Vì mục đích thương mại

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42)

5. Bố cục đề tài

2.3 Khung hình phạt của tộimua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể ngườ

2.3.2.2 Vì mục đích thương mại

Trường hợp phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại được quy đinh tại điểm b khoản 2 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Vì mục đích thương mại là mục đích cuối cùng thúc đẩy hành vi phạm tội của tội phạm, mục đích hướng đến nhằm thu lợi nhuận, lợi ích kinh tế (tiền, lợi ích vật chất…) cho bản thân người phạm tội.

Đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, vì mục đích thương mại ở đây chính là việc sử dụng mô hoặc bộ phận cơ thể người như một loại hàng hóa để đi trao đổi, mua bán để thu lợi nhuận, lợi ích kinh tế chủ yếu là tiền, giấy tờ có giá.

Ví dụ: Nguyễn Quang Đồng được là người cầm đầu đường dây thận. Đồng nhận thấy nhu cầu của người bệnh cần thay thận rất lớn nên Đồng lên mạng xã hội

Facebook liên lạc và thỏa thuận với những người bán về việc mua một quả thận với giá 240 triệu đồng và chịu thêm các chi phí ăn ở, xét nghiệm, nằm viện trong quá trình phẫu thuật. Sau khi tìm được người mua với giá từ 450 đến 500 triệu đồng/quả thận, Đồng sẽ đưa những người bán thận đến chờ ở nhà trọ tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội để chăm sóc và thực hiện hành vi phạm tội.24 Như vậy cho thấy hành vi mua bán thận của Nguyễn Quang Đồng là vì mục đích thương mại mà mục đích cùng hướng đến là lợi nhuận từ sự chênh lệch của hành vi mua bán thận.

2.3.2.3 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp

Trường hợp được quy đinh tại điểm c khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người phải là người có chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp họ được giao thực hiện một công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp được giao để thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xâm phạm đến sức khỏe, an toàn thân thể, tính mạng của người khác.

Ví dụ: Bác sĩ X là một bác sĩ có tiếng trong bệnh viện L. Bác sĩ X ngoài việc chăm sóc cho bệnh nhân, ông còn là người quản lí hồ sơ tình hình bệnh của người bệnh. Nhận thấy bệnh nhân M cần có thận để duy trì sự sống bình thường nên bác X đã hứa sẽ tìm người bán thận cho M. Ngày 14/09/2018, bác sĩ X đã liên hệ với một người chuyên buôn bán thận N để bán thận cho M. Như vậy, hành vi của bác sĩ X đã lợi dụng nghề nghiệp để môi giới trong việc mua bán thận.

Một người thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không liên quan đến chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì không được xem là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Ví dụ: Anh A là một nhân viên ngân hàng, chị B là một họa sĩ, anh C là một tiếp tân khách sạn. Cả A, B và C là một nhóm chuyên mua bán nội tạng. Như vậy, hành vi của A, B và C được xem là hành vi của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và hành vi này không phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiêp để thực hiện việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Những người có chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp thực hiện tội phạm có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức… đối

24 ANTV,“Lật tẩy thủ đoạn của ổ nhóm môi giới mua bán thận”, http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/lat- tay-thu-doan-cua-o-nhom-moi-gioi-mua-ban-than-295880.html (truy cập ngày 12/01/2020).

với các tầng lớp nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.

Ví dụ: A là bác sĩ tại một bệnh viên, thấy B gia đình có điều kiện nhưng bị bệnh gì đó cần thai nội tạng. Được biết C có như cầu kiếm tiền tiêu vặt, nên A đã lên kế hoạch thực hiện việc mua bán này. Như vậy, hành vi của A được xem là hành vi của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và hành vi này lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiêp để thực hiện việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

2.3.2.4 Đối với từ 02 người đến 05 người

Trường hợp phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm d khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thông thường diễn biến của tình tiết phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người

của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đó với người này xong rồi tiếp tục thực hiện với người kia, có thể là thực hiện ngay sau đó.

Ví dụ: Sáng ngày 19/03/2018, anh X mua thận của chị A với giá 150 triệu đồng. Đến chiều cùng ngày, X thực hiện hành vi mổ lấy thận, gan của B và C. Như vậy, hành vi của X được xem là mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đối với từ 02 người đến 05 người.

Trường hợp phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoạt bộ phận cơ thể người được xác định thông qua số lượng người. Nếu một người thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đối với 01 người hoặc từ 06 người trở lên hoặc thực hiện hành vi phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người mà hành vi đó không mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì hành vi này không được xem là phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

2.3.2.5 Phạm tội 02 lần trở lên

Trường hợp phạm tội 02 lần trở lên của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm đ khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Phạm tội 02 lần trở lên là một tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ

sung 2017) vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội.

Pháp luật hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm về “Phạm tội 02 lần trở lên”, nhưng theo một số văn bản hướng dẫn, quan điểm các nhà luật học thì tình tiết này được hiểu như sau:

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 thì quy định: “Phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 02 lần trở lên, nhưng những lần trước chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh đó”.

Theo Đinh Văn Quế cho rằng, “Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử...”25.

Quan điểm khác cho rằng, “Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một bản án.”26

Theo Đỗ Thanh Huyền, “Phạm tội nhiều lần là đã từ hai lần phạm tội đó trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội phạm phải, đồng thời, trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”27

Theo Dương Văn Thịnh cho rằng, “Phạm tội 02 lần trở lên” được xác định: Là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại phần chung của BLHS; Là tình tiết định khung tăng nặng được quy định tạị một số điều luật cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS; Chỉ khi phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội 02 lần trở lên không được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong điều luật cụ thể thì mới được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”.28

25 Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (phần chung), Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.293.

26 Tòa án nhân dân tối cao: Sổ tay Thẩm phán, Nxb. Lao Động, Hà Nội, 2009, tr.118.

27 Đỗ Thanh Huyền: Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2007, tr.23- 29.

28 Dương Văn Thịnh - Phòng 1 – VKSND tỉnh Thái Nguyên: “Cần thống nhất nhận thức áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định của BLHS năm 2015”, Cơ quan điểu tra VKSNDTC,

Như vậy, theo quan điểm người viết thì phạm tội 02 lần trở lên được hiểu là có từ hai lần trở lên phạm tội, phạm cùng một tội, mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố CTTP và trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì tình tiết phạm tội 02 lần trở lên được hiểu là người phạm tội đã thực hiện hơn một lần về hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, mỗi lần thực hiện hành vi đó đều đủ CTTP và chưa bị truy cứu TNHS về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.29

Ví dụ: Lần thứ nhất A thực hiện hành vi chiếm đoạt thận của B, lần thứ hai A tiến hành đi mua thận của C với giá 150 triệu đồng, lần thứ ba A tiến hành mổ, tách để chiếm đoạt mô của D. Như vậy, A đã phạm tội từ 02 lần trở lên. Mỗi lần thực hiện những hành vi trên A đều đủ CTTP, nhưng A vẫn chưa bị truy cứu TNHS về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

2.3.2.6 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Trường hợp phạm tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy đinh tại điểm e khoản 2 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác được hiểu là người phạm tội trong quá trình thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đã gây ra thương tích, tổn hại sức khỏe cho nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thông qua việc mổ, ghép, tách mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Ví dụ: Ngày 20/12/2018, anh A thực hiện hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người của nạn nhân thông qua việc mổ lấy thận của chị B. Hành vi này đã làm gây ra cho chị B bị tổn thương cơ thể 39%. Như vậy, hành vi của anh A đủ truy cứu TNHS theo tình tiết “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

2.3.3 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 154 BLHS 2015 (sửađổi, bổ sung 2017) đổi, bổ sung 2017)

Tại khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

29 Theo Dương Văn Thịnh “Cần thống nhất nhận thức áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định của BLHS năm 2015”, Báo VKS TC, https://coquandieutravkstc.gov.vn/can-thong-nhat-nhan-thuc-ap-dung-tinh-

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm”.

Như vậy, đối với những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác thuộc các trường hợp như có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đối với 06 người trở lên; gây chết người; tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ chịu mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mức phạt này cho thấy, những hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thuộc những trường hợp trên là những hành vi gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng và người phạm tội thực hiện những hành vi trên sẽ thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tại khoản 3 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng nêu ra các tình tiết tăng nặng TNHS đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Cụ thể đối với các trường hợp sau:

2.3.3.1 Có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội.

Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

“Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích. Người phạm tội

đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.30

Như vậy, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp nghĩa là một người thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xem đó là một nghề để kiếm sống, tạo ra thu nhập, không phụ thuộc vào việc thu nhập đó cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hay không, miễn nó được xem là một nghề và người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người từ năm lần trở lên, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích.

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc mua bán nội tạng. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ mua bán thận, mô của nhiều nạn nhân và đem lại cho bản thân hàng trăm triệu đồng trong mỗi vụ. Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" về tội mua bán, chiếm

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w