Đa dạng hóa hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 51 - 55)

9. Bố cục luận văn

2.2.6. Đa dạng hóa hệ thống bài tập hình thành năng lực tự đọc – hiểu văn bản

văn bản thơ trữ tình

Đối với GV, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Còn đối với HS, bài tập là một nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện, một phần nội dung học

tập. Các bài tập có nhiều dạng hình thức khác nhau, có thể là bài tập làm miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay dạng một câu hỏi.

Bảng 2.1 Bảng các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tƣơng ứng Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi.

- Tái hiện lại cái đã học theo cách thức không thay đổi.

2. Xử lý thông tin

Hiểu và vận dụng

Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng

- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã biết, đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự. 3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới tương tự.

- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập

tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. Ví dụ: Ghi chính xác tác giả và bài thơ có những câu sau:

1. Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Gợi ý: 1. Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi 2. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.

Ví dụ: Chỉ ra cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ Bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến).

Cách lập tứ thơ độc đáo của bài thơ thể hiện ngay ở kết cấu bài thơ. Khác với các bài bát cú Đường luật khác, bài thơ có kết cấu là 7/1. Tác giả đã dùng cái “không có” về vật chất (ở bảy câu thơ đầu) để diễn tả cái “có” rất nhiều về tình cảm (trong câu thơ cuối) như thế nào? Và chỉ ra một cái “có” đó nhưng đủ cân bằng tất cả, nâng cao giá trị của bài thơ như thế nào?

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

Ví dụ: Đối sánh bài thơ với câu ca dao trong phần Đọc thêm ở SGK

(trang 96) để thấy sự tương đồng và nét khác biệt của Hồ Xuân Hương so với ca dao, khi cùng nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Nhiều bài ca dao đã nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường cũng mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Ví dụ: Bài ca dao trong phần Đọc

thêm trong SGK. Nhưng hầu như những bài ca dao này chỉ là lời than về thân

phận chìm nổi, về việc bị phụ thuộc mà không tự quyết định được số phận của mình. Bài thơ của Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở sự than thân, mà chủ yếu là lời khẳng định giá trị, nhân phẩm của người phụ nữ, dù cho cảnh ngộ có như thế nào đi chăng nữa (chú ý câu thơ cuối bài tập trung thể hiện tư tưởng đó một cách rất mạnh mẽ). Đây chính là điểm khác biệt và là sự kế thừa có phát triển của thơ Hồ Xuân Hương so với ca dao.

- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận

dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Ngoài ra, có thể yêu cầu HS xây dựng các dự án đối với một số nội dung học tập gắn với thực tiễn địa phương. Các dự án học tập là một hình thức hoạt động nhằm giúp HS có thêm những trải nghiệm đối với các vấn đề được học, đồng thời phát huy khả năng hợp tác, sáng tạo của HS trong học tập. Dự án học tập được thực hiện đối với những nội dung học tập mang tính thực tiễn, gắn với cuộc sống và những vấn đề HS quan tâm và mong muốn giải quyết.

Chẳng hạn, để HS cảm nhận được rõ nét về vẻ đẹp truyền thống của một vùng làng quê và sự sinh động trong việc quan sát, miêu tả của tác giả, GV có thể cho các em trải nghiệm “tập làm nhà văn” bằng cách xây dựng các dự án.

Ví dụ: Cho HS quan sát thực tế khung cảnh làng quê thanh bình với những con gà mái mơ, mái vàng, những người bà với ổ trứng sau khi đã học bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. GV chia HS theo các nhóm, mỗi nhóm xây dựng kế hoạch tìm hiểu về đối tượng, chọn điểm nhìn để quan sát, ghi chép, trao đổi để thống nhất lựa chọn chi tiết và sắp xếp các chi tiết đặc trưng của đối tượng, từ đó báo cáo sản phẩm (bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học cơ sở qua hệ thống bài tập (Trang 51 - 55)