Những giải pháp về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 72 - 84)

5. Bố cục đề tài

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể

3.3.2.1 Những giải pháp về kinh tế, xã hội

Nền kinh tế thị trường đã mang lại cho nước ta nhiều tác động tích cực như đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng, y tế phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế thị trường đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực dẫn đến tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Những giải pháp về kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp đến các nguyên nhân gốc rễ của tội phạm, vì vậy, chúng có ý nghĩa quyết định đối với việc phòng ngừa tội phạm.

Về mặt kinh tế: Cần tập trung phát triển kinh tế mà chủ yếuphát triển các ngành dịch vụ, công nghệ hiện đại, du lịch, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, các điều kiện về chăm sóc sức khỏe tiếp cận gần với người dân,…

Đa số các đối tượng phạm tội thường là người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Vì vậy, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động góp phần trong công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Cụ thể, như đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, mở các cơ sở dạy nghề cho người thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động. Khi một người có việc làm, thu nhập ổn định thì sẽ nâng cao tư duy của họ, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội và các hành vi phạm tội.

Thực tiễn tình trạng đói nghèo ở nước ta vẫn còn rất nhiều, chủ yếu ở một số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các tỉnh miền núi phía Bắc. Thực tế, các tội phạm lợi dụng tình trạng nghèo đói để dụ dỗ, lôi kéo người dân thực hành công việc phi pháp để có tiền duy trì sự sống. Vì vậy, vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này là hết sức cần thiết. Để giải quyết tình trạng này cần mở nhiều lớp học nghề cho

các cá nhân để họ có nghề nghiệp phù hợp với từng hoàn cảnh, đảm bảo các đối tượng học nghề xong có việc làm, phát triển du lịch địa phương, làng nghề truyền thống, phát triển mạnh kinh tế trạng trại, hình thành các trang trại, chăn nuôi tự nhiên gia súc, gia cầm, trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả ở các xã có diện tích đồi núi lớn,… góp phần cải thiện cuộc sống người dân.

3.3.2.2 Những giải pháp trong công tác tuyên truyền văn hóa, giáo dục, phổ biến pháp luật

Để phòng ngừa tội phạm, những biện pháp về văn hóa, giáo dục, phổ biến pháp luật cần đặt trong sự kết hợp hài hòa, tạo thành một hệ thống giáo dục trên phạm vi toàn xã hội như giáo dục tại gia đình, giáo dục tại tổ dân phố, thôn, xóm, phường, xã, giáo dục trong nhà trường, xã trường để mỗi cá nhân tự nhận thức trách nhiệm bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội, đẩy lùi tình hình tội phạm mà đặc biệt là tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Đối với nhà trường: cần dạy kỹ năng sống cho học sinh, giảng dạy hiểu quá cho các học sinh, sinh viên hứng thú trong việc học, xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm, tổ chức cho sinh viên các lớp ký cam kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội, xây dựng các nội quy, quy chế quản lý ký túc xá, xây dựng các tổ tự quản trong học tập, rèn luyện, vui chơi, tuyên truyền, phổ biến biến luật trong nhà trong nhà trường, chủ động phát hiện các trường hợp sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống để có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, gặp gỡ, động viên những sinh viên lầm lỗi, cảm hoá, giáo dục họ tiến bộ trở thành người có ích.… Từ đó, tác động đến ý thức của các học sinh, sinh viên một cách tích cực, nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm để họ nhận biết tội phạm và tránh xa tội phạm, không xa ngã vào con đường phạm tội, góp phần bảo vệ chính bản thân học sinh, sinh viên để họ không trở thànhnạn nhân của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Đối với gia đình: nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người gây nên, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Cha mẹ cần giáo dục con em tuân thủ pháp luật, lễ phép, tác phong, đạo đức, cách làm người, cách sống tình cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, do khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em có trở thành nạn nhân hay bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành tội

phạm. Vì vậy, cha mẹ cũng cần phải trang bi cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi phi pháp.

Đối với xã hội: thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Xây dựng các phong trào như “Gia đình văn hóa”, “Phát triển chính sách đại đoàn kết” để các hộ gia đình quan tâm yêu thương nhau, sống lành mạnh, đoàn kết trong xã hội. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại thôn, ấp, tổ dân phố một cách sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm để các nạn nhân, gia đình nạn nhân hiểu và nhận thức đầy đủ quyền của mình để đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người mà tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người gây ra. Quan tâm quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, có nhiều khả năng bị lôi kéo, dụ dỗ hoặc có thể trở thành nạn nhân của việc phạm tội.

Những giải pháp trên góp phần giúp mọi cá nhân được tuyên truyền văn hóa, giáo dục, phổ biến pháp luật trong gia đình, xã hội để họ nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm, không tham gia các tệ nạn xã hội, không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân, thúc đẩy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả, đẩy lùi tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

3.3.2.3 Những giải pháp đối với các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan chức năng

Các cơ quan quản lí nhà nước cần chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội.

Triển khai liên tục các đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tập trung đấu tranh trấn áp các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, cưỡng đoạt tài sản, chống người thi hành công vụ…

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi

phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật, điều tra khám phá nhanh các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, các cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội để xử lí đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua Chương 3, từ việc xem xét tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, người viết nhận thấy rằng vấn nạn này không chỉ đang diễn ra “sôi nổi” hằng ngày, hằng giờ không chỉ ở Việt Nam mà còn xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,… Tội phạm này diễn ra phức tạp, với nhiều mức độ nguy nghiểm khác nhau không chỉ đe dọa, xâm hại đến an toàn thân thể, sức khỏe, tính mạng của con người mà còn gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội. Mặc dù, BLHS hiện hành nước ta đã có chế tài xử lý tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nhưng chỉ đáp ứng một phần hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này. Thực tiễn trong công tác đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người cho thấy quy định pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật còn nhiều khe hở, lỗ hổng pháp luật mà tội phạm dựa vào đó để lợi dụng thực hiện hành vi tội phạm. Do đó, dựa trên những đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm người viết đã kiến nghị đưa ra một số giải pháp với nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra một số giải pháp khácvề kinh tế, xã hội,công tác tuyên truyền văn hóa, giáo dục, phổ biến pháp luật, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan chức năng,… Từ đó, góp phần hiệu quả trong công tác xử lý tội phạm, đấu tranh phòng, chống đẩy lùi tội phạm nói chung và tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ người nói riêng.

KẾT LUẬN

Đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, thì con người được xem là nhân tố quan trọng bởi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua. Bảo đảm về quyền con người, quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, an toàn thân thể là những mục tiêu quan trọng hàng đầu được Hiến pháp, BLHS nước ta ghi nhận và bảo vệ. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, ngoài những thành tựu tích cực mang lại thì nước ta đang đối mặt với những hiện tượng tiêu cực về những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đặc biệt là những hậu quả mà tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người gây ra.

Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc, răn đe loại tội phạm. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống đẩy lùi tội phạm những tình hình mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vẫn chưa có dấu giảm. Tuy nhiên tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể đang có xu hướng gia tăng, diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng và an toàn thân thể của con người, gây hoang mang dư luận, rối loạn trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, nguyên nhân một phần đến từ các biện pháp đấu tranh còn rời rã, chưa nắm bắt thực tế, quy định pháp luật còn nhiều bất cập thiếu sót, thiếu chặt chẽ, chế tài áp dụng xử lí tội phạm chưa đủ tính răn đe, chưa dự báo đúng hành vi tội phạm gây ra để có những biện pháp trừng trị, xử lý nghiêm khắc tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Để khắc phục tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ngày càng gia tăng thì vấn đề hàng đầu là điều chỉnh, hoàn thiện quy định pháp luật. Những quy định pháp luật phải nắm bắt, dự đoán xu hướng, tình hình thực tế, chế tài xử lí tội phạm phải đảm bảo được tính răn đe trong việc áp dụng đối với tội phạm. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, mỗi con người phải cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, học hỏi và am hiều pháp luật, có lối sống lành mạnh, nhận thức được tác hại của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người gây ra, để từ đó tội phạm không có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo trở thành tội phạm hoặc mỗi cá nhân không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cơ quan chức năng có vai trò vô cùng quan trọng để

không cho bọn tội phạm có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, góp phần nâng cao trong công tác đấu tranh phòng, chống, đẩy lùi tội phạm nói chung và tội phạm mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nói riêng, mang lại sự bình yên, ổn định trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ được sức khỏe, tính mạng con người không bị xâm phạm.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu về “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam” đã giúp cho người viết nhận thấy được tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đang diễn ra vô cung phức tạp, nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hôi, đã và đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người. Vì thế, vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là vô cùng cấp thiết đối với các nhà làm luật, của mỗi cá nhân trong xã hội. Ngoài ra, trải qua quá trình nghiên cứu người viết nhận thấy nhiều thiếu sót, bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Từ đó, người viết kiến nghị xin đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện quy định pháp luật và một số giải pháp khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,… góp phần đẩy lùi tình tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lí tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay.

LỜI NÓI ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Bố cục đề tài...3

CHƯƠNG 1...4

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM....4

1.1 Khái quát chung các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người trong luật hình sự Việt Nam...4

1.1.1 Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người...5

1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người 7 1.1.2.1 Mặt khách thể các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người...7

1.1.2.2 Mặt khách quan các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người...7

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w