So sánh tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) với tộimua bán

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 53 - 58)

5. Bố cục đề tài

2.4.1. So sánh tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) với tộimua bán

Những điểm tương đồng

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và tội mua bán người đều là các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người được quy định tại Chương XIV trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khách thể của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và tội mua bán người đều xâm phạmđến quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.

Một người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự thì sẽ là chủ thể của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và tội mua bán người.

Mặt chủ quan:Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, bởi họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Những điểm khác nhau

Hành vi khách quan của tội mua bán người xâm phạm đến quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ. Hành vi khách quan của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người. Từ hành vi khách quan cho thấy, mức độ nguy hiểm của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người cao hơn so với tội mua bán người.

Việc mua bán người biểu hiện thông qua các hành vi như mua bán người và thanh toán bằng tiền, vàng, ngoại tệ hoặc bất kỳ vật nào có giá trị; trao đổi người với người. Việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được biểu hiện qua các hành vi như mua bán mô; mô bán bộ phận cơ thể người; chiếm đoạt mô; chiếm đoạt bộ phận cơ thể người.

Đối tượng bị xâm hại của tội mua bán người là con người từ đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính. Đối tương của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là mô và bộ phận cơ thể người của bất kì ai ở độ tuổi nào.

Mục đích của việc mua bán người là dùng con người đem ra mua bán, trao đổi như hàng hóa, cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục,… nhằm trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mục đích phạm tội của việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là lấy mô, bộ phận phận cơ thể người nhằm thu lợi nhuận hoặc sử dụng mô, bộ phận cơ thể người để phục vụ cho bản thân hoặc người khác, có thể chiếm đoạt để bán kiếm tiền…

Tại điểm b khoản 3 Điều 150 “Tội mua bán người” thì tình tiết định khung tăng nặng: “Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” cho thấy chỉ khi hành vi lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân được thực hiện, bộ phận tách rời khỏi cơ thể nạn nhân thì mới có thể bị áp dụng tình tiết này. Trong trường hợp hậu quả mục đích lấy bộ phận cơ thể nạn nhân chưa được thực hiện thì không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hình phạt này. Việc quy định tình tiết “Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” trong tội mua bán người nhằm đảm bảo dễ dàng phân biệt với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người góp phần xác định đúng tội, đúng người, không bỏ sót tội phạm.

Người viết sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về tội mua bán người. Theo bản án số: 12/2019/HS-ST ngày 07/04/2019 của TAND tỉnh Hà Giang, tên bản án: Thào Mí P, Tháo Chá S phạm tội Mua bán người - phạm tội mua bán người (điều 150 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015). Ngày 16/5/2018, Thào Mí P cùng với Thào Chá S đã có hành vi lừa đưa các bị hại từ thị trấn T, huyện Q, tỉnh Hà Giang đi đến đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc địa phận xã B, huyện Y, tỉnh Hà Giang, rồi P là người trực tiếp đưa các bị hại qua biên giới Việt Nam và giao các bị hại L và V cho một người đàn ông Trung Quốc và nhận được tổng số tiền là 26.000 Nhân dân tệ (NDT). Trong đó P được hưởng số tiền là 15.000 NDT, còn S được hưởng số tiền là 11.000 NDT. Về tội danh: Tòa án tuyên bố các bị cáo Thào Mí P, Thào Chá S phạm tội "Mua bán người". Về hình phạt: Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 150, điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các bị cáo Thào Mí P, Thào Chá S.Xử phạt bị cáo Thào Mí P 10 (mười) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt ngày 18/8/2018; xử phạt bị cáo Thào Chá S 09 (chín) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt ngày 19/8/2018. Với những hành vi trên, người viết nhận thấy tòa án đã định đúng tội danh và đưa ra mức hình phạt hợp lý đối với những hành vi phạm tội trên.

2.4.2. So sánh tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) với tội giết người (Điều 123)trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Nhằm để xác định đúng tội danh. Dưới đây, người viết sẽ đi làm rõ tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) với tội giết người (Điều 123) trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để nhận biết rõ ràng hơn trong việc nhận biết, phân loại hai trường hợp này.

Những điểm tương đồng

Đầu tiên, cả hai tội giết người (Điều 123) và tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) đều nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người được quy định tại Chương XIV trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Những điểm khác nhau

Khách thể của tội giết người xâm phạm đến tính mạng của con người. Đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì khách thể xâm phạm đến sức khỏe và cả tính mạng con người.

Trong nhiều trường hơp sẽ dễ gây nhầm lẫn giữ hai tình tiết “Gây chết người” tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) với tình tiết “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” tội giết người (Điều 123) trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thứ nhất, đối với tội giết người thì người phạm tội thực hiện hành vi lấy bộ phận cơ thể nạn nhân sau khi làm nạn nhân chết. Ví dụ. A giết B chết, sau đó A mổ cơ thể B lấy thận và tim. Còn tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì đối tượng tác động đến tượng là người đang sống, trong qua trình người phạm tội lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người đã gây ra cái chết cho nạn nhân. Ví dụ: A thực hiện hành vi mổ để chiếm đoạt thận của B. Trong quá trình mổ làm cho B mất máu quá nhiều và dẫn đến B chết.

Thứ hai, tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, trong một số trường hợp thì nạn nhân đồng ý cho người phạm tội lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đối với tội giết người thì nạn nhân hoàn toàn không đồng ý, không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng người phạm tội vẫn tiến hành làm cho nạn nhân chết.

Để bảo đảm xác định đúng tội danh, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo sự công bằng pháp luật thì ngoài việc chúng ta căn cứ vào cấu thành cơ bản của điều luật để xác định tội danh thì chúng ta cần xem xét đúng mục đích, hành vi phạm tội, nghiên cứu, phân tích kĩ các tình tiết phạm tội để đưa ra kết luận chính xác,

công bằng trong việc định tội danh. Chính nhờ đặc điểm đó mà chúng ta tránh được sự nhầm lẫn giữa tội phạm này và tội phạm khác và đó cũng là mục đích của việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của các tội mà người viết mong muốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại ở Chương 2, ngoài việc đi phân tích sâu CTTP để làm rõ các mặt về khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người viết còn phân tích khung hình phạt, làm rõ các tình tiết tăng nặng khung hình phạt đối với người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở những mức độ gây nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhằm bảo đảm việc áp dụng chính xác tình tiết trong việc định khung hình phạt. Bên cạnh đó, người viết còn so sánh tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với một số tội khác trong BHLS để tìm ra sự giống nhau và khác nhau với mục đích nhằm xác định đúng người phạm tội, đúng tội danh, không gây oan sai và không bỏ lọt tội phạm.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người tại Việt Nam nói riêng, trên toàn thế giới nói chung hiện là vấn nạn chung của toàn nhân loại. Đây không chỉ là vấn đề xã hội đơn thuần, mà là sự biểu hiện của tình trạng suy đồi đạo đức của bọn tội phạm và đã trở thành vấn nạn trong cộng đồng thế giới loài người khi hậu quả để lại của hoạt động mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không chỉ xâm hại đến an toàn thân thể, sức khỏe mà thậm chí là cả tính mạng của nạn nhân. Bởi lẽ đó, việc đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, phòng chống ngăn chặn tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là trách nhiệm chung của tất cả mọi cá nhân để cùng góp phần vào sự ổn định của xã hội mà cũng là sự bình an cuộc sống của chính mình. Vì thế tại Chương 3, ngoài việc người viết nghiên cứu về thực trạng tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam và một số nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó người viết cũng sẽ đi tìm ra những bất cập trong quy định pháp luật về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn về tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w