Phạm tội thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 4 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 51 - 53)

5. Bố cục đề tài

2.3 Khung hình phạt của tộimua bán, chiếm đoạt mô hoăc bộ phận cơ thể ngườ

2.3.4 Phạm tội thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 4 Điều 154 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

đổi, bổ sung 2017)

“Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.36

Theo Điều 32 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các hình phạt đối với người phạm tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên trong BLHS hiện hành này, nhiều tội chỉ quy định hình phạt chính mà không có hình phạt bổ sung như “Tội hành hạ người khác” tại Điều 146, “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” tại Điều 185, “Tội làm nhục đồng đội” tại Điều 397,… Bên cạnh đó, nhiều tội có quy định về hình phạt bổ sung như “Tội giết người” tại Điều 123, “Tội hiếp dâm” tại Điều 141, “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” tại Điều 154,…

35 Điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 36 Khoản 3 Điều 32 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với hình phạt bổ sung của “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” thìđược quy địnhtại khoản 4 Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, đối với những hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì ngoài hình phạt chính được áp dụng thì người phạm tội có thể bị áp dụng kèm một số hình phạt bổ sung sau đây: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.37

Việc quy định hình phạt bổ sung trong tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người rất quan trọng. Bởi vì hình phạt bổ sung không những giúp củng cố, hỗ trợ và tăng cường cho kết quả đạt được trong việc áp dụng hình phạt mà hình phạt bổ sung còn tạo điều kiện cho tòa án có thêm sự lựa chọn biện pháp phù hợp để xử lý triệt để và công bằng đối với người bị kết án về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nhằm đạt được mục đích của hình phạt.

Từ việc phân tích các chế tài trong khung hình phạt tại Điều 154 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” cho thấy tùy vào tính chất, hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan, việc quy định chế tài trong BLHS nói chung và tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nói riêng thì chế tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, chế tài còn thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,... trong giai đoạn hiện nay.

2.4 So sánh tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với một số tội khác trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Ở phần này, người viết sẽ đi vào phần so sánh tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với một số tội khác trong BLHS. Ngoài việc dễ dàng hơn trong việc nhận dạng hai tội này thì người viết sẽ phân tích để cho thấy mức độ hành vi phạm tội của hai tội này là rất nghiêm trọng, đã trực tiếp xâm hại đến quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người. Từ đó, thể hiện tinh thần người viết với mong muốn cần có mức án nghiêm khắc, cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội với một thời hạn thích hợp mới đảm bảo được tính răn đe và phòng ngừa chung của loại tội phạm này.

2.4.1. So sánh tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)với tội mua bán người (Điều 150) trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Một phần của tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w