Tại các nước châu Âu

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 62 - 64)

5. Bố cục đề tài

3.1 Thực trạng tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

3.1.1.4 Tại các nước châu Âu

Theo thống kê, mỗi ngày có thêm 12 người châu Âu chờ được ghép tạng và do thiếu nội tạng nên đã tạo ra thị trường hấp dẫn cho bọn buôn lậu. Còn theo báo cáo của

43 Phạm Huy Anh: “Lo âu nạn buôn bán nội tạng người”, Báo Cảnh sát toàn cầu, http://cstc.cand.com.vn/Ho-so- interpol-cstc/Lo-au-nan-buon-ban-noi-tang-nguoi-398316, [truy cập ngày 07/01/2020].

tổ chức Tích hợp tài chính toàn cầu, hơn 7.000 quả thận đã được bán bất hợp pháp mỗi năm, mang lại từ 514 triệu đến 1 tỷ USD mỗi năm cho bọn bất lương. Trong khi đó Hội đồng châu Âu lại thông báo, mỗi năm các băng nhóm buôn bán nội tạng thu lợi bất chính khoảng 1,2 tỷ USD.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 10.000 ca ghép nội tạng được thực hiện trái phép trên thế giới, trong đó có sự tham gia của bọn tội phạm quốc tế. WHO cho biết, 1 quả tim có thể được bán với giá 1,5 triệu USD, tuyến tụy hoặc gan có giá gần 750.000 USD, 1 quả thận mua của nạn nhân chỉ với giá hơn 18.500 USD, nhưng được bán khoảng 125.000 USD trên thị trường chợ đen. Trung bình người mua phải trả 200.000 USD, nhưng người bán thận chỉ nhận được 5.000 USD.

Ngày 19-5-2015, với sự phối hợp của cảnh sát Đức và Bỉ, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt 5 đối tượng thuộc băng nhóm Serbia với cáo buộc ép một người nhập cư bán thận với giá 6.000 euro. Trước đó (13-5-2015), các công tố viên Israel từng khởi tố đường dây buôn bán nội tạng người xuyên quốc gia. 07 đối tượng bị bắt đã tổ chức hoặc tiến hành các ca cấy ghép tại Azerbaijan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Kosovo cho người Israel và đường dây này tồn tại trong nhiều năm qua.

Trong số những người bị bắt đáng chú ý có Moshe Harel, đối tượng từng bị toà án do Liên minh châu Âu đứng đầu tại Kosovo xét xử năm 2013 vì tội buôn bán nội tạng tại trung tâm y tế Pristina. Và 14 nước châu Âu, trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ... muốn ký một hiệp định quốc tế đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực chống buôn lậu nội tạng người.

Bởi theo dự luật của Hội đồng châu Âu, mọi hành động lấy nội tạng khỏi cơ thể con người, khi còn sống cũng như khi đã chết mà không có sự cho phép của người đó, đều là bất hợp pháp; đồng thời cấm kinh doanh từ hoạt động cấy ghép nội tạng. Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjoern Jagland nhấn mạnh, buôn bán nội tạng người đang là vấn nạn nhức nhối của thế giới. Và Hội đồng châu Âu từng thông qua một công ước quốc tế coi buôn bán nội tạng người là phạm pháp, tạo hành lang pháp lý để cảnh sát truy bắt các băng đảng xuyên quốc gia tham gia vào hoạt động này. 45

Báo HNA của Đức dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, mỗi năm có khoảng 100.000 ca ghép nội tạng, 2/3 là ghép thận, tiếp đó là gan, tim, phổi và tuỵ. Có khoảng từ 15.000 cho đến 20.000 ca ghép thận là do mua bán, tất nhiên là bất hợp pháp bởi vì là chưa có nước nào trên thế giới cho phép mua bán nội tạng người. Bệnh

45 Phạm Huy Anh: “Lo âu nạn buôn bán nội tạng người”, Báo Cảnh sát toàn cầu, http://cstc.cand.com.vn/Ho-so- interpol-cstc/Lo-au-nan-buon-ban-noi-tang-nguoi-398316, [truy cập ngày 07/01/2020].

nhân có khi phải trả tới 200.000 USD cho một quả thận, thế nhưng, người bán thận lại thường chỉ nhận được 2.000 USD.

Đầu năm 2015, một nhà báo Đức ra một cuốn sách, kể lại quá trình đi tìm mua một quả thận cho chính mình. Nhà báo 60 tuổi đã tới Mexico ghép thận sau khi thoả thuận trực tiếp với một người châu Phi đồng ý bán thận. Tác giả cuốn sách tốn 30.000 USD để có quả thận và do không có trung gian, cho nên, phần lớn số tiền về tay người bán, đủ để cho anh này mở một công ty riêng. Tác giả kêu gọi nên hợp pháp hoá phần nào việc mua bán, bởi vì nếu cứ cấm đoán, nhu cầu vẫn đó, thị trường ngầm vẫn tồn tại, thiệt hại cả cho tất cả mọi người. 46

Như vậy, tình hình mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đã và đang diễn ra khá phức tạp, đe dọa, xâm hại đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của con người trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines chính là điểm nóng toàn cầu về buôn bán nội tạng, mô và bộ phận cơ thể người.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w