Kết hợp hệ thống bài tập tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình với các hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 77)

9. Bố cục luận văn

2.5.Kết hợp hệ thống bài tập tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình với các hình

hình thức kiểm tra, đánh giá

Đánh giá, kiểm tra được xem là khâu quan trọng của quá trình dạy học để kiểm tra năng lực và độ hiểu của em HS trong quá trình học tập. Yêu cầu đối với người GV là cần đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức - kỹ năng, và trình bày chính kiến của bản thân. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm kết quả. Trong đó, nhấn mạnh định hướng: đa dạng hóa bài tập dưới các hình thức trắc nghiệm kết quả, tìm kiếm các hình thức ra đề phù hợp với đặc trưng môn học và thực tiễn dạy học ở địa phương. Chính vì vậy, khi tiến hành dạy học thơ trữ tình, khâu kiểm tra, đánh giá cũng cần đổi mới theo chiều hướng nói trên.

Lâu nay, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ Văn nói chung còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do một bộ phận GV còn chủ quan trong ra đề, hoặc hình thức ra đề chưa phong phú… dẫn đến HS chỉ học vẹt những phần kiểm tra hoặc học tủ. Trước những hạn chế đó, GV cần xác định việc kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tức là đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và thực tế học tập của HS.

GV có thể sử dụng kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm kết quả và tự luận hoặc cả hai hình thức đó. Dùng trắc nghiệm kết quả để kiểm tra việc nhận biết, hiểu và tự luận để kiểm tra khả năng phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Bên cạnh hình thức trắc nghiệm, GV còn có thể sử dụng hình thức tự luận. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá HS thông qua bài làm văn về những vấn đề học tập. Kiểm tra bằng hình thức này HS dễ và hay học tủ. Do đó, để tránh HS học tủ và kích thích sự sáng tạo của các em khi làm bài, GV cần và nên ra bài luận tổng hợp.

Bài tập tự luận thực chất là dạng bài tập mở đòi hỏi HS tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn hay một đoạn văn dài. Qua bài tập tự luận, GV có thể đánh giá được một phạm vi tri thức, kỹ năng của HS theo mục đích, yêu cầu của mình, qua đó để khuyến khích HS tự sắp xếp diễn đạt ý, tìm ra được câu trả lời không những đúng về nội dung mà còn hay trong lối diễn đạt, trình bày, khuyến khích cảm thụ văn chương của HS. GV còn có điều kiện đưa ra những câu đo lường thái độ và sự sáng tạo của HS khi trả lời. Việc bài tập ít, in sao đề ít cũng góp phần giảm thiểu kinh phí trong việc làm đề, sử dụng đề.

Bên cạnh những ưu điểm trên, dạng bài tập tự luận còn có những nhược điểm, hạn chế là khó bao quát được nhiều bài, nhiều phần của chương trình, từ đó HS dễ học tủ, học lệch, thậm chí chép cả bài sẵn có. Chính điều này nảy sinh hiện tượng một số HS giỏi, có tri thức toàn diện, nhưng đôi khi lại bị đánh giá thấp hơn những HS học vẹt, học tủ hay gian lận trong thi cử. Ngoài ra, vì số lượng bài tập ít nên bài tập tự luận khó chọn được mẫu mang tính chất tổng hợp, toàn diện, tiêu biểu, và việc chấm bài của GV phải phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ và gu “thẩm mỹ” của người chấm, cho nên khó tránh khỏi tính chủ quan trong việc chấm bài của GV.

Ví dụ: Đề tham khảo:

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Tác giả bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắm trăng nhớ quê trong

hoàn cảnh nào

A. Chủ động ngắm trăng ở ngoài hiên nhà B. Chủ động ngắm trăng khuya từ ngoài sân

C. Chợt nhìn thấy trăng chiếu trước đầu giường, nhìn trăng, nhớ quê D. Không ngủ được, ra sân nhìn trăng sáng

2. Trong bài thơ Rằm tháng giêng, nhà thơ đứng ở vị trí nào để nhìn

cảnh trăng?

A. Trên bờ sông ở chiến khu

B. Trên ngọn đồi cao vùng chiến khu C. Từ lán căn cứ bí mật bên bờ sông D. Trên con thuyền bơi giữa dòng sông

3. Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?

A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu

B. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ… C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu

D. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ…

4. Ý kiến nào sau đây là đúng hơn cả với bài thơ Bạn đến chơi nhà?

A. Than về cảnh nghèo B. Đùa vui với bạn

C. Tình bạn cao đẹp vượt lên mọi lễ nghi và vật chất D. Cả 3 ý kiến trên

5. Gạch dưới thành ngữ được dùng trong hai câu thơ sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

B. Tự luận (6 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

1. Cảm nghĩ của em về một sản vật hay một phong tục, lễ hội ở quê hương

em hoặc ở địa phương mà em biết.

2. Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh

Đáp án:

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4

C D D C

Câu 5: Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”

B. Tự luận (6 điểm)

1. Trước hết phải chọn được đối tượng thích đáng, nghĩa là sản vật hoặc phong tục, lễ hội ấy phải diễn có nét đặc sắc, có ý nghĩa văn hóa. Cần giới thiệu vắn tắt về đối tượng ấy để từ đó nói cảm nghĩ của mình. Có thể xen kẽ cả việc miêu tả, giới thiệu và nêu cảm nghĩ, nhận xét – cách làm này sẽ khiến cho đoạn văn tự nhiên, linh hoạt, nhưng cũng khó viết hơn.

2. Nét nổi bật trong tâm hồn Bác Hồ thể hiện ở hai bài thơ là sự hài hòa thống nhất của tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, thể hiện sự thống nhất của người nghệ sĩ và chiến sĩ trong con người Bác. Bài làm cần nêu được vẻ đẹp của sự thống nhất, hài hòa đó, đồng thời nói lên được tình cảm, suy nghĩ của mình trước vẻ đẹp ấy.

Tiểu kết chƣơng 2

à chương trọng tâm của đề tài, chương 2 này đã thực sự đi vào nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS theo định hướng tiếp cận năng lực, tích cực hóa hoạt động của HS. Yêu cầu đọc - hiểu của chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau nhằm giúp cho HS hiểu đúng và sâu sắc cái hay của văn bản thơ trữ tình trong chương trình học. Trước hết, ta cần khẳng định được đặc điểm, những yêu cầu xây dựng của hệ thống bài tập trong việc hình thành năng lực đọc – hiểu và tự đọc – hiểu của HS THCS. Một vấn đề có tính định hướng rất quan trọng nữa là nguyên tắc bám sát đặc trưng thể loại và loại hình

của văn bản thơ trữ tình Ngữ văn lớp 7 để HS phát huy năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Không chỉ chú ý đề xuất hệ thống bài tập củng cố kiến thức mà còn quan tâm đến việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi lên lớp, có kỹ năng tự đọc – hiểu từ một bài thơ cụ thể để có thể tự áp dụng kỹ năng đó trên nhiều văn bản thơ trữ tình khác bằng cách thức tương tự. Đổi mới các hình thức kiểm tra – đánh giá kết hợp trắc nghiệm kết quả và tự luận.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Để kiểm chứng tính thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư toàn diện trên cả phương diện lý luận chỉ đạo tiến hành thực nghiệm. Sau khi chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm một cách cân đối và hợp lý (đảm bảo hai yêu cầu: sĩ số và trình độ), chúng tôi tiến hành cho giảng dạy trên hai đối tượng đối chứng và thực nghiệm để từ đó đánh giá và rút ra những kết luận khoa học cần thiết.

3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sƣ phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số cách thức triển khai hệ thống bài tập tự đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình THCS. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình dạy và học của GV và HS. Hoạt động thử nghiệm đặc biệt tôn trọng các mô hình bài tập, các nguyên tắc, biện pháp, giả thuyết khoa học đã đề ra… Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các văn bản thơ trữ tình ở trường THCS.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

- Thực nghiệm cần có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng, chu đáo.

- Thực nghiệm nên được tiến hành theo đúng phân phối chương trình của bộ môn.

- Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong nhận xét, đánh giá.

3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và quy trình thực nghiệm 3.2.1. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm

Để đánh giá chính xác và khoa học về những nội dung đưa ra thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại HS và trình độ GV giảng dạy trong khi thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm và đối chứng có số lượng HS tham gia bằng nhau, đồng thời trình độ cũng như đặc điểm điều kiện

học tập là tương đương nhau và không thuộc hệ thống trường chuyên của tỉnh. Tiêu chí đề chọn GV giảng dạy là những người nhiệt tình, giàu tinh thần trách nhiệm và có kinh nghiệm. Đây là những điều kiện thuận lợi đối với việc khảo sát, thống kê, đối chiếu kết quả học tập của HS, góp phần quan trọng giúp chúng tôi đưa ra những kết luận khách quan, đáng tin cậy.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 7 hai trường: Trường THCS Gia Sàng và THCS Quang Trung.

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 18/11/2014 đến 16/12/2014. Các tiết thực nghiệm và đối chứng dạy song song ở các đơn vị lớp học.

3.2.3. Quy trình thực nghiệm

Gồm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (Chuẩn bị thực nghiệm): Xác định nội dung thực nghiệm, đối tượng và địa bàn thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm các bài

Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), bài Ôn tập tác phẩm trữ tình và cho HS làm 1 bài

kiểm tra khảo sát theo địa bàn và thời gian thực nghiệm trên.

- Giai đoạn 2 (Triển khai thực nghiệm): Trong tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành một số công việc như sau:

Chúng tôi đã tiến hành hai bài giáo án và một bài kiểm tra cho phần đọc – hiểu văn bản: một bài về tình bà cháu, một bài về củng cố kiến thức về thơ trữ tình và một bài kiểm tra kiến thức của HS về mảng tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS theo hướng đề xuất của luận văn. Tiến trình, cách thức hướng dẫn, tổ chức đọc – hiểu và tự đọc – hiểu thể hiện rõ ràng trên giáo án.

Quy trình lên lớp được thực hiện đúng yêu cầu của thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV dạy lớp đối chứng và GV dạy lớp thực nghiệm về nội dung và phương pháp lên lớp cũng như trao đổi trước với GV về ý đồ thiết kế và giao tài liệu cho GV thử nghiệm. Người dạy là GV trực tiếp đứng lớp và tiết dạy thực nghiệm (cũng như đối chứng) được tiến hành như các tiết học bình

thường khác. Các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án của chúng tôi đề xuất, còn các lớp đối chứng, GV dạy theo giáo án của GV.

Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đi dự giờ các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng. Sau khi dạy xong, chúng tôi cùng GV dạy thực nghiệm, dạy đối chứng trao đổi, thảo luận, góp ý và tiến hành cho HS lớp thực nghiệm và đối chứng kiểm tra trên cùng một đề. Kết quả thực nghiệm cơ bản là kết quả thể hiện trong bài làm của HS và là thông tin thu được qua việc dự giờ, trao đổi với các GV ở các trường sở tại.

- Giai đoạn 3: Xử lý kết quả. Kết quả thực nghiệm được thực hiện qua: + Việc quan sát giờ dạy của GV.

+ Qua đánh giá, nhận xét của chúng tôi cũng như tổ chuyên môn về chất lượng bài dạy cũng như bài kiểm tra của HS.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.3.1. Giáo án TN1: Tiếng gà trƣa – Xuân Quỳnh (SGK 7, Tập 1) 3.3.2. Giáo án TN2: Ôn tập tác phẩm trữ tình (SGK 7, Tập 1) 3.3.3. Bài kiểm tra ôn luyện tổng hợp

Tiết 54: Văn bản

TIẾNG GÀ TRƢA (Tiếp).

- Xuân Quỳnh-

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS nắm: 1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương, kính trọng ông bà, tình cảm quê

hương đất nước.

* Giáo dục kỹ năng: Giáo dục cho HS kỹ năng tìm và xử lý thông tin, giải

quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, giáo án, bảng phụ, vở bài tập. 2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa. Cho biết nội dung đoạn 1. 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài:

Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ

niệm ấu thơ và gợi lại những tình yêu làng xóm quê hương không những thế tình bà cháu lại càng hiện lên rõ nét trong khoảnh khắc ấy – một buổi trưa trên đường hành quân nhớ về gia đình, quê hương qua tiếng gà trưa thân thuộc.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản : II. Tìm hiểu

văn bản : 2. Tiếng gà trƣa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ và những kỉ niệm về bà. a, Hình ảnh những con gà mái và ổ trứng hồng: - Bức tranh làng quê trong kí ức tuổi thơ: đẹp, bình dị, trong sáng,… b, Kỉ niệm về tình bà cháu: * Cách bà chọn trứng: Bà cẩn thận, kiên trì, Gọi HS đọc khổ thơ 2,3,4,5,6. Buổi trưa ở làng quê thường yên tĩnh do đó tiếng gà trưa có thể khua động cả không gian.

H: Hình ảnh của bà hiện lên qua những kỷ niệm gì?

H: T i sao trong v vàn âm thanh của làng quê, tâm tr nhà thơ l i b ám ảnh b i tiếng gà trưa?

H: Tiếng gà trưa đã khơi dậy trong tâm tr người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào khổ thơ thứ hai ?

H: Những chi tiết mái mơ, mái

- HS đọc

- Hình ảnh bà qua ký ức cháu là lời trách mắng suồng sã, thân yêu. + Hình ảnh đôi bàn tay già nua, nhăn nheo, chắt chiu soi từng quả trứng hồng.

+ à khuôn mặt và đôi mắt mờ đục lo cho đàn gà toi để cháu có quần áo mới.

- Tiếng gà trưa đem lại niềm vui làm cho người ta thấy quên đi nỗi nhọc nhằn vất vả. Tiếng gà trưa gợi lại những kỷ niệm tốt đẹp thưở ấu thơ. - Không chỉ tiếng gà trưa còn khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trững hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 77)