Quy định chế tài áp dụng đối với hai tình tiết “gây chết người” của tộimua bán, chiếm đoạt mô

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

5. Bố cục đề tài

3.2.1.3 Quy định chế tài áp dụng đối với hai tình tiết “gây chết người” của tộimua bán, chiếm đoạt mô

bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” của tội giết người không tương xứng

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người dẫn đến việc “gây chết người” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Còn trường hợp giết người “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Quy định chế tài đối với hai trường hợp trên không tương xứng bởi mức phạt cao nhất đối với trường hợp giết người “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” là tử hình. Đối với trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người dẫn đến việc

“gây chết người” thì mức hình phạt cao nhất chỉ dừng ở mức phạt tù chung thân. Việc quy định như vậy người viết cho rằng không tương xứng, cân bằng với nhau trong BLHS.

Trong thực tiễn áp dụng hai quy định này gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật và khó có thể xác định đúng đối với trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người “gây chết người” và giết người “để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân” bởi hai trường hợp này đều dẫn đến cái chết cho nạn nhân. Cái chết của nạn nhân hay việc lấy bộ phận cơ thể nạn nhân thì việc xác định hành vi nào xảy ra trước, hành vi nào xảy ra sau thì khó có thể xác định được mà trong trường hợp này chỉ có người phạm tội biết. Và tất nhiên, khi phụ thuộc vào ý chí của chính mình thì người phạm tội sẽ “lựa chọn” hình phạt nhẹ hơn. Đây chính là “lỗ hổng” của pháp luật mà người phạm tội dựa vào đó để “lách luật” để nhận mức hình phạt “tốt hơn”.

3.2.2 Những bất cập khác về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w