Bất cập trong việc xử lý đối với hành vi môi giới mua bán bộ phận cơ thể người

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 68)

5. Bố cục đề tài

3.2.1.1 Bất cập trong việc xử lý đối với hành vi môi giới mua bán bộ phận cơ thể người

sung 2017) đã tạo cơ sở để xử lý loại tội phạm này cũng như góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, người viết nhận thấy có một số bất cập, cần được khắc phục.

3.2.1 Bất cập về pháp luật của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

3.2.1.1 Bất cập trong việc xử lý đối với hành vi môi giới mua bán bộ phận cơ thểngười người

Tại khoản 1 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”. Như vậy, từ quy định trên chúng ta có thể thấy hành vi thực hiện tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bao gồm có hai hành vi chính là mua bán và chiếm đoạt hoặc vừa mua bán vừa chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của con người. Thông thường, điều kiện để tạo cho người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thường có sự góp mặt của bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán, bởi việc mua bán mô không hề dễ dàng nếu không xuất hiện những kẻ môi giới.

Có thể thấy, hành vi của người môi giới trong việc góp phần thực hiện hoàn thiện việc giao dịch mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ hành vi môi giới này cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm không kém gì so với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. Khi bản thân những người môi giới nhận thức được hành vi của họ vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn cố ý thực hiện. Một số hành vi cụ thể của người môi giới như: làm giả giấy tờ để hợp thức hóa hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người, thỏa thuận trung gian giữa người mua và người bán,…

Như vậy, người nào thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thì sẽ áp dụng chế tài này đối với người phạm tội. Vậy người môi giới mua bán mô, bộ phận cơ thể họ không thực hiện hành vi mua bán, cũng không thực hiện hành vi chiếm đoạt thì sẽ xử lí họ như nào? Theo người viết, đây chính là lỗ hỏng pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Quang Đồng (29 tuổi) và Lê Hồng Hùng (33 tuổi) bị Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) tạm giữ với cáo buộc mua bán bộ phận cơ thể người. Bị bắt chiều 10/8/2019, Đồng khai thường lên mạng xã hội Facebook tìm người có nhu cầu bán thận rồi thỏa thuận mua với giá 240 triệu đồng, "bao" luôn chi phí ăn ở, xét nghiệm. Khi người bán thận nhận lời, anh ta đưa đến sống tại nhà trọ ở xã Liên Ninh,

huyện Thanh Trì và phân công Hùng đưa đón, chăm sóc. Cùng lúc, Đồng tìm người có nhu cầu ghép thận, nói có thể "giúp đỡ" với giá 450 triệu đồng một quả.51Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Đồng, SN 1990; trú tại: Cụm 4, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và Lê Hồng Hùng, SN 991; trú tại: Thôn Lộc Thượng, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình về tội “Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật Hình sự.52

Như vậy, hành vi của Nguyễn Quang Đồng chính là môi giới mua bán bộ phận cơ thể người. Vậy câu hỏi đặt ra “nên áp dụng khoản nào, điều nào của luật để xử lí đối với hành vi môi giới trên khi pháp luật chưa quy định”. Thực tế, tội phạm thực hiện hành vi môi giới vẫn bị xử lí về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như vậy việc truy cứu TNHS về hành vi môi giới như trên là chưa phù hợp và hợp lý.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w