Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 47 - 59)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

động vốn,Ban lãnh đạo hàng quý có chính sách để khuyến khích cá nhân có thành tích huy động vốn cao và vượt chỉ tiêu.Tuy nhiên, Phòng kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng là bộ phận quan trọng trong công tác huy động vốn,nắm bắt được tâm lý khách hàng và tư vấn các sản phẩm huy động giúp khách hàng lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu.Do đó, các giao dịch viên thuộc phòng kế toán đều có trình độ trên đại học trở lên, và được Agribank đào tạo, bổ túc nghiệp vụ thường xuyên để kịp thời cập nhập các sản phẩm mới của ngân hàng.

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai Lai

Hiện nay, Agribank Đông Gia Lai cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện có của một NHTM hiện đại, bao gồm:

- Nhận tiện gửi, bằng đồng Việt Nam (VND) từ TCKT – XH và cá nhân với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn.

- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng như ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND. Cho vay cá nhân và hộ gia đình có đảm bảo bằng tài sản; cho vay tiêu dùng; cho vay du học sinh…

- Phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ Quốc tế Visa và Mas- ter… Thanh toán thẻ Visa, thẻ Master qua hệ thống POS.

- Cung ứng dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ thanh toán hóa đơn, sản phẩm dịch vụ qua hệ thống POS, qua mạng SMS Banking và internet Banking.

2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

2.1.4.1 Thực trạng huy động vốn

Huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng. Việc huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh một cách liên tục, đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế . Nếu xét về thành phần kinh tế, vốn huy động của ngân hàng gồm vốn huy động từ cá nhân và tổ chức khác trong nền kinh tế. Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai luôn có sự đổi mới trong các hình thức huy động, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Các hình thức huy động vốn được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai là: tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp.

Bảng 2.1Các sản phẩm huy động đến 30/06/2018 của Agribank Đông Gia Lai Đối tươ ̣ng khách hàng Sả n phẩm huy đô ̣ng

Khách hàng cá nhân

Tiền gửi không kỳ hạn cá nhân Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tích lũy

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ Tiết kiê ̣m linh hoa ̣t

Tiết kiê ̣m an sinh

Tiết kiệm gửi góp hàng tháng

Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ Tiết kiệm học đường

Tiết kiệm hưu trí

tổ chức Tiền gửi có kỳ hạn tồ chức

(Nguồn: Phòng Dịch vụ &Marketting Agribank Đông Gia Lai)

Mặc dù Ban nghiên cứu sản phẩm dịch vụ của Agribank ban hành rất nhiều sản phẩm để huy động vốn nhưng tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai chỉ phát triển một số sản phẩm thông dụng như: Tiền gửi không kỳ hạn cá nhân, Tiết kiê ̣m an sinh, Tiết kiê ̣m linh hoa ̣t, một số ít gửi Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ. Còn đối với khách hàng là tổ chức, Agribank chi nhánh Đông Gia Lai khai thác không hiệu quả ở mảng huy động vốn, nguyên nhân là sản phẩm tiện ích dịch vụ của Agribank dành cho khách hàng tổ chức còn hạn chế; Ví dụ: Khách hàng tổ chức mở tài khoản tại Agribank không thể sử dụng dịch vụ Internetbanking để giao dịch tại nhà mà buộc phải đến quầy giao dịch, trong khi đó những ngân hàng bạn như BIDV hay Vietcombank hạn mức giao dịch tại nhà lên đế hàng trăm triệu đồng. Đó cũng là mặt hạn chế cuả Agribank.

Trước tình hình đó, Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai đã có những đổi mới cần thiết trong chính sách huy động vốn, tập trung khai thác hiệu quả ở mảng khách hàng cá nhân.Chính vì vậy, Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai là đơn vị có nguồn vốn huy động ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn qua 3 năm của chi nhánh

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016

Tăng/giảm Năm 2017 Tăng/giảm

Tổng nguồn vốn 199 283 +84 251 -32

Vốn huy động 181 258 +77 231 -27

Tỷ lệ % 90,95% 91,16% 92,03%

(Nguồn: BCTC của chi nhánh từ 2015 đến 2017)

Đối với Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai với lợi thế lâu đời và vị trí thuận lợi thì tình hình huy động vốn trong năm 2017 cũng khá khả quan. Trong năm 2017

vốn huy động được là 231 tỷ đồng, trong đó vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm là 217 tỷ đồng chiếm 93% và vốn từ tiền gửi của tổ chức kinh tế là 16 tỷ đồng chiếm 7%.

Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động do chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ sau khi NHNN áp dụng trần lãi suất huy động, việc huy động vốn không còn ồ ạt chạy đua lãi suất như những năm trước đó thì nguồn vốn trong nền kinh tế dịch chuyển sang những mảng đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán,…Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp tăng cường huy động vốn, liên tục tiếp thị, khuyến mãi, tung ra những gói lãi suất cạnh tranh cho nên công tác huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai trong những năm qua vẫn tăng trưởng.

Nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 181 tỷ đồng, năm 2016 đạt 258 tỷ đồng tăng 77 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 42,58%. Nguồn vốn huy động năm 2017 đạt 231 tỷ đồng, giảm 27 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 10,56% . Nguyên nhân giảm một phần do cà phê liên tục rớt giá, một phần do thị trường bất động sản tại địa bàn ngày càng sôi động, khiến chuyển dịch vốn từ gửi tiết kiệm sang đầu tư bất động sản. Công tác huy động vốn của Agribank – Agri- bank – chi nhánh Đông Gia Lai những năm qua được đánh giá là khá tốt, sự tăng trưởng qua các năm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn, từ đó giúp chi nhánh hoàn thành những nhiệm vụ, chỉ tiêu mà cấp trên giao cho, góp phần vào hoạt động ổn định và sự phát triển của chi nhánh.

Đây là nỗ lực rất lớn của Agribank– chi nhánh Đông Gia Lai trong bối cảnh nền kinh tế đang có chiều hướng xấu và phải chịu sự canh tranh gây gắt của các NHTMCP khác. Qua đó cũng khẳng định được uy tín, thương hiệu của Agribank trên thương trường.

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn và huy động từ 2015-2017

Qua biểu đồ trên ta thấy so với tổng nguồn vốn kinh doanh thì lượng vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2015 là 90,95%, năm 2016 là 91,16% và năm 2017 là 92,03%.

Để đạt được mức tăng trưởng như vậy là nhờ chi nhánh đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện rất thành công công tác và chính sách huy động vốn thu hút được nhiều nguồn khác nhau giúp chi nhánh có vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và khẳng định huy động vốn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của chi nhánh, điều này đã được thể hiện rõ thông qua mức huy động vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng.

Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh theo thành phần kinh tế

199 283 251 181 258 231 0 50 100 150 200 250 300 2015 2016 2017

Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 85%) và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngân hàng thương mại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: BCTC của chi nhánh năm 2015, 2016 và 2017)

Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác.

Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TGTK của dân cư 159 87,85% 243 94,19% 215 93,07% Tiền gửi của TCKT 22 12,15% 15 5,81% 16 6,93% Tổng 181 100% 258 100% 231 100%

Biểu đồ 2.3Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Quan sát biểu đồ 2.3 ta thấy rất rõ hiện nay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Và đó cũng chính là nội dung tôi sẽ phân tích dưới đây.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là hình thức huy động truyền thống của các ngân hàng, là nguồn lớn nhất trên thị trường tiền tệ nhàn rỗi (thường từ 60-80%) đặc biệt là nguồn tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao bởi chính dân cư mới là chủ thể tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế sản xuất đa dạng, ngoài “của ăn” dân

0 50 100 150 200 250

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

159 243 215 22 15 16 tỷ đồng Năm

TGTK của dân cư Tiền gửi của TCKT

Năm 2015

TGTK của dân cư Tiền gửi của TCKT

Năm 2016

TGTK của dân cư Tiền gửi của TCKT

Năm 2017

TGTK của dân cư Tiền gửi của TCKT

còn tích lũy được “của để” do đó sự biến động của nguồn vốn này có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, chi nhánh huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Để đạt được kết quả tốt nhất chi nhánh còn đưa ra mức lãi suất hợp lý và thực hiện các biện pháp để khai thác tối đa nguồn vốn này như: thủ tục gửi tiền đơn giản, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch…

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại chi nhánh từ 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 144 90,57% 208 85,60% 126 58,60%

Trung và dài hạn 15 9,43% 35 14,40% 89 41,40%

Tổng 159 100% 243 100% 215 100%

(Nguồn: BCTC của chi nhánh năm 2015, 2016 và 2017)

Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta có thể thấy tiền gửi ngắn hạn qua các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trung và dài hạn vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn. Bên cạnh đó, họ ngại gửi tiền dài hạn vì không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất. Về phía ngân hàng đã không có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền gửi trung và dài hạn. Việc huy động tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.

Biểu đồ 2.4.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm từ 2015 đến 2016 rất thấp. Một cơ cấu huy động theo kỳ hạn như vậy là chưa phù hợp, thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2017, tỷ trọng này gia tăng một cách bất ngờ. Tiền gửi trung và dài hạn trong năm 2017 chiếm 41%.

Cũng trong năm 2017, Agribank bắt đầu triển khai hình thức tiền gửi tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi tháng, lãi quý. Với hình thức này, mặc dù kỳ hạn trên lý thu- yết là 13 tháng, nhưng thực tế định kỳ đáo hạn của tiền gửi có thể là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng tùy theo kỳ hạn lãnh lãi và gốc khách hàng chọn, lãi suất có phần cao hơn tiền gửi tiết kiệm thông thường kỳ hạn tương ứng và khách hàng có thể rút vốn một cách linh hoạt. Ngắn hạn Trung dài hạn 0 50 100 150 200 250 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 144 208 126 15 35 89 tỷ đồng Năm Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2015 Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2016 Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2017 Ngắn hạn Trung dài hạn

Chính vì những ưu điểm và lợi ích có được từ loại hình tiền gửi này nên khách hàng tham gia rất đông. Như vậy, tiền gửi loại này vẫn có kỳ hạn thống kê là trung hạn trong khi kỳ hạn thực tế là ngắn hạn. Điều này lý giải vì sao chỉ sau một năm, khả năng huy động tiền gửi trung và dài hạn của Agribank lại gia tăng vượt bậc như vậy. Chi nhánh có thể có lợi về mặt chi phí huy động vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trung hạn thấp hơn so với tiền gửi ngắn hạn và việc duy trì loại hình tiền gửi này thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì tính linh hoạt của nó. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần đưa ra những giải pháp gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn thực tế về cả quy mô lẫn tỷ trọng để gia tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2017 tăng 6,68%-mức cao nhất trong 5 năm qua, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu Á và thế giới.Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy hệ thống các ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)