Những bất cập về tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 66 - 70)

5. Bố cục đề tài

3.2 Những bất cập về tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Trong bối cảnh các hành vi mua bán bộ phận cơ thể người đang diễn ra tràn lan và gây tác động tiêu cực đến con người thì việc bổ sung quy định về tội phạm mua

49 V.T: “Khởi tố vụ án "Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận trên cơ thể người", Báo Lao động,https://laodong.vn/phap-luat/khoi-to-vu-an-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-tren-co-the-nguoi- 736088.ldo, [truy cập ngày 09/01/2020].

bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã tạo cơ sở để xử lý loại tội phạm này cũng như góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, người viết nhận thấy có một số bất cập, cần được khắc phục.

3.2.1 Bất cập về pháp luật của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

3.2.1.1 Bất cập trong việc xử lý đối với hành vi môi giới mua bán bộ phận cơ thểngười người

Tại khoản 1 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”. Như vậy, từ quy định trên chúng ta có thể thấy hành vi thực hiện tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bao gồm có hai hành vi chính là mua bán và chiếm đoạt hoặc vừa mua bán vừa chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của con người. Thông thường, điều kiện để tạo cho người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thường có sự góp mặt của bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán, bởi việc mua bán mô không hề dễ dàng nếu không xuất hiện những kẻ môi giới.

Có thể thấy, hành vi của người môi giới trong việc góp phần thực hiện hoàn thiện việc giao dịch mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ hành vi môi giới này cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm không kém gì so với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. Khi bản thân những người môi giới nhận thức được hành vi của họ vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn cố ý thực hiện. Một số hành vi cụ thể của người môi giới như: làm giả giấy tờ để hợp thức hóa hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người, thỏa thuận trung gian giữa người mua và người bán,…

Như vậy, người nào thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thì sẽ áp dụng chế tài này đối với người phạm tội. Vậy người môi giới mua bán mô, bộ phận cơ thể họ không thực hiện hành vi mua bán, cũng không thực hiện hành vi chiếm đoạt thì sẽ xử lí họ như nào? Theo người viết, đây chính là lỗ hỏng pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Quang Đồng (29 tuổi) và Lê Hồng Hùng (33 tuổi) bị Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) tạm giữ với cáo buộc mua bán bộ phận cơ thể người. Bị bắt chiều 10/8/2019, Đồng khai thường lên mạng xã hội Facebook tìm người có nhu cầu bán thận rồi thỏa thuận mua với giá 240 triệu đồng, "bao" luôn chi phí ăn ở, xét nghiệm. Khi người bán thận nhận lời, anh ta đưa đến sống tại nhà trọ ở xã Liên Ninh,

huyện Thanh Trì và phân công Hùng đưa đón, chăm sóc. Cùng lúc, Đồng tìm người có nhu cầu ghép thận, nói có thể "giúp đỡ" với giá 450 triệu đồng một quả.51Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Đồng, SN 1990; trú tại: Cụm 4, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và Lê Hồng Hùng, SN 991; trú tại: Thôn Lộc Thượng, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình về tội “Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật Hình sự.52

Như vậy, hành vi của Nguyễn Quang Đồng chính là môi giới mua bán bộ phận cơ thể người. Vậy câu hỏi đặt ra “nên áp dụng khoản nào, điều nào của luật để xử lí đối với hành vi môi giới trên khi pháp luật chưa quy định”. Thực tế, tội phạm thực hiện hành vi môi giới vẫn bị xử lí về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như vậy việc truy cứu TNHS về hành vi môi giới như trên là chưa phù hợp và hợp lý.

3.2.1.2 Không nên xem xét mô là một đối tượng tác động của hành vi phạm tội

Xét đến đối tượng của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, mô là đơn vị nhỏ nhất nó chỉ có chức năng của một tập hợp tế bào, là thành phần cấu tạo nên một bộ phận cơ thể.Việc mua bán, trao đổi, giao dịch mô dường như không có ảnh hưởng đến sức khỏe bởi lẽ mô là tập hợp của tế bào, tế bào là một thực tế có thể tái sinh, không bị mất đi vĩnh viễn.

Từ thực tiễn cho thấy hầu hết các hành vi mua bán, chiếm đoạt đều xảy ra với đối tượng tác động là bộ phận cơ thể người như nội tạng, giác mạc…

Trên thực tế các thẩm mỹ viện họ sử dụng các công nghệ làm đẹp để hút mô mỡ, cắt mô biểu bì (da bụng) để làm săn chắc vòng bụng của phụ nữ; cấy mỡ tự thân để làm đầy cằm, độn mông, giảm hóp má… Đa số những việc đó không gây nguy hiểm cho sức khỏe, mà ngược lại còn tốt hơn rất nhiều. Hay các trường hợp sử dụng mô máu, mô huyết tương trong việc hiến máu nhân đạo, cho máu, bán máu,… không được xem là hành vi phạm tội bởi các mô máu, mô huyết tươngcó thể tái sinh và không bị mất đi vĩnh viễn và không gây hại đến sức khỏe con người.

51 Phạm Dự: “Môi giới bán thận với giá 450 triệu đồng”, Báo VNEXPRESS, https://vnexpress.net/phap- luat/moi-gioi-ban-than-voi-gia-450-trieu-dong-3967350.html, [truy cập ngày 06/01/2020].

52 P.A: “Tìm người biết thông tin về hành vi mua bán bộ phận cơ thể người”, Báo Công an nhân dân, http://cand.com.vn/Thong-tin-phap-luat/Tim-nguoi-biet-thong-tin-ve-hanh-vi-mua-ban-bo-phan-co-the-nguoi-

3.2.1.3 Quy định chế tài áp dụng đối với hai tình tiết “gây chết người” của tội muabán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và “để lấy bộ phận cơ thể của nạn bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” của tội giết người không tương xứng

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người dẫn đến việc “gây chết người” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Còn trường hợp giết người “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Quy định chế tài đối với hai trường hợp trên không tương xứng bởi mức phạt cao nhất đối với trường hợp giết người “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” là tử hình. Đối với trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người dẫn đến việc

“gây chết người” thì mức hình phạt cao nhất chỉ dừng ở mức phạt tù chung thân. Việc quy định như vậy người viết cho rằng không tương xứng, cân bằng với nhau trong BLHS.

Trong thực tiễn áp dụng hai quy định này gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật và khó có thể xác định đúng đối với trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người “gây chết người” và giết người “để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân” bởi hai trường hợp này đều dẫn đến cái chết cho nạn nhân. Cái chết của nạn nhân hay việc lấy bộ phận cơ thể nạn nhân thì việc xác định hành vi nào xảy ra trước, hành vi nào xảy ra sau thì khó có thể xác định được mà trong trường hợp này chỉ có người phạm tội biết. Và tất nhiên, khi phụ thuộc vào ý chí của chính mình thì người phạm tội sẽ “lựa chọn” hình phạt nhẹ hơn. Đây chính là “lỗ hổng” của pháp luật mà người phạm tội dựa vào đó để “lách luật” để nhận mức hình phạt “tốt hơn”.

3.2.2 Những bất cập khác về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

3.2.2.1 Bất cập về kinh tế, xã hội

Về mặt kinh tế, xã hội: đời sống nhân dân chưa được cải thiện, các điều kiện về y tế, chăm sóc sức khỏe chưa tiếp cận gần đến với người dân, không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định cho người lao động, tình trạng đói nghèo một số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó, các tội phạm lợi dụng tình trạng nghèo đói để dụ dỗ, lôi kéo người dân thực hành công việc phi pháp kể cả việc mua bán, chiếm đoạt nội tạng, bộ phận cơ thể.

3.2.2.2 Bất cập trong công tác tuyên truyền văn hóa, giáo dục, phổ biến pháp luật luật

Nhà trường chưa đưa việc giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, ít tuyên truyền, phổ biến biến luật trong nhà trong nhà trường, chưa kịp thời chủ động phát hiện những hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống bởi họ dễ dàng bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, vào con đường phạm tội, có thể trở thành nạn nhân của tội mua

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w