Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ số về kết quả hoạt động huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 26 - 33)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ số về kết quả hoạt động huy

động huy động vốn và khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động vốn,khảo sát về các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của các nhà quản lý:

Hiệu quả công tác huy động nguồn vốn còn được đánh giá thông qua mối quan hệ cân đối với nhu cầu cho vay. Bởi một trong các chức năng chính của ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng thương mại thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số vốn huy động được để đầu tư, cho vay, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,… góp phần phát triển kinh tế xã hội và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu nguồn vốn ngân hàng huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải gánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi phí cơ hội không đáng có.

NHTM được đánh giá đạt hiệu quả huy động vốn cao khi quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu với chi phí hợp lý và có mức chênh lệch lãi suất bình quân đảm bảo đủ bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

1.2.2.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ số về kết quả hoạt động huy động vốn :

Để việc đánh giá về hiệu quả về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng được chính xác và đầy đủ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn

𝐓ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ưở𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ 𝐓𝐆 𝐧ă𝐦 𝐓 + 𝟏

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ 𝐓𝐆 𝐧ă𝐦 𝐓 ∗ 100%

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởn vốn bình quân hệ thống.

Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch huy động vốn

Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch HĐV tiền gửi thể hiện khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do trụ sở chính giao qua các năm. Căn cứ vào tình hình kế hoạch kinh doanh tổng thể của ngân hàng đề ra hàng năm cụ thể là xem xét nhu cầu mua bán vốn nội bộ, vốn tăng trưởng tín dụng cao hay thấp rồi từ đó đề ra kế hoạch huy động vốn tiền gửi thích hợp. Chỉ tiêu này còn thể hiện vị thế của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng khác, nếu tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng.

𝐌ứ𝐜 độ 𝐭𝐡ự𝐜 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐤ế 𝐡𝐨ạ𝐜𝐡 = 𝐍𝐕𝐇Đ 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế

Bên cạnh đó, chỉ tiêu thực hiện kế hoạch HĐV tiền gửi thể hiện quyết tâm phấn đấu của tập thể ban lãnh đạo cùng nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhân viên trong công tác huy động vốn tiền gửi góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ này.

Tỷ trọng các sản phẩm huy động vốn

Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa, thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động.

𝐓ỷ 𝐭𝐫ọ𝐧𝐠 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ = 𝐊𝐡ố𝐢 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ ∗ 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng= (Khối lượng VHĐ theo đối tượng)/(Tổng NVHĐ )*100

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn= (Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn)/(Tổng NVHĐ)*100

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= (Khối lượng VHĐ theo loại tiền)/(Tổng NVHĐ)*100

Trong đó:

VHĐ : Vốn huy động

NVHĐ : Nguồn vốn huy động

Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch lãi suất bình quân (LSBQ) là chênh lệch giữa lãi suất bình quân cho vay và lãi suất bình quân tiền gửi, chỉ số này là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng. Chúng chỉ ra năng lực của Ban giám đốc và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu từ các khoản cho vay so với mức tăng của chi phí như chi phí trả lãi cho tiền gửi. Đồng thời nó cũng đo lường độ cạnh tranh của các ngân hàng, sự cạnh tranh lành mạnh và gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi buộc Ban giám đốc cố gắng tìm ra các biện pháp khác như tăng thu từ các hoạt động dịch vụ mới nhằm bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.

Chênh lệch LSBQ = LSBQ cho vay − LSBQ huy động

Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động tiền gửi

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh và đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng.

𝐊𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐬ử 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 = 𝐃ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲

Quy mô vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Huy động vốn quá nhiều sẽ gây lãng phí, trong khi huy động vốn quá ít sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu tư, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Quy mô vốn huy động phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Để đảm bảo cân đối vốn trong quá trình kinh doanh thì các ngân hàng nên coi sử dụng vốn là điều kiện để huy động vốn. Các ngân hàng cần phải dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong từng thời kỳ để ước lượng nhu cầu vốn, từ đó lên kế hoạch cho phù hợp.

Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động tiền gửi là đại diện cho tính thanh khoản của ngân hàng. Nó đại diện cho khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, tuy nhiên không nên để tỷ lệ này quá cao sẽ làm mất an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Tại điều 21 thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 có quy định tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động tối đa 90% đối với ngân hàng vốn nhà nước.

Tăng trưởng số lượng khách hàng

Tăng trưởng số lượng khách hàng thể hiện khả năng mở rộng quy mô khách hàng giao dịch, khả năng chiếm lĩnh địa bàn, uy tín của ngân hàng qua các năm. Cho thấy số lượng khách hàng biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng phục vụ của ngân hàng, điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi và khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Bên cạnh việc gia tăng số lượng khách hàng mới trong bối cảnh số lượng các NHTM ngày càng nhiều thì càng khó khăn hơn. Tìm kiếm được khách hàng đã khó, việc giữ chân khách hàng còn khó hơn, vì vậy song song với mở rộng, chúng ta cần tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ tốt khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống, khách hàng VIP,… từ đó mở rộng khả năng huy động vốn tiền gửi ngày càng tốt hơn

𝐓ăng trưởng KH = Số lượng khách hàng TG năm T + 1

Bảng 1.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

STT Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa

1 Tăng trưởng NVHĐ 𝐓ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ưở𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ 𝐓𝐆 𝐧ă𝐦 𝐓 + 𝟏 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐇Đ 𝐓𝐆 𝐧ă𝐦 𝐓 ∗ 100%

Tỷ lệ này đo lường khả năng huy động tiền gửi của ngân hàng tăng hay giảm.

2 Thực hiện kế hoạch huy động vốn tiền gửi 𝐌ứ𝐜 độ 𝐭𝐡ự𝐜 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐤ế 𝐡𝐨ạ𝐜𝐡 = 𝐍𝐕𝐇Đ 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế 𝐍𝐕𝐇Đ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐤ế 𝐡𝐨ạ𝐜𝐡∗ 100%

Tỷ lệ này đo lường mức độ thực hiện kế hoạch huy động vốn tại ngân hàng.

3 Tỷ trọng các sản

phẩm tiền gửi 𝐓ỷ 𝐭𝐫ọ𝐧𝐠 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ

= 𝐊𝐡ố𝐢 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐇Đ ∗ 100%

Tỷ lệ này đo lường khả năng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng.

4 Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch LSBQ

= LSBQ cho vay – LSBQ tiền gửi

Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động huy động vốn để cho vay của ngân hàng. 5 Tỷ lệ cho vay/ HĐV tiền gửi 𝐊𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐬ử 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 =𝐃ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 𝐇Đ𝐕 𝐭𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 ∗ 100%

Tỷ lệ này đo lường khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của ngân hàng. 6 Tăng trưởng số lượng khách hàng 𝐓ăng trưởng KH = Số lượng khách hàng TG năm T + 1 Số lượng khách hàng TG năm T ∗ 100%

Tỷ lệ này đo lường khả năng qui mô số lượng khách hàng huy động tiền

gửi của ngân hàng tăng hay giảm.

1.2.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng và khảo sát các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các nhà quản lý ngân hàng:

Parasuraman & các cộng sự (1988) đã xây dựng và kiểm định thang đo năm thành phần của chất lượng dịch vụ, gọi là thang đo SERVQUAL. Thang đo đã được các tác giả kiểm nghiệm và điều chỉnh nhiều lần, và kết luận rằng nó là thang đo phù hợp cho mọi loại hình dịch vụ (Parasuraman & các cộng sự, 1991). Thang đo SERVQUAL cuối cùng gồm 5 thành phần:

✓ Thành phần tin cậy: thể hiện khả năng đáng tin cậy và chính xác khi thực hiện dịch vụ

✓ Thành phần đáp ứng: thể hiện cung cấp dịch vụ kịp thời và sẵn lòng giúp đỡ khách hàng.

✓ Thành phần năng lực phục vụ: thể hiện trình độ chuyên môn và sự lịch lãm của nhân viên, tạo niềm tin tưởng cho khách hàng.

✓ Thành phần đồng cảm: thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.

✓ Thành phần phương tiện hữu hình: thể hiện bên ngoài cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ truyền thông.

Mô hình năm thành phần chất lượng và thang đo SERVQUAL bao phủ khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất lượng của một dịch vụ. Parasuraman & các cộng sự (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy và có thể được ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, như đã giới thiệu mỗi ngành dịch vụ cụ thể có những đặc thù riêng của chúng.

thang đo chính xác mà trong đó các biến quan sát đều có ý nghĩa đối với tất cả sự đa dạng của công ty dịch vụ. Trong quá trình thiết kế thang đo, các tác giả này chỉ giữ lại những câu nào phổ biến và thích hợp với tất cả các công ty dịch vụ trong nghiên cứu (ngân hàng, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty sữa chữa và bảo trì, công ty điện thoại),…Vì lý do này, một số biến quan sát “tốt” phù hợp với một số nhưng không phải với tất cả công ty dịch vụ thì bị loại bỏ.

Do đó, căn cứ vào kinh nghiệm thực tế trong quá trình hoạt động, tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu phù hợp để khảo sát các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các nhà quản lý ngân hàng và mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động huy động vốn sẽ được trình bày ở chương 2.

1.2.3. Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn

HĐV từ KH là cơ sở chính để NHTM thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế – đây là nguồn gốc sâu xa của mọi lợi nhuận và phát triển trong hoạt động kinh do- anh của NHTM. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các NHTM phải vạch ra một chiến lược HĐV đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của NHTM trong từng thời kỳ hay còn gọi là hoạt động cân đối vốn. Hoạt động này giúp NHTM nắm bắt được thực trạng về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong từng thời kỳ và đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp trong trường hợp bị thiếu hụt nguồn vốn. Bởi vì, trong hoạt động kinh doanh NH, mỗi yêu cầu xin vay được đáp ứng thường đồng nghĩa với việc sẽ có thêm những khoảng tiền gửi mới cũng như những yêu cầu về các loại hình dịch vụ khác của NH. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập đến mối tương quan giữa HĐV và sử dụng vốn để cho vay nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 26 - 33)