7. Cấu trúc của đề tài
1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
tiền gửi thường phát triển nhanh trong các thời kỳ hưng thịnh của chu kỳ sản xuất so với các giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn hưng thịnh, kinh tế phát triển, chi phí tiêu dùng tăng dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ của các hãng sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Chính sự gia tăng này đã làm tăng các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NH. Ngược lại, sự giảm giá của các hàng hóa dịch vụ sẽ dẫn đến sự suy giảm các khoản tiền gửi của họ.
Mức độ hoạt động kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế mà còn ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của dân cư vào hệ thống NHTM. Trong giai đoạn kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập của người dân sẽ được đảm bảo và có xu hướng gia tăng, khi đó nhu cầu tích lũy của người dân sẽ cao hơn. Đây là cơ sở đầu tiên cho việc quyết định lựa chọn các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán hay gửi tiền vào NH của người dân. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng tích trữ tiền mặt, vàng hoặc ngoại tệ để đảm bảo an toàn tài sản. Chính sự tích lũy này đã ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của tiền gửi vào hệ thống NHTM.
- Tình hình chính trị – xã hội
Tình hình chính trị – xã hội của một quốc gia có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư và người dân. Một quốc gia có tình hình chính trị – xã hội ổn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Đây là tiền đề cho sự tăng trưởng các khoản tiền gửi NH. Ngược lại, đối với một quốc gia có tình hình chính trị – xã hội bất ổn sẽ làm cho các hoạt động kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo. Kết quả là làm hạn chế tăng trưởng quy mô tiền gửi của NHTM.
sự giám sát của pháp luật. Tuy nhiên, ít có ngành nghề nào bị giám sát chặt chẽ như ngành NH. Đó là bởi vì các NHTM nắm giữ số một số lượng lớn tiền gửi của hàng triệu người; cung ứng tín dụng có ích cho mỗi người dân, mỗi DN và liên quan chặt chẽ đến nguồn cung ứng tiền tệ của quốc gia. Vì những yếu tố đó, việc giám sát NHTM xem chúng có hoạt động phù hợp với các quy định hành chính và pháp luật là để đảm bảo lợi ích của cộng đồng. Chính vì thế, yêu cầu đối với khung pháp lý đối với các định chế tài chính nói chung và đối với các NHTM nói riêng là phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng. Ngoài ra, các tiêu chuẩn xây dựng khung pháp lý cũng phải được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH. Chính việc này sẽ làm cho tâm lý của các nhà đầu tư và người dân trở nên bất ổn. Kết quả là việc gửi tiền vào hệ thống NHTM không phải là chọn lựa của KH.
- Môi trường cạnh tranh
Mặc dù các NHTM đã và đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh, nhưng những năm gần đây, cạnh tranh đã được đẩy lên chưa từng thấy. Thực tế đã cho thấy, sự bùng nổ các định chế tài chính đã làm cho các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác như các quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và cả bưu điện. Về mặt lý thuyết, sức cạnh tranh này chính là động lực cho sự phát triển ngành NH. Tuy nhiên, về mặt thực tế, nó lại làm cho thị phần HĐV của các NHTM bị chia sẻ và từ đó, ảnh hưởng đến quy mô tiền gửi chảy vào hệ thống NHTM.
- Tâm lý và thói quen của người dân
Tâm lý xã hội và thói quen của người dân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán hiện đại qua NH nói chung và tốc độ tăng trưởng HĐV nói riêng. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,… người dân có thói quen sử dụng tài khoản NH để thanh toán cho các
hàng hóa và dịch vụ. Chính thói quen này của người dân đã làm cho một lượng lớn tiền gửi giao dịch chảy vào hệ thống NH.
Ngược lại, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một số lượng lớn người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Chính điều này đã làm cản trở quá trình khai thác vốn của các NHTM.