Phạm tội thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

2.3 Khung hình phạt của tộimua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể ngườ

2.3.3 Phạm tội thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

đổi, bổ sung 2017)

Tại khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

29 Theo Dương Văn Thịnh “Cần thống nhất nhận thức áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định của BLHS năm 2015”, Báo VKS TC, https://coquandieutravkstc.gov.vn/can-thong-nhat-nhan-thuc-ap-dung-tinh-

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm”.

Như vậy, đối với những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thuộc các trường hợp như có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đối với 06 người trở lên; gây chết người; tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ chịu mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mức phạt này cho thấy, những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thuộc những trường hợp trên là những hành vi gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng và người phạm tội thực hiện những hành vi trên sẽ thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tại khoản 3 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng nêu ra các tình tiết tăng nặng TNHS đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Cụ thể đối với các trường hợp sau:

2.3.3.1 Có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội.

Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

“Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích. Người phạm tội

đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.30

Như vậy, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp nghĩa là một người thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xem đó là một nghề để kiếm sống, tạo ra thu nhập, không phụ thuộc vào việc thu nhập đó cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hay không, miễn nó được xem là một nghề và người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người từ năm lần trở lên, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích.

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc mua bán nội tạng. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ mua bán thận, mô của nhiều nạn nhân và đem lại cho bản thân hàng trăm triệu đồng trong mỗi vụ. Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

2.3.3.2 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

Trường hợp phạm tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm b khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)..

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là việc người phạm tội trong quá trình thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đã gây ra thương tích, tổn hại đến sức khỏe nạn nhân.

Việc quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên cho thấy việc quy định tình tiết này rõ ràng, cụ thể và nhận thấy được mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Từ đó, sẽ dễ dàng trong việc định khung hình phạt và đủ sức răn đe đối với những ai đã hay đang và sẽ thực hiện hành vi trái pháp luật này.

Ví dụ: Ngày 12/02/2019 chị A tiến hành mổ, tách cơ thể nạn nhân X để lấy thận đem bán. Hành vi trên của A đã làm tổn thương cơ thể X 79%. Ngày 15/03/2019, chị A tiếp tục tách, ghép lấy mô của nạn nhân Y và đã gây thương tích 65% cho Y.

Trong một số trường hợp, người phạm tội gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng không thực hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì sẽ không áp dụng tình tiết quy định tại điểm b khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2.3.3.3 Đối với 06 người trở lên

Trường hợp phạm tội đối với 06 người trở lên của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm c khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đối với 06 người trở lên là việc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đó với người này xong rồi tiếp tục thực hiện với người kia. Việc xác định trường hợp phạm tội đối với 06 người trở lên của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoạt bộ phận cơ thể người được xác định thông qua số lượng người mà cụ thể là người phạm tội thực hiện hành vi trên nhiều hơn 06 người.

Ví dụ: Ngày 14/09/2018 A thực hiện hành vi chiếm đoạt thận, gan của B, C, D và E. Đến chiều cùng ngày, A tiếp tục mổ, tách, ghép mô và tim của H, I, K, L, M và N. Như vậy, hành vi trên của A được xem là hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đối với 06 người trở lên.

2.3.3.4 Gây chết người

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người gây chết người được quy đinh tại điểm d khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Gây chết người được hiểu là trong quá trình người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì hành vi đó dẫn đến hậu quả gây ra cái chết của nạn nhân. Đây là trường hợp người phạm tội cố ý lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người của nạn nhân, ngoài việc gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân thì người phạm tội còn gây ra cái chết của nạn nhân. Như vậy, hậu quả chết người xảy ra là do hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của người phạm tội mà có.

Ví dụ: Ngày 10/11/2018, A thực hiện hành vi mổ, tách lấy thận của B. Quá trình thực hiện hành vi trên làm cho B mất nhiều máu và làm cho B chết.

Ví dụ: Cuối tháng 12/2007, Tô Công Luân, sinh viên năm 2 trường Trường Kỹ thuật công nghiệp 4, TP HCM, đi sang Trung Quốc với lý do làm thợ điện kiếm tiền. Tuy nhiên theo một số nguồn tin Luân đã sang Trung Quốc bán thận. Theo các bác sĩ,

Luân - người đang bị liệt não sau khi qua Trung Quốc bán thận, đã phải trải qua ít nhất 3 cuộc phẫu thuật. Sau một tháng nằm viện điều trị tại TP HCM nhưng không có kết quả, Luân sẽ cùng bố mẹ về quê nhà Ninh Thuận, chấp nhận sống thực vật suốt đời. Theo như kết luận của các bác sĩ, trường hợp của Luân không thể chữa lành.31 Tối 21/6/2008, Luân đã qua đời ở quê nhà tại thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Ông Tô Công Sơn, cha của Luân cho biết, cách đây hơn 20 ngày, sức khỏe Luân có tiến triển tốt. Song, gần một tuần nay, Luân yếu dần và đã không cầm cự được. Đường dây mua bán thận xuyên quốc gia liên quan đến Luân vẫn chưa kết thúc điều tra. "Trùm" Phong và "cò" Tám (những kẻ chủ mưu) vẫn đang trốn ở Trung Quốc. Được biết, bà Thúy, người đã môi giới cho Luân bán thận.32 Như vậy, hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của những kẻ chủ mưu và người môi giới Thúy đã dẫn đến cái chết của Luân.

2.3.3.5 Tái phạm nguy hiểm

Trường hợp người phạm tội tái phạm nguy hiểm thực hiện hành vi mua bán, chiếm

đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm đ khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tái phạm nguy hiểm bao gồm 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: “Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”.33

Trường hợp này có thể thấy rằng rất dễ xảy ra sự nhầm lần giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bởi lẽ điều kiện để thỏa mãn tái phạm bao gồm: “Đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”.34

Như vậy tái phạm bao gồm trong đó có cả tái phạm nguy hiểm, nghĩa là nếu thỏa điều kiện tại phạm nguy hiểm (trường hợp thứ nhất) thì đương nhiên sẽ thỏa điều kiện tái phạm nhưng nếu thỏa điều kiện tái phạm thì chưa chắc đã là tái phạm nguy hiểm. Do đó, đầu tiên chúng ta phải xem xét có tái phạm nguy hiểm hay không, nếu không thì mới xét đến có thỏa điều kiện tái phạm hay không chứ không phải làm ngược lại.

31 Thiên Chương: “Sinh viên liệt não sau bán thận từng bị mổ nhiều lần”, Báo VNExpress,

https://vnexpress.net/doi-song/sinh-vien-liet-nao-sau-ban-than-tung-bi-mo-nhieu-lan-2267927.html [truy cập ngày 07/01/2020].

32 Theo Pháp luật TP HCM: “Sinh viên bán thận Tô Công Luân đã qua đời”, Báo VNExpress,

https://vnexpress.net/thoi-su/sinh-vien-ban-than-to-cong-luan-da-qua-doi-2106622.html [truy cập ngày 07/01/2020].

Ví dụ: A đã bị kết án phạt tù 20 năm về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” tại Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và chưa được xóa án tích. Một thời gian sau, A lại thực hiện hành vi mua bán nội tạng gây tổn hại cho sức khỏe cho nhiều nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Lần này, A bị kết án tù chung thân về “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trường hợp thứ hai: “Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”.35

Đây là trường hợp dễ nhận biết do điều kiện cần đầu tiên là phải tái phạm rồi (đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý). Điều kiện thứ hai là người phạm tội chưa được xóa án tích. Trường hợp này được xem là tái phạm nguy hiểm khi hành vi phạm tội do cố ý (không cần xét đến tính loại tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).

Như vậy, việc quy định tình tiết “Tái phạm nguy hiểm” trong BLHS nói chung và tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nói riêng cho thấy mức độ đặc biệt nghiêm trọng của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người mà người phạm tội để lại cho nạn nhân. Ngoài ra, việc quy định tình tiết này thuộc khung cao nhất của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người còn đảm bảo tính răn đe và áp dụng đúng mục đích đối với hình phạt này.

2.3.4 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 154 BLHS 2015 (sửađổi, bổ sung 2017) đổi, bổ sung 2017)

“Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.36

Theo Điều 32 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các hình phạt đối với người phạm tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên trong BLHS hiện hành này, nhiều tội chỉ quy định hình phạt chính mà không có hình phạt bổ sung như “Tội hành hạ người khác” tại Điều 146, “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” tại Điều 185, “Tội làm nhục đồng đội” tại Điều 397,… Bên cạnh đó, nhiều tội có quy định về hình phạt bổ sung như “Tội giết người” tại Điều 123, “Tội hiếp dâm” tại Điều 141, “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” tại Điều 154,…

35 Điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 36 Khoản 3 Điều 32 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với hình phạt bổ sung của “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” thìđược quy địnhtại khoản 4 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, đối với những hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì ngoài hình phạt chính được áp dụng thì người phạm tội có thể bị áp dụng kèm một số hình phạt bổ sung sau đây: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.37

Việc quy định hình phạt bổ sung trong tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người rất quan trọng. Bởi vì hình phạt bổ sung không những giúp củng cố, hỗ trợ và tăng cường cho kết quả đạt được trong việc áp dụng hình phạt mà hình phạt bổ sung còn tạo điều kiện cho tòa án có thêm sự lựa chọn biện pháp phù hợp để xử lý triệt để và công bằng đối với người bị kết án về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nhằm đạt được mục đích của hình phạt.

Từ việc phân tích các chế tài trong khung hình phạt tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” cho thấy tùy vào tính chất, hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan, việc quy định chế tài trong BLHS nói chung và tội

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w