5. Bố cục đề tài
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện tộimua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
3.3.1.1 Điều chỉnh quy địnhtại khoản 1 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với bất cập trong
2017) đối với bất cập trong việc xử lý hành vi môi giới và không nên xem xét mô là một đối tượng tác động của hành vi phạm tội
Tại khoản 1 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”. Người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung về quy định đối với hành vi môi giới và bỏ đối tượng tác động là mô. Như vậy khoản 1 Điều này là: “Người nào mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác; môi giới trong việc mua bán bộ phận cơ thể người khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.
Cần có văn bản hướng dẫn giải thích hành vi môi giới trong việc mua bán bộ phận cơ thể người. Theo người viết xin kiến nghị giải thích: “Môi giới trong việc mua bán bộ phận cơ thể người là hành vi trung gian giữa người bán và người mua, nhằm cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thỏa thuận về việc mua bán bộ phận cơ thể người; từ đó, người môi giới được hưởng lợi ích bất hợp pháp từ hành vi mua bán bộ phận cơ thể người”.
Đối với giải pháp này góp phần xử lý nghiêm khắc, răn đe đối với người môi giới trong việc thực hiện hành vi mua bán bộ phận cơ thể người. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan áp dụng pháp luật dựa vào đó truy cứu TNHS đối với người môi giới mua bán bộ phận cơ thể người, không để họ lợi dụng vào khe hở pháp luật để tìm kiếm lợi ích từ hoạt động phi pháp.
3.3.1.2 Điều chỉnh quy định chế tài áp dụng đối với hai tình tiết “gây chết người” của tội mua bán người, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” của tội giết người cho tương xứng
Tại khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Đối với tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, để tạo sự tương xứng trong khung hình phạt của hai tình tiết “gây chết người” của tội mua bán người, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” của tội giết người thì người viết kiến nghị bổ sung thêm hình phạt tử hình tại tại khoản 3 Điều
154 như sau: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Việc nâng cao hình phạt lên mức tử hình tại khoản 3 Điều 154 không chỉ tạo sự răn đe mà còn tạo sự cân xứng giữa các khung hình phạt, xử lý tội phạm nghiêm khắc