Việc dạy – học trong hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản thơ trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 41 - 43)

9. Bố cục luận văn

1.2.1. Việc dạy – học trong hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản thơ trữ tình

STT Tác phẩm Tác giả Thể loại

1. Cảnh khuya Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt

2. Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt

3. Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Ngũ ngôn

Yêu cầu về đọc – hiểu: Hiểu và cảm thụ được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hiện đại Việt Nam; tìm hiểu thêm về một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp truyền thống và hiện đại của thơ Việt Nam; bước đầu khái quát được những thành tựu, đóng góp của thơ Việt Nam Cách mạng đối với văn học dân tộc.

Thơ hiện đại Việt Nam được hình thành và phát triển từ thế kỉ XX, có nội dung khá phong phú và dạt được nhiều thành tự nghệ thuật đáng tự hào. Các văn bản thơ hiện đại sẽ được giảng dạy tập trung trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9. Ở đây chương trình Ngữ văn lớp 7 chỉ giới thiệu ba bài thơ của hai tác giả Hồ Chí Minh và Xuân Quỳnh.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Việc dạy – học trong hình thành năng lực tự đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình thơ trữ tình

Qua tiến hành khảo sát điều tra giáo án, dự giờ các GV và thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy vấn đề phát triển hệ thông bài tập nhằm hình thành năng lực tự đọc – hiểu của HS có những điểm nôi bật sau:

1.2.1.1. Những cố gắng đã đạt được

Chú trọng xây dựng hệ thống bài tập là một trong những việc làm có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng học tập. Các bài tập đưa ra đã hướng vào những vấn đề trọng tâm của người học. Các em HS có nhiều cơ hội hơn để bày tỏ lập trường, quan điểm, cảm xúc của mình. Và các em buộc phải suy nghĩ tìm tòi khi đứng trước mỗi bài tập mà GV yêu cầu. Nhờ đó mà nhận

thức và khả năng độc lập, chủ động trong tư duy được nâng cao. Theo đó mà GV khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của HS.

Trong một giáo án văn hay trong một giờ giảng văn, số lượng bài tập cũng khá phong phú. Hầu như bất cứ văn bản thơ trữ tình nào cũng có bài tập được đặt ra để các em suy nghĩ và tim hiểu. Vì vậy, mỗi vấn đề của bài học đều hướng được suy nghĩ của HS. Người học thực sự nhập cuộc, động não suy nghĩ trước những vấn đề của văn bản văn học nói chung và văn bản thơ trữ tình nói riêng.

Công cuộc xây dựng hệ thống bài tập được các GV ý thức rất rõ ràng và chuyển hóa thành hoạt động thiết thực. Họ hiểu mình phải có những hướng đi đúng đắn để hình thành cho HS năng lực độc lập trong tư duy logic, sáng tạo trong việc tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình và văn bản văn học khác.

1.2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại

Đối với GV mới ra trường, kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập còn hạn chế, kiến thức chưa thực sự vững vàng. Do vậy, bài tập trong SGK và SBT chính là những định hướng quý giá cho việc xác định trọng tâm và xây dựng các bài tập phục vụ cho quá trình lên lớp.

Còn đối với GV lâu năm dù tích lũy kiến thức và kinh nghiệm tới đâu cũng không nên bỏ qua các bài tập của SGK và SBT. Bởi lẽ, các em HS đã chuẩn bị và tìm hiểu trước bài học theo những bài tập có sẵn đó. Việc vận dụng và xây dựng hệ thống bài tập là bước tiếp theo trong một quy trình thống nhất đưa nhận thức của HS về bài học được nâng lên. Hơn thế, GV có thể kết hợp kiểm tra quá trình chuẩn bị bài học trước khi lên lớp của HS. Vậy mà một số GV phớt lờ những bài tập đó. Điều này xuất phát từ việc không ý thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực của hệ thống bài tập. Và đôi khi còn cẩu thả, tùy hứng không muốn mất thời gian nghiên cứu tìm hiểu những bài tập đó. Trái lại, tùy hứng đưa ra bài tập một cách thoải mái theo ý kiến của riêng mình. Còn trường hợp không đầu tư công phu giáo án thì bê nguyên các bài tập trong

SGK và SBT vào sử dụng. Mà các bài tập này cũng có thể là những định hướng chung chung, có sẵn gợi ý. Các bài tập có những gợi dẫn tích cực cho các em suy nghĩ nên nhiều khi GV tự đưa ra bài tập rồi tự mình giải. HS cảm thấy nặng nề, tẻ nhạt sau mỗi bài tập mà GV đặt ra. Hệ quả là dù có ý thức đổi mới phương pháp nhưng GV lại quay lại công việc thuyết giảng một chiều như ban đầu.

1.2.1.3. Hướng khắc phục

Để khắc phục được những hạn chế nói trên, đòi hỏi người GV cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc phát triển hệ thống bài tập. Bản thân các nhà khoa học cũng cần tích cực nghiên cứu để đưa ra những giải pháp giúp GV khắc phục những hạn chế đó. Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu đưa ra những gợi ý giúp GV khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)