Về mặt chủ quan

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38 - 39)

5. Bố cục đề tài

2.2.4 Về mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Lỗi của người phạm tội

Chủ thể thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người với lỗi cố ý, cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của anh Trần Văn X. Ngày 14/09/2018 anh Nguyễn Văn A đã tiếp cận và dụ dỗ anh X bán một quả thận với giá 350 triệu đồng và anh X đã đồng ý. Sau khi được A hoàn tất mọi thủ tục, ngày 20/10/2018 X đã được

tiến hành cắt đi một quả thận của mình tại bệnh viện K theo sự sắp xếp của A. Trong quá trình cắt lấy quả thận, do mất máu quá nhiều nên anh X đã chết.

Trong trường hợp trên cho thấy, A đã thực hiện hành vi mua bán bộ phận cơ thể người mà cụ thể là quả thận của anh X với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là, anh A nhận thức được hành vi của mình xâm hại đến sức khỏe hay thậm chí là cả tính mạng của anh X nhưng vì lợi ích vật chất cho bản thân nên anh A vẫn thực hiện hành vi này.

Đối với một số trường hợp, người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với lỗi cố ý trực tiếp. Nhưng trong quá trình thực hiện, hành vi của người phạm tội chưa gây ảnh hưởng, xâm phạm đến sức khỏe của nạn nhân thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Động cơ phạm tội

Động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình. Đối với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì động cơ phạm tội là vì lợi ích cá nhân (sức khỏe của bản thân, của người thân…), lợi ích kinh tế (tiền, lợi ích vật chất…). Tuy nhiên, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với CTTP này mà động cơ của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có thể xem xét là dấu hiệu tăng nặng đối với tội phạm này.

Mục đích phạm tội

Cũng như động cơ, mục đích phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Về mục đích phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có thể sử dụng mô, bộ phận cơ thể người để phục vụ cho bản thân hoặc người khác, có thể chiếm đoạt để bán kiếm tiền…

Như vậy, Người phạm tội nhận thức rõ về hành vi của mình là nguy hiểm, gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng cho nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Mặc dù thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội nhưng chủ thể vẫn mong muốn hậu quả xảy ra để đạt được mục đích hoặc là lấy được mô, bộ phận cơ thể để cấy ghép cho bản thân, gia đình hoặc chiếm đoạt để bán, kiếm tiền.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w