Khung hình phạt của tộimua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể ngườ

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

5. Bố cục đề tài

2.3 Khung hình phạt của tộimua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể ngườ

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định cụ thể tội danh này tại Điều 154 Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đây là một bước đi có giá trị từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh các hành

vi mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan và gây tác động tiêu cực tới đời sống xã hội.

Chế tài đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể người bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính của tội này được quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lần lượt tương ứng đối với loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt bổ sung tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại khoản 4 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Mức hình phạt đối với tội này được chia thành những trường hợp cụ thể như sau:

2.3.1 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tại khoản 1 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”. Như vậy, người nào thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thì sẽ áp dụng chế tài này đối với người phạm tội. Mức phạt này được quy định là phạt tù có thời hạn, cụ thể là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm này thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

2.3.2 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tại khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Như vậy, đối với những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thuộc các trường hợp như có tổ chức; vì mục đích thương mại; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; đối với từ 02 người đến 05 người; phạm tội 02 lần trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn

thương cơ thể từ 31% đến 60% thì người phạm tội sẽ chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Mức phạt này cho thấy, những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thuộc những trường hợp trên là những hành vi gây nguy hiểm rất nghiêm trọng và người phạm tội thực hiện những hành vi trên sẽ thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

Tại khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng nêu ra các tình tiết tăng nặng TNHS đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Cụ thể đối với các trường hợp sau:

2.3.2.1 Phạm tội có tổ chức

Trường hợp phạm tội có tổ chức của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm a khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo pháp luật hình sự Việt Nam quy định “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.20 “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.21 “Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”.22 Như vậy, phạm tội có tổ chức có thể hiểu là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi phạm tội dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Ví dụ: Ngày 25/1/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giữ gồm: Tôn Nữ Thị Huyền, Hoàng Đức Tùng (28 tuổi, quê Hà Nội), Huỳnh Linh Tâm (27 tuổi, quê Quảng Ngãi), Phạm Quang Cảnh (23 tuổi, quê Hà Nội), Nguyễn Minh Tâm (20 tuổi, quê Vĩnh Phúc). Trong đó, đường dây buôn bán nội tạng người do đối tượng Tôn Nữ Thị Huyền (44 tuổi, ngụ TP HCM) cầm đầu. Đường dây này hoạt động xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối tượng, dưới sự điều hành của Tôn Nữ Thị Huyền từ tháng 5/2017 đến ngày 21/1/2019 thì bị bắt giữ.23 Như vậy, trường hợp buôn bán nội tạng này là phạm tội có tổ chức dưới sự cầm đầu của Tôn Nữ Thị Huyền và sự hỗ trợ của các đối tượng Hoàng Đức

20 Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 21 Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 22 Khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

23 Vinh Quang:“Đường dây buôn bán nội tạng người cực lớn do một phụ nữ cầm đầu”, VOV-TPHCM,

https://vov.vn/tin-nong/duong-day-buon-ban-noi-tang-nguoi-cuc-lon-do-mot-phu-nu-cam-dau-871788.vov, [truy cập ngày 09/01/2020].

Tùng, Huỳnh Linh Tâm, Phạm Quang Cảnh, Phạm Quang Cảnh được xem là đồng phạm.

Phạm tội có tổ chức thể hiện sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững, trong nhóm sẽ chi người chỉ huy và người làm theo chịu sự điều khiển chung thống nhất, có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt...

Ví dụ: Đặng Quang H rủ rê, lôi kéo A và B đến nhà mình để cùng thực hiện chiếm đoạt nội tạng của một số nạn nhân và được A, B đồng ý. Trong đó, có sự phân công vai trò của từng người dưới sự chỉ huy của Đặng Quang H như: H phân công A là người chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị phương tiện, H sẽ trực tiếp người mổ, còn B người canh gác…, để lấy gan, tim từ cơ thể các nạn nhân. Như vậy, hành vi phạm tội của H và A, B là trường hợp “phạm tội có tổ chức”.

Phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này không những được quy định chung tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều loại tội phạm, trong đó tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Như vậy, có thể hiểu phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và giữa những người này có sự câu kết chặt chẽ với nhau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w