5. Bố cục đề tài
3.1 Thực trạng tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
3.1.2 Thực trạng tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở nước ta
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn có những kẽ hở, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện; tình hình tội phạm ngày càng gia tăng đe dọa đến trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe con người. Trong đó, nổi bật nhất là tình hình mua bán, chiếm đoạt mô bộ phận cơ thể người đang diễn ra tràn lan và gây tác động tiêu cực đến con người trong xã hội ngày nay.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Khoá XI, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Luật này cũng đưa ra các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 ra đời đã tạo điều kiện cho ngành y học của Việt Nam đang phát triển, tạo cơ sở tiền đề cần thiết cho việc khám và chữa bệnh, đã cứu chữa, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân, góp phần làm cho xã hội ổn định và phát triển. Trong đó, vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm, ủng hộ của người dân.. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì việc tiến hành lấy, ghép mô, xác, bộ phận cơ thể
46 Theo VTV News: “Thị trường mua bán nội tạng - Tâm điểm báo chí châu Âu”, Báo VTV, https://vtv.vn/kinh- te/thi-truong-mua-ban-noi-tang-tam-diem-bao-chi-chau-au-20150921100625779.htm, [truy cập ngày
người hiến đã giúp cho cuộc sống của rất nhiều người được kéo dài thêm, được chữa khỏi bệnh.
Tuy nhiên, xác lập được hành lang pháp lý, không có nghĩa chúng ta có ngay nguồn mô, tạng và bộ phận cơ thể người để thực hiện cấy ghép một cách thuận lợi. Thực tế cho thấy không ít người còn băn khoăn, cấn cái, chẳng hạn cho đi một quả thận, mấy trăm gram gan, liệu có ảnh hưởng đời sống sinh lý dẫn đến không có con? hay quan niệm người thân dẫu có chết đi nhưng phải làm sao bảo toàn nguyên vẹn cơ thể họ? Rồi các điều kiện kỹ thuật để cấy mô, bộ phận cơ thể người bị tai nạn giao thông hoặc thảm họa xảy ra trong hoàn cảnh ở xa cơ sở ghép và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; các tiêu chuẩn về chết não và thẩm quyền công bố chết não, nên xử lý ra sao đối với trường hợp người chết đã có thể đăng ký tình nguyện hiến nhưng sau đó gia đình không đồng ý cho lấy? Tất cả những vấn đề được đặt ra đều thiết thực và cần được quan tâm để tìm ra biện pháp hữu hiệu giải quyết. 47
Theo ước tính của Bộ Y tế, trên toàn quốc hàng năm có khoảng trên 8.000 người bệnh mới có nhu cầu ghép thận, trong khi các kỹ thuật điều trị thay thế thận chỉ đáp ứng được 10% số bệnh nhân trên. Nguyên nhân chính là do ở Việt Nam không có đủ người hiến tạng. Tất cả những trường hợp bệnh nhân Việt Nam được ghép tạng (tại Việt Nam hay nước ngoài) chủ yếu được lấy tạng ở người cho sống.48 Điều đó cho thấy một thực trạng đáng báo động về vấn đề mua bán nội tạng bất hợp pháp ở Việt Nam hiện nay khi nhu cầu cần ghép mô, bộ phận cơ thể người vượt quá mức lượng hiến mô, bộ phận cơ thể người.
Ngày 28/5/2019, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng Hữu Huỳnh (sinh năm 1993), Đặng Thị Chung (sinh năm 1985), cùng trú tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và Phạm Văn Lương (sinh năm 1990, trú tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) để điều tra về hành vi "Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ trên thể người"
Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 6.2018, qua mạng xã hội, Đặng Thị Chung biết một phụ nữ quê quán Nam Định đang tìm người ghép thận cho chồng. Chung đã đưa số điện thoại của người phụ nữ quê Nam Định cho Đặng Hữu Huỳnh để trao đổi, thỏa thuận giá 1 quả thận là 460 triệu đồng. Sau đó, Huỳnh gọi điện cho Phạm Văn
47 Nguyễn Khôi:“Ðưa Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác vào cuộc sống”, Báo Nhân dân, https://nhandan.com.vn/suckhoe/item/5314002-.html, [truy cập ngày 06/01/2020].
48 Thu Phương (TTXVN): “8.000 trường hợp có nhu cầu ghép thận mỗi năm”, Báo VN plus,
https://www.vietnamplus.vn/8000-truong-hop-co-nhu-cau-ghep-than-moi-nam/178627.vnp, [truy cập ngày 08/01/2020].
Lương thông báo có người muốn mua thận và “đặt hàng” Lương tìm người ghép thận. Nhận lời, Lương tìm được một người đàn ông, quê quán tỉnh Tây Ninh và gạ người “hiến” thận ra Hà Nội, rồi cùng Chung đưa đến bệnh viện để làm các thủ tục "hiến thận." Vì nhiều lý do, lúc này, giá một quả thận được nhóm Huỳnh thống nhất với người mua là 390 triệu đồng. Sáng 6.8.2018, tại một quán cà phê trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhóm của Huỳnh đã nhận toàn bộ số tiền của người mua. Số tiền này, nhóm trung gian mua bán thận được hưởng 130 triệu đồng, trong đó Lương được hưởng 100 triệu đồng, Huỳnh và Chung mỗi người được 15 triệu đồng. Số tiền còn lại người bán thận được nhận là 260 triệu đồng. Tuy nhiên, hành vi môi giới mua bán thận của nhóm Huỳnh, Chung, Lương đã bị lực lượng Công an phát hiện. Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng đội nghiệp vụ Công an quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng có mặt, đưa 2 đối tượng Huỳnh và Chung về trụ sở cơ quan Công an để đấu tranh. Riêng đối tượng Lương bỏ trốn, tới ngày 17.5, Lương bị bắt theo quyết định truy nã. 49
Ngày 15/10/2018, Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Trần Văn Phương (SN 1989, trú tại xã Dương Đức, Lạng Giang, Bắc Giang) về hành vi “Mua bán mô và bộ phận cơ thể người”. Quá trình điều tra, cảnh sát xác định, từ tháng 1 đến tháng 9/2018, Phương cùng các đàn em thực hiện trót lọt 3 vụ mua bán thận với giá mua vào từ 250 triệu đồng đến 320 triệu đồng/quả, bán ra từ 340 triệu đồng đến 360 triệu đồng/quả, từ đó hưởng chênh lệch từ 40 triệu đồng đến 100 triệu đồng/quả thận. 50
Từ tình hình thực tế trên có thể thấy nước ta tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đang diễn ra phức tạp, mức độ nguy hiểm nguy trọng, tội phạm thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi gây đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người và an toàn xã hội. Vì thế, đấu tranh phòng chống tội này là vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với mỗi con người, các cơ quan áp dụng pháp luật cần nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm nghiêm khắc, đưa ra biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay.