý tại ngôn ngoại”, là dư âm, dư vang của câu chữ, là khoảng trống giữa các từ...

Hàm ẩn của văn bản thơ có thể phân ra các tầng thứ khác nhau: từ thấp đến cao, từ nông đến sâu.

Ví dụ: Ẩn ý trong bài ca dao châm biếm “Cái cò lặn lội bờ ao…” đây là bài ca hát mang tính tập thể trong sáng tạo, truyền miệng và diễn xướng đặc trưng của văn hóa dân gian. Trong quan niệm cổ, “chiếc yếm đào” - tượng trưng cho nét đẹp, sự non xanh của người con gái nên chắc chắn người mặc yếm đào là người rất xinh đẹp, đáng yêu. Vậy nhân vật “chú tôi” là người ra sao mà muốn ướm hỏi cô gái ấy làm vợ? Chân dung của người đàn ông đó được tác giả dân gian vẽ nên những nét biếm họa cùng ngôn từ tài tình. Sự lặp lại bốn từ “hay” (nghĩa là “giỏi”) mang hàm ý gì?

Nhờ có dư vị, dư vang ấy mà nghĩa của văn bản thơ trữ tình càng được lan tỏa, hấp dẫn kích thích sự đào sâu suy nghĩ, cảm nhận, tìm cách giải mã

khóa, lấp đầy chỗ “bất khả giải” tức thời của thi ca. Và nó kéo dài ra đến vô hạn, tùy theo sự nội cảm, trạng thái nhận thức và trình độ của chủ thể tiếp nhận.

Phân tích ý nghĩa một bài thơ, cảm nhận vẻ đẹp một hình tượng mà tác giả lựa chọn cho đứa con tinh thần của mình, nên dựa vào cảm thụ thẩm mỹ chủ quan như thưởng thức một tác phẩm thơ hiện đại, ngoài ra dựa trên những hằng số tinh thần của cộng đồng đối với ca dao trữ tình. Phân tích diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự bộc lộ trực tiếp tâm tư của tác giả. Khai thác ngôn ngữ (ngôn ngữ cách điệu hoá, không những ý nghĩa câu thơ nói với người đọc mà từng tiếng, từng lời đến cả hệ thống âm thanh, vần luật, nhịp điệu đều đồng thời tham gia vào việc diễn tả nội dung, tác động đến lý trí và tình cảm người đọc). Phân tích vẻ đẹp, chiều sâu của hình tượng trữ tình.

Tất nhiên, các yếu tố trên trong một tác phẩm trữ tình luôn hoà quyện, quan hệ mật thiết với nhau.

Ví dụ: Ngoài lớp nghĩa đen, bài thơ Bánh trôi nước còn có lớp nghĩa

bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội cũ. Hãy chứng minh.

Giá trị của bài thơ Bánh trôi nước nằm ở nghĩa bóng. Trên cơ sở chiếc

bánh trôi, nhà thơ muốn nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ: + Hình thức: xinh đẹp

+ Phẩm chất: trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

+ Thân phận: chìm nổi, không tự quyết định được số phận của mình. Tìm hiểu văn bản thơ trữ tình, cần cho HS tìm hiểu một cách toàn diện các yếu tố nghệ thuật tạo nên sức biểu cảm của nó, chẳng hạn về ngôn ngữ như: vần, nhịp, thanh điệu… Không nên tách rời nội dung và nghệ thuật như một phương pháp học cũ của HS, mà cái chính đó là sự kết hợp muốn cho HS hiểu

đúng và hiểu hay nội dung văn bản qua cách tác giả xây dựng, lồng ghép nghệ thuật hình tượng, ngôn ngữ, sắc thái biểu cảm…

Ví dụ: ? Ngôn ngữ, hình ảnh thơ Nguyễn Khuyến mang nhiều nét mộc mạc, dân dã. Hãy làm rõ vẻ đẹp qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.

* Bài tập về từ ngữ và hình ảnh độc đáo

Ngôn ngữ trong thơ ca có đặc điểm riêng biệt và vị trí khá đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ được lựa chọn, sàng lọc rất tỉ mỉ, gọt dũa và được tổ chức tinh tế. Trình độ sử dụng khả năng ngôn ngữ để sáng tác chính là khả năng, tài năng của nhà thơ và giá trị tác phẩm. Ngôn từ trong thơ được tác giả “gạn đục khơi trong” để khơi những giá trị tinh túy trong chính tác phẩm. Chính vì vậy, để HS hiểu được giá trị tác phẩm phải khơi đào mọi hàm ẩn hàm ý mà từ ngữ ấy vẽ nên trước mắt. ưu ý rằng chỉ rõ ra được sự độc đáo trong việc sử dụng tài tình ngôn từ thơ.

Ngôn ngữ là chất liệu thêu dệt nên tấm thảm văn bản thơ trữ tình, độc giả thông qua ngôn ngữ mà dựng lên hình tượng, đồng thời tìm ra những giá trị độc đáo của văn bản. Mặt khác, không phải mọi văn bản thơ trữ tình nào từ ngữ được sử dụng cũng có giá trị như nhau mà có thể dồn ở một số từ, cụm từ gọi là “điểm sáng thẩm mĩ”. Nếu tất cả ngôn từ của văn bản thơ tạo thành cung đường đưa độc giả vào khu vườn nghệ thuật thì điểm sáng thẩm mĩ chính là ngọn đèn, biển báo giúp người đọc định hướng đường đi tới giá trị đích thực của văn bản thơ trữ tình.

Việc xác định “điểm sáng thẩm mĩ” tuy không quá khó nhưng cũng không hề giản đơn đối với HS lớp 7, phải có sự dày công luyện tập. Khi HS tiếp cận văn bản thơ trữ tình, các em tự chỉ ra những tín hiệu nghệ thuật, người GV cũng cần định hướng các em đến những từ, cụm từ sáng. Yêu cầu cao hơn là các em phải tìm ra, phân tích vẻ đẹp cũng như giá trị biểu đạt của chúng trên

tinh thần đào rộng và khơi sâu bởi lẽ bản chất của ngôn từ là hàm súc và mang tính đa nghĩa.

Ví dụ: Đọc hai câu thơ đầu trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông), em thấy cảnh sắc trong bài thơ thuộc mùa nào?

Cụm từ “Bán vô bán hữu” (nửa như có nửa như không) gợi lên điều gì?

* Bài tập so sánh, đối chiếu

Việc so sánh, đối chiếu trong tìm hiểu giá trị văn bản thơ trữ tình là việc không thể thiếu, ưu điểm của bài tập này là giúp HS càng trở nên hiểu biết giá trị văn bản thêm sâu sắc. Nếu HS chưa biết so sánh đối chiếu thì dường như chỉ hạn độ ở bề mặt mà chưa biết khai thác đa chiều của ngôn từ, nội dung tư tưởng và nghệ thuật văn bản. Bài tập dạng này giúp HS khắc phục được cách tiếp cận tác phẩm phiến diện. So sánh, đối chiếu là hoạt động đa dạng, tập trung trên nhiều phương diện nhưng phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, có cơ sở hợp lý, tính khoa học. Chúng ta có thể so sánh với các bài thơ cùng đề tài xem các tác giả có dụng ý gì trong văn bản thơ. Cùng viết về nỗi nhớ quê hương nhưng cách nhìn của nhà thơ ý Bạch khác với nhà thơ Hạ Tri Chương như thế nào? HS cần chỉ rõ sự khác biệt về thanh điệu, cách dùng từ, nhịp điệu cảm xúc…

* Bài tập tìm hiểu các biện pháp tu từ

Các văn bản thơ trữ tình gần như chiếm phần đa sử dụng các biện pháp tu từ để biểu đạt nội dung với mật độ dày đặc, nó là phương tiện hữu cơ để khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình với những đổi thay cảm xúc tinh tế. Bài tập thông thường mà HS hay gặp phải là: Em hãy tìm ra và nhận xét các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, đoạn và bài thơ?

Như đã nói ở mục trên nếu như bài tập so sánh đối chiếu làm cho hoạt động tiếp cận tìm hiểu giá trị văn bản thơ trữ tình trở nên sâu rộng thì có lẽ việc liên tưởng mở rộng hợp lý sẽ làm cho bài văn thêm đa dạng và sinh động. iên tưởng mở rộng phải có hạn độ, nếu quá lạm dụng sẽ khiến việc giải nghĩa, phân tích lan man, không đúng trọng tâm. Những câu thơ, đoạn thơ mà HS gợi nhớ được sẽ giúp các em có những liên tưởng, tưởng tượng thú vị. Ví dụ: Hai chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)